Đọc Atlat địa lí: Đọc lát cắt địa hình

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN BD HSG ĐỊA 9 (Trang 38 - 39)

1. Hãy sử dụng Atlat địa lí VN dựa vào sơ đồ lát cắt AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa Thái Bình. Rút ra đặc điểm địa hình cửa Thái Bình. Rút ra đặc điểm địa hình

* Bước chung khi phân tích lát cắt:

- Nhận xét hướng lát cắt và xác định lát cắt ở miền tự nhiên nào?

- Nhận xét dạng địa hình trong mỗi lát cắt: Đặc điểm của mỗi dạng (độ cao, đỉnh, sườn, thung lũng rộng, hẹp, dốc hay bằng)

- Kết luận chung về địa hình ở đó (dạng chủ yếu, hướng nghiêng) * Trả lời:

- Lát cắt AB theo hướng Tây bắc- đông nam qua các khu Việt Bắc, khu Đông bắc, khu đồng bằng Bắc bộ, ở trong miền tự nhiên miền bắc và đông bắc Bắc bộ

- Nhìn vào lát cắt ta thấy có đầy đủ các dạng địa hình khi đi từ TB- ĐN ta gặp:

+ Trước hết là khu Việt Bắc địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên có độ cao chủ yếu < 1000m

+ Có một số đỉnh núi cao >1000m như núi Phia Biooc

+ Núi và sơn nguyên sườn khá dốc có nhiều sông ngòi chảy qua

+ Tiếp theo là khu Đông bắc chủ yếu là đồi núi thấp dưới 500m với đỉnh tròn sườn thoải, có nhiều núi và cánh cung đi qua: cánh cung Ngân Sơn, Bắc sơn, có những cánh đồng xen kẽ núi

+ Khu đồng bằng Bắc bộ với địa hình đồng bằng bề mặt không bằng phẳng ở phía Tây bắc: mấp mô, có nhiều sông ngòi chảy qua

- Lát cắt AB với địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích song chủ yếu là đồi núi thấp, hướng nghiêng của địa hình cao ở Tây bắc thấp dần ở phía Đông nam

2. Lát cắt CD từ biên giới Việt Trung núi Phan Xi Păng, núi Phu Pha Phong đến sông Chu Chu

- Lát cắt CD theo hướng TB- ĐN qua các khu vực: Khu Hoàng Liên Sơn, khu Tây bắc, khu hoà bình thanh hoá ở trong miền tây bắc và bắc trung bộ

- Nhìn vào átlát ta thấy có đầy đủ các loại địa hình khi đi từ đông bắc xuống tây nam ta gặp: + Trước hết là khu Hoàng Liên Sơn địa hình chủ yếu là đồi núi có độ cao lớn

+ Có một số đỉnh núi cao >2000m như Phan Xi Păng 3143m, Phu Luông 2985m + Đồi núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, có nhiều thung lũng sâu

+ Tiếp theo là khuTây bắc chủ yếu là cao nguyên <1000m có đỉnh tròn sườn khá dốc, sông Đà

+ Cuối cùng là khu Hoà Bình- Thanh Hoá chủ yếu là địa hình đồi núi và đồng bằng, đồi núi <1000m có đỉnh nhọn, sườn dốc, đồng bằng hẹp

- Lát cắt CD với địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích, hướng nghiêng của địa hình cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam

- Lát cắt đại diện cho địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

---

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN BD HSG ĐỊA 9 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w