3. Dịch vụ
- Gồm 2 lĩnh vực tiêu biểu:
+ Hoạt động vận tải, đặc biệt là ở các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang
+ Hoạt động du lịch là thế mạnh của vùng với nhiều bãi biển nổi tiếng, quần thể di sản văn hoá đặc sắc
Tây Nguyên - S: 54475 km2 - Có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng - Diện tích đất ba dan lớn - Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo - Có nhiều DT, có bản sắc văn hoá phong phú. - Thiếu nhân lực, đời sống đang được cải thiện
1. Công nghiệp
- Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP của vùng
- Phát triển mạnh thuỷ điện, chế biến nông sản, lâm sản sản
2. Nông nghiệp
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu KT vùng
- Cây CN quan trọng: cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu tiêu
3. Dịch vụ: Xuất khẩu nông sản, du lịch
---
PHẦN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ I. Vẽ và phân tích biểu đồ I. Vẽ và phân tích biểu đồ
1. Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị)
- Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc: trụcđứng thể hiện độ lớn của các đối tượng (số người, sản lượng, tỉ lệ %...). Trục nằm ngang thể hiện thời gian
- Xác định tỉ lệ thích hợp ở các trục chú ý tương quan độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật
- Căn cứ vào số liệu đầu bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu toạ độ điểm mốc trên hai trục, khoảng cách các năm cần đúng tỉ lệ, trục ngang năm đầu nằm trên trục đứng
- Xác định các điểm mốc, nối các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn
- Hoàn thiện biểu đồ: + Ghi số liệu vào biểu đồ + Chú giải
+ Ghi tên biểu đồ
* Các loại biểu đồ:
- Dạng biểu đồ có 1 đường biểu diễn
- Dạng biểu đồ có 2 đường biểu diễn cùng đại lượng
- Dạng biểu đồ có 2 đường biểu diễn không cùng đại lượng - Dạng biểu đồ đường chỉ số phát triển
2. Một số trường hợp sử lí, tính toán khác
- Tính năng suất cây trồng (tạ/ha) = Sản lượng cả năm (tạ) : Diện tích cả năm (ha) - Tính sản lượng bình quân đầu người (kg/người) = Sản lượng : Số dân
- Tỉ lệ người phụ thuộc(%) = (Số người dưới tuổi LĐ+ Số người trên tuổi LĐ): Số người trong tuổi lao động
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên DS (%) = (Tỉ lệ sinh – tỉ lệ tử) : 10 - Mật độ dân số (người /km2) = Số dân : Diện tích
3. Biểu đồ hình tròn
- Dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể và quy mô của đối tượng cần trình bày trực quan (qua kích thước các biểu đồ hình tròn)
- Biểu đồ hình tròn được thực hiện qua các tỷ lệ giá trị đại lượng tương đối % và chỉ thực hiện được khi các giá trị thành phần cộng lại = 100%
- Biểu đồ cơ cấu có một số loại như: biểu đồ hình tròn, biểu đồ miền, biểu đồ cột chồng …các loại biểu đồ này có thể sử dụng thay thế nhau tuỳ theo đặc điểm của các số liệu và yêu cầu của đề bài:
+ Nếu một tổng thể có tỷ lệ thành phần là đại lượng tương đối diễn ra từ một đến 3 thời điểm ta sẽ sử dụng biểu đồ hình tròn để thể hiện
+ Nếu bảng số liệu cho thấy các đối tượng (có giá trị tuyệt đối hay tương đối) diễn qua nhiều thời điểm (từ 4 thời điểm trở lên) thì vẽ biểu đồ miền
+ Nếu trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ lệ quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều thành phần thì vẽ biểu đồ cột chồng
- Xử lí số liệu (chuyển số liệu tuyệt đối tỉ đồng, triệu người sang số liệu tương đối - Xác định bán kính hình tròn (2,5 cm bán kính một vòng tròn), có 2 hình tròn bán kính khác nhau, 3 hình tròn bán kính khác nhau
- Chia hình tròn thành những nan quạt đúng tỉ lệ, trật tự của các thành phần trong đầu bài
- Dù là hình tròn có các bán kính khác nhau đều có cách tính độ giống nhau
- Vẽ bắt đầu từ tia 12h theo chiều kim đồng hồ thứ tự thành phần của biểu đồ thì phải giống nhau để tiện so sánh
- Hoàn thiện biểu đồ: Ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ (không ghi số độ), chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ
* Cách vẽ biểu đồ cột chồng
- Dựng hệ trục toạ độ như vẽ biểu đồ hình cột
- Thể hiện chính xác cơ cấu thành phần các cột, có kí hiệu cho từng thành phần trong biểu đồ và ghi chú số liệu mỗi thành phần
- Hoàn thiện biểu đồ: tên biểu đồ, chú giải
4. Cách vẽ biểu đồ miền:
- Nếu đề bài tập cho số liệu tuyệt đối cần tiến hành chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (%)
- Kẻ khung hệ toạ độ: 1 hình chữ nhật cạnh trái (trục tung) tỉ lệ %, cạnh dưới (trục hoành) khoảng cách từ năm đầu đến năm cuối
- Chiếu theo mốc giá trị % và trục hoành thời điểm ta kẻ đường biểu diễn cho thành phần thứ nhất và tạo được 1 miền của thành phần thứ nhất
- Vẽ lần lượt từng đối tượng từ dưới lên (không vẽ lần lượt theo năm) - Vạch kí hiệu lập bảng chú giải
- Ghi tên biểu đồ
5. Biểu đồ hình cột
- Kẻ hệ trục toạ độ, chọn kích thước sao cho phù hợp với khổ giấy, chú ý sự tương quan giữa chiều cao và chiều ngang để đảm bảo tính mĩ thuật. Cần chia các mốc thời gian trên trục ngang tương ứng với tỉ lệ khoảng cách trong bảng số liệu
- Dựng các cột: các cột thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian của trục ngang, các cột phải có chiều ngang như nhau, vẽ kí hiệu các cột, ghi số liệu trên đầu cột
- Hoàn thiện biểu đồ: ghi chú giải, tên biểu đồ * Các dạng biểu đồ
- Biểu đồ cột đơn diễn biến qua các thời kì
- Biểu đồ cột đơn gộp nhóm các đối tượng cùng đại lượng - Dạng biểu đồ cột đơn gộp nhóm theo các đại lượng khác nhau - Dạng biểu đồ cột đơn gộp của nhiều đối tượng trong một thời điểm
3. Biểu đồ kết hợp
- Thường gồm một biểu đồ hình cột và một biểu đồ đường biểu diễn kết hợp ;àm một để thể hiện động lực phát triển (đường) và cả tương quan về độ lớn (cột) giữa các đại lượng qua các thời điểm
- Loại biểu đồ này gồm hai đối tượng với hai đại lượng khác nhau nên cần có hai trục đứng Y và Y’ với hai danh số khác nhau
- Kẻ hệ trục toạ độ có 2 trục đứng Y và Y’ cần chú ý chọn thang của 2 trục đó cho thích hợp đảm bảo biểu đồ dễ quan sát
- Trên trục ngang, các mốc thời gian phải tương ứng với tỷ lệ khoảng cách các năm - Do phải có các cột và đường biểu diễn trong biểu đồ cần ghi số liệu cho cả hai đối tượng trên đỉnh cột và các đoạn của đường