- DHNTB, BTB TDMNBB… 2. Gia súc nhỏ (lợn) 16 triệu con Lấy thịt Đồng bằng
3. Gia cầm 215 triệu con Lấy thịt, trứng Các vùng đồng bằng * Trình bày đặc điểm và phân bố của cây lúa ở nước ta ? Giải thích vì sao có sự phân
bố đó?
* Đặc điểm .
- Cây lúa giữ vai trò quan trọng nhất. Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cây lương thực.
- Diện tích, năng xuất , sản lượng, bình quân theo đầu người đều tăng * Phân bố . - Rộng khắp cả nước.
- Nhưng tập trung ở các đồng bằng đặc biệt là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. * Giải thích.
+ Hệ thống thủy lợi hoàn thiện nhất. + Dân cư tập trung đông đúc.
4. Lâm nghiệp, thuỷ sản
1. Lâm nghiệp: Gồm các hoạt động khai thác gỗ và lâm sản, trồng rừng và bảo vệ rừng
* Tài nguyên rừng:
- 2002 tổng diện tích rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ rừng còn thấp 35% - Mục tiêu tới năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng nâng độ che phủ rừng lên 45% - Cơ cấu các loại rừng ở nước ta:
+ Rừng phòng hộ: chống lũ, xói mòn, cát bay…
+ Rừng sản xuất: Cung cấp nguyên liệu cho Cn, dân dụng, xuất khẩu + Rừng đặc dụng: bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động, thực vật
- Hàng năm cả nước khai thác được 25 triệu m3 gỗ
- Ngành CNchế biến gỗ và lâm sản phát triển gắn với các vùng nguyên liệu
- Mô hình nông- lâm kết hợp được nhà nước khuyến khích phát triển góp phần quan trọng vào việc bảo vệ rừng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều địa phương
2. Thuỷ sản
- Gồm hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản (nước mặn, lợ, ngọt) - Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi:
+ Bờ biển dài, nhiều đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản nước lợ
+ Có nhiều vùng biển ven bờ và các đảo nuôi trồng thuỷ sản nước mặn + Vùng nội địa có nhiều sồng ngòi, ao, hồ
+ Các vùng bỉên có nhiều bãi tôm, cá với 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau- Kiên Giang, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng- Quảng Ninh, Hoàng Sa- Trường Sa - Sản lượng nuôi trồng và khai thác tăng liên tục:
+ Sản lượng khai thác tăng nhanh nhờ tăng tàu thuyền và tăng công suất.Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thuỷ sản: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận
+ Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh trong những năm gần đây, các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi lớn: Cà Mau, An Giang, Bến Tre
- 2002 xuất khẩu thuỷ sản đạt hơn 2 tỉ USD - Những khó khăn:
+ Còn thiếu vốn đầu tư
+ Sự giảm sút nguồn thuỷ sản (nhất là ven bờ) và sự suy thoái môi trường ở một số vùng
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. * .Các nhân tố tự nhiên * .Các nhân tố tự nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên rất p2 đa dạng là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phỏt triển cơ cấu CN đa ngành.
- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành CN trọng điểm. - Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng.
* Các nhân tố kinh tế – xã hội.
a. Dân cư và lao động.
- Đông tạo thị trường trong nước rộng lớn và quan trọng.
- Thuận lợi cho nhiều ngành CN cần nhiều lao động, có khả năng tiếp thu KHKT thu hút đầu tư nước ngoài.
- Trình độ thấp, phân bố ko đều.
b. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong CN và cơ sở hạ tầng.
- Đã được cải thiện và đang từng bước hiện đại ở những vùng KT trọng điểm đặc biệt trong ngành GTVT, BCVT, điện, nước…
- Chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng còn lớn, phân bố ở một số vùng.
c. Chính sách phát triển công nghiệp
- Đã ban hành nhiều chính sách: chính sách CN hoá và đầu tư, chính sách ptriển KT nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác.
d. Thị trường
- Thị trường đang được mở rộng cơ cấu CN đa dạng, linh hoạt hơn
- Sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập, sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. KL: Sự phát triển và phân bố CN phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế – xã hội.
6. Sự phát triển và phân bố công nghiệp