1 Vốn tự có
3.1 Hệ thống thoát nước mưa
3.1.1 Lắp cống
3.1.2 Lắp móng cống
3.1.3 Xây hố ga, giếng thăm 3.1.4 Làm cửa xả 3.2 Hệ thống thoát nước bẩn 3.2.1 Làm mạng lưới 3.2.2 Xây trạm xử lý 3.2.2.1 Phần xây dựng 3.2.2.2 Phần công nghệ 3.2.2.3 Phần điện 3.2.2.4 Phần thiết bị 5 Cấp điện
5.1 Làm mạng điện lưới
5.1.1 Làm hệ thống đường dây trung thế 5.1.2 Trạm biến thế
5.1.3 Hệ thống đèn đường 5.2 Phần thông tin bưu điện 5.2.1 Làm tổng đài + Tủ cáp 5.2.2 Làm lộ cáp quang
6 Quang cảnh cây xanh
Nguồn: Phòng quản lý dự án đầu tư xây dựng
c. Quản lý thời gian dự án:
Yêu cầu về thời gian là một trong những yêu cầu rất quan trọng của dự án xây dựng; vì đặc điểm của một dự án xây dựng thường là đòi hỏi một số vốn đầu tư tương đối lớn, thời gian xây dựng lâu dài nên vốn đầu tư nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện; bên cạnh đó thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng, do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị, nguy cơ xảy ra rủi ro là rất cao. Bởi vậy, việc quản lý thời gian của dự án là rất quan trọng để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, thậm chí là vượt tiến độ.
Ban quản lý dự án Licogi đã sử dụng phương pháp sơ đồ Gantt để quản lý tiến độ thực hiện của dự án.
Lập, TĐ
& phê duyệt b/c NCKT
Khảo sát, đền bù GPMB
Hoàn thiện & xin phê duyệt quy hoạch TKKT
Tháng
Công việc
Thi công H/ thành đưa c/ t vào sd 8/2003 10/2003 1/2004 12/2006
Việc quản lý thời gian dự án bằng phương pháp sơ đồ Gantt chỉ có thể thực hiện đối với nhóm công việc lớn, còn các công việc cụ thể thì phải quản lý bằng một phương pháp khác thích hợp hơn (ví dụ phương pháp lập sơ đồ mạng công việc).
d. Quản lý chi phí:
Trên cơ sở phân tách công việc theo phần quản lý phạm vi, Ban quản lý lập kế hoạch chi phí cho dự án. Cơ cấu chi phí cho hoạt động đầu tư xây dựng công trình bao gồm những nội dung sau:
- Chi phí đất đai: Bao gồm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng với giá dự toán là 110.537.468.650 đ
- Chi phí xây lắp + thiết bị: được lập cho các công trình chính, công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công …
Bảng 1.9: Kế hoạch cho chi phí Xây lắp + thiết bị
Đơn vị: Đồng
Chi phí xây lắp + thiết bị 133.608.359.047
San lấp mặt bằng 64.428.498.318
Đường ngoài ranh giới dự án 7.538.140.381 Đường trong ranh giới dự án 21.054.275.000 Cấp điện và chiếu sáng 9.646.901.000
Cấp nước 2.224.565.848
Thoát nước mưa 6.977.579.000
Thoát nước thải + Trạm xử lý 19.777.013.499
Cây xanh 1.000.000.000
Thông tin liên lạc 961.386.000
Như vậy, chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị là 133.608.359.047 đ bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, trong đó chi phí cho san lấp mặt bằng chiếm tỉ trọng cao nhất(gần 50 % tổng chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị). Vì vậy trong quá trình quản lý dự án cần chú ý công việc này, đông thời đây lại là công việc đầu tiên trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng nên cần giám sát thi công một cách chặt chẽ, đảm bảo cả về tiến độ và chất lượng cho hạng mục đó nói riêng và của toàn bộ dự án nói chung.
- Chi phí khác: Ngoài chi phí đất đai và chi phí xây lắp và mua sắm thiết bị thì chi phí khác là một bộ phận chi phí không thể thiếu khi lập kế hoach dự toán tính tổng mức đầu tư. Chi phí khác bao gồm nhiều loại chi phí tạp hợp thành, thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.10: Kế hoạch cho chi phí khác
Đơn vị: Đồng
Chi phí khác 57.967.508.490