Các giải pháp về phía các cơ quan quản lý Nhà nước:

Một phần của tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác Quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng (Trang 84)

TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

2.2.2. Các giải pháp về phía các cơ quan quản lý Nhà nước:

Xây dựng cơ sở hạ tầng là một ngành cơ bản, quan trọng để phát triển nền kinh tế của quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính thích đáng và phù hợp để khuyến khích sự phát triển của các ngành Xây dựng nói chung và của Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng nói riêng.

Thứ nhất: Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách ngày càng phù hợp hơn, tạo điều kiện phát triển đồng bộ thị trường xây dựng ở Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, Nhà nước cần đảm bảo sự trung thực trong việc chỉ định thầu, đấu thầu và giao thầu các công trình trọng điểm của Quốc gia, tạo ra sân chơi công bằng cho mọi doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước nói chung cũng như Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng nói riêng

Thứ hai, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Đổi mới chế độ vay vốn tín dựng do Nhà nước bảo lãnh hoặc vốn tín dụng đầu tư phát triển, giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng thiếu vốn, phải vay vốn của ngân hàng để đầu tư dài hạn. Với chế độ vay vốn như thế, lãi suất mà doanh nghiệp phải trả sẽ thấp hơn sơ với lãi suất của ngân hàng thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Mở rộng kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp, trong đó Nhà nước cần có biện pháp cụ thể để hoàn thiện và xây dựng thị trường chứng khoán ở

Việt Nam để nó có thể thực sự trở thành một kênh huy động vốn hiện đại và hiệu quả đối với doanh nghiệp bằng cách: Cho phép các doanh nghiệp được phát hành chứng khoán rộng rãi trên thị trường giao dịch tập trung, hoàn thiện khung pháp lý về công tác hoạt động quản lý vốn qua thị trường chứng khoán nhằm tạo ra cơ chế công khai, minh bạch tạo ra hiệu quả cao trong việc tận dụng kênh huy động vốn này.

Thứ ba, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách Nhà nước về lĩnh vực Xây dựng, xây dựng một hệ thống các văn bản pháp lý hoàn chỉnh đối với việc quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Chỉ có hệ thống văn bản hoàn chỉnh và phù hợp, công tác quản lý dự án mới có thể được thực hiện một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Quản lý dự án là một yêu cầu rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư. Quản lý dự án giúp nâng cao hiệu quả đầu tư, cả trên phương diện tài chính cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải quản lý tốt quá trình đầu tư bao gồm tất cả các giai đoạn từ nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn vận hành khai thác kết quả đầu tư. Qua chuyên đề trên, ta có thể rút ra một vài kết luận sau:

- Vai trò của quản lý dự án ở bất kỳ doanh nghiệp Xây dựng nào cũng đều quan trọng và cần được chú ý.

- Công tác quản lý dự án tại Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng đã đạt được một số thành công như: thực hiện thành công nhiều công trình quan trọng quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng… nhưng cũng mắc phải một vài hạn chế như công cụ dùng cho quản lý dự án còn lạc hậu, vấn đề lưu trữ tài liệu còn chưa khoa học, hiện đại…

Bởi vậy cần phải đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Tổng công ty, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư tại Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tâng nói riêng và các doanh nghiệp Xây dựng nói chung, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác Quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w