Giải pháp 1: Hoàn thiện tài khoản sử dụng khi kế toán chi phí sản xuất xây lắp.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán chi phí xây dựng công trình nhà xưởng tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Sao Đất Việt (Trang 48)

Kế toán thanh toán và tiền lương KẾ TOÁN TRƯỞNG

3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện tài khoản sử dụng khi kế toán chi phí sản xuất xây lắp.

Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Công ty nên mở sổ chi tiết cho TK 621 chi tiết cho từng công trình để dễ theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng công trình, có như thế mới có thể kiểm soát và quản lý được nguyên vật liệu của từng công trình cụ thể, dễ tìm được nguyên nhân khi xảy ra sự mất mát.Điều này là rất quan trọng trong khâu tính giá thành công trình.

Như đã trình bày ở trên, thì tại công trường xây dựng, nguyên vật liệu được chia thành hai loại đó là: nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Trong mỗi loại thì lại có từng loại nguyên vật liệu đặc trưng cơ bản riêng. Xuất phát từ thực tế công trình nhà xưởng có rất nhiều nguyên vật liệu xuất dùng trong khi xây dựng công trình, nhưng khi mua vào hoặc xuất kho nguyên vật liệu cho công trường, thì kế toán chỉ phản ánh vào sổ là xuất Nguyên vật liệu ghi:

Nợ TK 621 : Có TK 152 :

Sau đó từ phiếu xuất kho, để phản ánh số liệu vào các Sổ kế toán liên quan. Nhìn vào đó chúng ta không biết được là xuất loại nguyên vật liệu nào, vì số liệu như vậy là quá chung chung, không phản ánh chi tiết loại vật liệu xuất ra.

Trước thực tế đó, em xin đề xuất ý kiến sau: Doanh nghiệp nên mở thêm một số tài khoản cấp 2 để theo dõi và quản lý chặt chẽ hơn tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công trường.

Ví dụ: Sẽ mở thêm một số tài khoản cấp 2, chi tiết về các loại nguyên vật liệu như sau: - TK 621-1 : xi măng - TK 621-2 : thép - TK 621-3 : sắt - TK 621-4 : gạch - TK 621-5 : cát - TK 621-6 : sỏi - TK 621-7 : đá

Với mỗi loại nguyên vật liệu chính thì DN nên mở một tài khoản cấp 2 để theo dõi một cách cụ thể.

Và sau khi đã mở các tài khoản cấp 2 như vậy, khi vào sổ kế toán thì kế toán tại công trường sẽ theo dõi chi tiết các khoản mục chi phí trên sổ kế toán. Và nhìn vào đó chúng ta sẽ biết là đó là nguyên vật liệu gì.

- Nguyên vật liệu mua về sử dụng cho công trình kế toán nên hạch toán bút toán nhập kho để quản lý nguyên vật liệu một cách chính xác, tránh tình trạng bị mất mát không rõ nguyên nhân (nếu chưa sử dụng đến).

- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí quan trọng trong quá trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành, nó thường chiếm khoảng 60% trên tổng chi phí phát sinh cho mỗi công trình, chính vì lý do đó mà công ty cần phải theo dõi sát sao sự biến động của nó. Hơn nữa, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố giá thị trường nên công ty cần xem xét thận trọng trước khi đưa ra hạn mức cho công trình vì chính yếu tố giá sẽ làm cho giá thành công trình tăng lên mà điều này thì ảnh hưởng không tốt đối với tình

hình kinh doanh của công ty. Ngoài ra, công ty còn có thể tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách:

+ Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu gần nơi công trình thi công để giảm bớt chi phí vận chuyển.

+ Thường xuyên đối chiếu giữa giá cả thị trường với hóa đơn do nhân viên cung ứng vật tư cung cấp để phát hiện ra những sai sót bất thường trong quá trình mua vật tư phục vụ sản xuất. Để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi công ty phải thiết lập được một mạng lưới các nhà cung cấp thường xuyên vừa đảm bảo được tiến độ thi công lại vừa giám sát được số lượng cũng như giá cả vật tư

+ Thiệt hại trong sản xuất là một vấn đề không thể tránh khỏi, Công ty nên trích dự phòng các khoản hao hụt vật tư trong định mức và quy định rõ định mức hao hụt.

+ Để hạn chế việc bị mất mát nguyên vật liệu, công ty nên phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, từng tổ đội quản lý, dùng biện pháp mạnh như: trừ lương người lao động nếu cố ý làm mất mát hoặc bị mất mát không rõ nguyên nhân. Chính Sách quản lý chặt chẽ sẽ giúp công ty tránh được tình trạng lãng phí, mất mát nguyên vật liệu phục vụ thi công. Từ đó sẽ làm giảm đáng kể và có cơ sở để giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

- Một yếu tố khác mà công ty cần nên quan tâm đó là đội ngũ nhân công thi công công trình. Đây chính là nền tảng tạo nên chất lượng công trình đồng thời tạo ra uy tín của công ty.Để đặt được đến mục tiêu giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng công trình, đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ nhân công thợ lành nghề. Đội ngũ nhân công trực tiếp thi công công trình của công ty đa số là thuê ngoài, điều này sẽ gây bất lợi cho công ty khi nhân công thuê ngoài thường không đủ tay nghề chuyên môn để phục vụ nhu cầu của công trình. Vì vậy, công ty cần phải có một số thợ chính có tay nghề chuyên môn cao chủ yếu để phục vụ công trình để không phải tốn kém thời gian và chi phí khi phải tìm kiếm thợ có tay nghề cao mỗi khi có công trình lớn.

xuất chung( TK 627), chứ không nên để ở chi phí nhân công trực tiếp( TK 622) Về kế toán sử dụng máy thi công:

Sử dụng tài khoản 623-7 để phản ánh chi phí xăng dầu cho máy thi công

Tại công trình nhà xưởng, khi phát sinh các chi phí xăng dầu chạy máy thi công thì kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 623-7: Chi phí sản xuất chung mua ngoài Có TK 111, 112,331 : Các tài khoản tương ứng.

