- Tập trung ở một số vùng có lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, cơ sở hạ tầng
- Có mức độ tập trung CN cao nhất là vùng Đông nam bộ và đồng bằng sông Hồng
- Thành phố HCM và Hà Nội là 2 trung tâm CN lớn nhất cả nước có cơ cấu ngành đa dạng
- Các trung tâm CN quan trọng: Atlat địa lí
7. Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
a. Cơ cấu ngành dịch vụ nước ta
Dịch vụ sản xuất GTVT, thông tin liên lạc Tài chính tín dụng
Kinh doanh tài sản, tư vấn, qcáo Dịch vụ Dịch vụ tiêu dùng Thương nghiệp, sửa chữa… Khách sạn, nhà hàng
Cá nhân, công đồng Dịch vụ công cộng GD, KHCN, y tế
Quản lí, nhà nước, đoàn thể, BH Kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ càng đa dạng
b.. Vai trò của dịch vụ
1. Đối với sản xuất
- Phục vụ thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài
2. Đối với đời sống
- Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân (ăn uống, học hành, giải trí, chữa bệnh…) - Sự phát triển dịch vụ góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tạo nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế
c. Đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ nước ta
*. Đặc điểm phát triển
- Khu vực dịch vụ nước ta chiếm khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5% trong cơ cấu GDP (2002)
- Trong điều kiện mở cửa của nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngành dịch vụ nước ta có tốc đọ phát triển khá nhanh và ngày càng đa dạng, có nhiều cơ hội vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế
* Đặc điểm phân bố
- Ngành dịch vụ nước ta phân bố không đều trên lãnh thổ do phụ thuộc vào sự phân bố dân cư và sự phát triển kinh tế
- HN, thành phố HCM là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta do có nhiều ưu thế:
+ Vai trò là thủ đô Hà Nội, trung tâm KT lớn phía Nam + Là hai đầu mối GTVT, thông tin liên lạc lớn nhất nước ta
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng phát triển hơn các cơ sở khác trong cả nước
+ Là hai thành phố lớn nhất, đông dân nhất nước ta, là hai trung tâm có nhiều ngành KT, tập trung nhiều trường đại học, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu và là hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất nước ta
8.Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông *. Giao thông vận tải
1. ý nghĩa:
- GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành sản xuất và sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường.
- Thực hiện mối liên hệ KT trong và ngoài nước, tạo điều kiện để các vùng khó khăn có cơ hội ptriển.
2. GTVT ở nước ta đã ptriển đầy đủ các loại hình. - Có đủ các loại hình vận tải
- Vận tải đường bộ có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hoá vận chuyển, đảm đương chủ yếu nhu cầu vận tải trong nước.
- Đường hàng không có tỉ trọng tăng nhanh nhất
*. Bưu chính viễn thông.
- Là phương tiện quan trọng để tiếp thu các tiến bộ của KHKT.
- Cung cấp kịp thời các thông tin cho việc điều hành các hoạt động kinh tế – xã hội. - Phục vụ việc vui chơi giải trí và học tập của nhân dân.
- Góp phần đưa nước ta nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
9. Thương mại và du Lịch.* Thương mại * Thương mại
1. Nội thương
- Hiện nay hoạt động nội thương đã có thay đổi căn bản: cả nước là một thị trường thống nhất, hàng hoá dồi dào đa dạng, lưu thông tự do.
- Mạng lưới lưu thông hàng hoá có ở khắp các địa phương
- Hệ thống nội thương phân bố rộng khắp nhưng chênh lệch giữa các vùng: ĐNB có mức ptriển cao nhất, Tây Nguyên có mức ptriển thấp nhất.
- Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn, đa dạng nhất nước ta.
2. Ngoại thương
- Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất nước ta.
- Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng SX, nâng cao chất lượng, cải thiện đời sống…
- Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng nông, lâm, thuỷ sản, hàng CN nhẹ, tiểu thủ CN, khoáng sản.
- Nước ta đang nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và một số mặt hàng tiêu dùng.
- Hiện nay nước ta quan hệ buôn bán chủ yếu với thị trường khu vực Châu á- Thái Bình Dương.
* Du lịch
- Vai trò:
+ Tăng nguồn thu nhập cho nền kinh tế. + Mở rộng giao lưu trong và ngoài nước. + Cải thiện đời sống nhân dân
- Tiềm năng phát triển: Phong phú, đa dạng, hấp dẫn. + Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Tài nguyên du lịch nhân văn:
Phần III . SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
Vùng Vị trí- giới
hạn
Đặc điểm tự nhiên- dân cư
Đặc điểm phát triển kinh tế
Trung du và miền núi Bắc Bộ -S:100.965 km2 -Giao lưu KT- XH với đồng bằng sông Hồng, BTB, Trung Quốc, Lào