Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cà phê 721 (Trang 52)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn của công ty cà phê

3.2.4. Phân tích khả năng thanh toán

Trong kinh doanh, vấn đề chiếm dụng vốn lẫn nhau là việc tất yếu, vì không phải lúc nào bên đi mua cũng thanh toán ngay cho bên cung cấp có thể do chưa có sẵn tiền hoặc đã có kế hoạch sử dụng tiền vào mục đích khác cấp thiết hơn,…nên các bên thường mua bán chịu lẫn nhau trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn là chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn mà nó còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận thời hạn thanh toán giưa các bên. Do vậy, phân tích tình hình khả năng thanh toán cũng phần nào thể hiện được thực trạng tài chính của Công ty.

* Hệ số khả năng thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán là mối quan hệ giữa TSLĐ với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ đối với nợ ngắn hạn.

Bảng 3.8: Hệ số khả năng thanh toán

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng tài sản lưu động 9,709,878,096 8,342,199,253 13,052,748,741 Tổng nợ ngắn hạn 14,699,652,436 9,939,682,518 10,523,711,527

Hệ số khả năng thanh toán 0.66 0.84 1.24

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích trên cho ta thấy hệ số khả năng thanh toán của năm 2005 và năm 2006 nhỏ hơn 1 (năm 2005: 0,66; năm 2007: 0,84) nên trong 2 năm này ngoài tài sản lưu động, Công ty phải bù phần TSCĐ và đầu tư dài hạn để bù cho phần chênh lệch này.Năm 2007 hệ số khả năng thanh toán lớn hơn 1, điều này cho biết phần tài sản lưu động có thể đủ đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả của Công ty.

Hệ số thanh toán nhanh các năm 2005, 2006, 2007 được thể hiện qua

Bảng 3.8: Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tiền 903,866,881 496,176,080 1,175,497,931

Các khoản phải thu 4,299,839,067 3,822,427,016 9,099,479,893 Đầu tư ngắn hạn 1,081,852,431 1,423,339,188 504,672,807 Tổng nợ ngắn hạn 14,699,652,436 9,939,682,518 10,523,711,527

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

0.43 0.58 1.02

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích trên, cho ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty cả 2 năm 2005 và 2006 đều nhỏ hơn 1, điều này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của Công ty là không cao, đặc biệt dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền là rất thấp trong cơ cấu tài sản.Năm 2007 hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty lớn hơn 1, đây là 1 biểu hiện tốt trong việc thanh toán của Công ty.

* Hệ số thanh toán bằng tiền

Hệ số thanh toán bằng tiền so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán bằng tiền được thể hiện qua bảng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Vốn bằng tiền 903,866,881 496,176,080 1,175,497,931 Tổng nợ ngắn hạn 14,699,652,436 9,939,682,518 10,523,711,527

Hệ số thanh toán bằng tiền 0,06 0,05 0,11

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích trên, ta thây hệ số thanh toán bằng tiền của Công ty qua ba năm đều rất thấp, điều này có nghĩa vốn bằng tiền của Công ty không đáp ứng đủ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn.

3.2.5. Tình hình đầu tư

* Hệ số đầu tư

Hệ số đầu tư là tỷ lệ giữa giá trị còn lại của TSCĐ với tổng tài sản của doanh nghiệp.

Hệ số đầu tư của ba năm 2005, 2006, 2007 được thể hiện qua bảng

Bảng 3.10: Hệ số đầu tư

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị còn lại của TSCĐ 9,716,688,895 5,487,919,007 4,731,837,329 Tổng tài sản 20,150,023,406 14,520,148,241 18,600,725,344

Hệ số đầu tư 0,48 0,38 0,25

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích hệ số đầu tư ba năm của Công ty cho thấy hệ số đầu tư ba năm 2005, 2006, 2007 giảm dần là do giá trị còn lại của TSCĐ đều giảm.

* Hệ số tự tài trợ tài sản cố định

Hệ số tự tài trợ TSCĐ là chỉ tiêu cho thấy số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị cho TSCĐ chiếm bao nhiêu. Doanh nghiệp nào có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh thì hệ số này thường lớn hơn 1 và ngược lại.

Hệ số tự tài trợ TSCĐ ba năm 2005, 2006, 2007 thể hiện qua bảng

Bảng 3.11: Hệ số tự tài trợ TSCĐ

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nguyên giá TSCĐ 23,173,325,613 16,707,665,091 16,376,936,547

Hệ số tự tài trợ TSCĐ 0,13 0,13 0,41

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích trên, ta thấy cả ba năm hệ số tự tài trợ của Công ty đều nhỏ hơn 1. Năm 2005 và 2006 số vốn mà Công ty dùng để trang bị cho TSCĐ chiếm 13% hay 0,13 lần, năm 2007 hệ số tự tài trợ TSCĐ tăng lên 0,41 cho thấy khả năng tự tài trợ TSCĐ tăng, đây là 1 biểu hiện tốt.

Qua phân tích ta có thể kết luận các hệ số tự tài trợ TSCĐ đều nhỏ hơn 1 nên tài chính của Công ty chưa lành mạnh, điều này cũng có thể giải thích vì Công ty là đơn vị trực thuộc nên về mặt tài chính phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu của công ty nên các hệ số này thấp là bình thường.

3.2.6. Hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh thể hiện các hệ số tài chínhdoanh nghiệp. doanh nghiệp.

* Hệ số lợi nhuận trên doanh thu

Hệ số lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, cho thấy lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại cao hay thấp.

Hệ số lợi nhuận / doanh thu qua ba năm 2005, 2006, 2007 được tập hợp qua bảng

Bảng 3.14: Hệ số lợi nhuận / doanh thu

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Lợi nhuận sau thuế 783,720,996 1,350,210,355 1,447,714,431 Doanh thu thuần 7,763,923,577 11,346,780,336 16,626,271,462

Hệ số lợi nhuận/doanh thu 0.10 0.12 0.09 Nguồn: Phòng kế toán

Qua phân tích bảng 3.14, ta thấy lợi nhuận/ doanh thu không cao, năm 2005: 0,10; năm 2006 là 0,12, năm 2007: 0,09. Điều này có nghĩa là lợi nhuận tạo ra từ doanh thu bán hàng hóa là thấp. Có thể lý giải cho hiện tượng này là do chi phí của Công ty lớn, do đó Công ty cần có biện pháp quản lý các loại chi phí nhằm giảm thấp chi phí để gia tăng mức sinh lời.

Hiệu năng giá vốn hàng bán là tỷ lệ giữa doanh thu và giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị giá vốn hàng bán tạo ra được mấy đơn vị doanh thu.

Hiệu năng giá vốn hàng bán qua ba năm 2005, 2006, 2007 được tập hợp qua bảng

Bảng 3.15: Hiệu năng giá vốn hàng bán

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu thuần 7,763,923,577 11,346,780,336 16,626,271,462 Giá vốn hàng bán 4,630,838,385 6,713,178,250 10,75,290,356

Hiệu năng giá vốn hàng bán 1.68 1.69 1.53

Nguồn: Phòng Kế Toán

Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đơn vị giá vốn hàng bán tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Căn cứ vào đặc điểm của đơn vị thì con số này là rất tốt, tuy nhiên Công ty cũng nên tăng cường các biện pháp hạ giá thành, sử dụng hiệu quả năng lực sản xuất để hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cà phê 721 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w