Như vậy, khi vào sổ kế toán thì chi phí xăng dầu được tính vào chi phí sản xuất chung. Điều này không hợp lý, trong khi Công ty có mở tài khoản 623- Chi phí máy thi công.

DN đang thực hiện quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì trong tài khoản 623: Chi phí sử dụng máy thi công, có tài khoản 263-7: chi phí mua ngoài cho máy thi công. Và khi các chi phí phát sinh liên quan đến máy thi công, kế toán nên hạch toán khoản chi phí này vào TK 623-7 thì chính xác hơn, phản ánh đúng chi phí về máy thi công và như vậy thì chi phí sản xuất chung TK 627 cũng được phản ánh chính xác.

Như vậy, khi phát sinh các khoản chi phí xăng dầu cho máy thi công kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 623-7: Chi phí dịch vụ mua ngoài cho máy thi công Có TK 111, 112, 331: Tài khoản tương ứng.

Khi kế toán vào sổ kế toán, khoản chi phí này sẽ được hạch toán trên các sổ của tài khoản 623.

Để hạn chế việc bị mất mát và hư hỏng không đáng các loại máy thi công cỡ nhỏ, công ty nên:

- Có một quản lý riêng để quản lý các máy thi công cơ nhỏ này:hằng ngày trước bàn giao cho công nhân sử dụng thông qua đội trưởng của đội thi công thì quản lý này nên kiểm tra lại các loại máy thi công này xem có hư hỏng gì không, và cuối ngày nên kiểm kê lại đầy đủ về số lượng các loại máy này và tiến hành kiểm tra lại tình trạng của các loại máy.

- Nếu có tình trạng cố ý làm mất mát hoặc bị mất mát không rõ nguyên nhân nên dùng biện pháp mạnh như: trừ lương người lao động. Chính sách quản lý chặt chẽ

sẽ giúp công ty giảm thiểu được đáng kể sự mất mát và nâng cao được tinh thần trách nhiệm của công nhân đối với việc bảo quản tài sản của công ty. Từ đó sẽ làm giảm đáng kể và có cơ sở để giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp

- Công ty cũng cần phải lập dự phòng cho các khoản chi phí mua máy thi công loại nhỏ phát sinh để đảm bảo chi mua máy thi công không tăng đột biến ảnh hưởng tới việc tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh mỗi quý.

Về chi phí sản xuất chung:

- Công ty cần mở thêm tài khoản chi tiết của tài khoản 627 như TK 6272, TK 6273, TK 6277, TK 6278…(nếu cần) để phản ánh chi tiết chi phí phát sinh một cách chính xác và đáp ứng được nhu cầu quản lý chi phí của công ty.

- Để hạn chế chi phí hư hỏng công cụ dụng cụ, công ty nên sử dụng phương thức giao khoán hoặc bán khoán cho người lao động. Như vậy sẽ khuyến khích người lao động tinh thần trách nhiệm và có ý thức làm việc tốt hơn, năng suất lao động cao hơn.

Về phương pháp đánh giá chi phí xây lắp dở dang

Việc đánh giá thành sản phẩm dở dang trong công ty phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng hoàn thành giữa bên A và công ty. Nếu quy định sản phẩm xây lắp thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ giá thành là tổng chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi bàn giao. Nếu cuối kỳ chưa hoàn thành thì giá trị sản phẩm dở dang là toàn bộ chi phí từ khi khởi công đến cuối kỳ. Nếu thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý(xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Công ty xây lắp và chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Cuối quý công ty nên tiến hành kiểm kê lại khối lượng xây lắp dở dang bằng cách cử các cán bộ kỹ thuật, đội trưởng công trình xác định khối lượng thi công dở dang, mức tiêu hao từng loại vật liệu, từng khoản muc chi phí đã cấu thành nên công trình, hạng mục công trình căn cứ vào bản vẽ thi công… để kế toán xác định khối lượng xây lắp dở dang theo giá trị dự toán

Công ty nên thay đổi phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành: tăng số lượng công trình thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý để tránh tình trạng

Phương pháp tập hợp chi phí để tính giá thành

Ở công ty Sao Đất Việt khi tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm sử dụng TK 632 - giá vốn hàng bán để kết chuyển giá thành sản xuất xây lắp bàn giao trong kỳ.. và giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ, kế toán xét đối ứng giữa bên nợ TK 154 và bên có TK 632. Do đó công ty thông qua TK 632 để tính giá thành sản phẩm xây lắp. Khi đó muốn biết sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ phải xét đối ứng giữa TK 154 và TK632

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán chi phí xây dựng công trình nhà xưởng tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Sao Đất Việt (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w