IV. Thủ tục kiểm toán khác
BẢNG 2.6 CÁC KHẢO SÁT KIỂM SOÁT Mục
Cuộc kiểm toán được thực hiện tại trụ sở làm việc của Công ty khách hàng từ ngày 25/2/2013 đến 2/3/2013. Khi tiến hành kiểm toán, KTV yêu cầu kế toán tài sản cố định tại Công ty cung cấp các tài liệu bao gồm cả bản cứng và bản mềm phục vụ cho cuộc kiểm toán nói chung và khoản mục tài sản cố định nói riêng bao gồm:
- Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản tài sản cố định; - Bảng phân bổ khấu hao;
- Bảng cân đối kế toán; - Bảng cân đối số phát sinh;
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định; - Chứng từ kế toán có liên quan.
Sau đó, KTV thực hiện kiểm toán đối với từng khoản mục TSCĐ
2.1.2.1 Thực hiện thủ tục khảo sát kiểm soát
Đây là một khâu tất yếu trong quy trình kiểm toán. Đối với Công ty ABC là một khách hàng mới nên việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ càng cần thiết. Công ty ABC là một công ty có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tương đối hiệu quả. Chính vì vậy, nên ở công ty ABC, các KTV tăng cường nhiều thủ tục kiểm soát và giảm thiểu các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Các thủ tục kiểm soát mà kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn này chủ yếu nhằm khẳng định lại đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khâu lập kế hoạch.
Căn cứ vào mục tiêu kiểm toán và quá trình khảo sát nghiệp vụ chủ yếu, KTV cũng thực hiện các khảo sát kiểm soát.
Có thể khái qua bảng sau:
BẢNG 2.6. CÁC KHẢO SÁT KIỂM SOÁTMục Mục
tiêu KSNB
Quá trình kiểm soát nội bộ chủ yếu
Các khảo sát kiểm toán phổ biến
Tính hiệu lực
- TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do Công ty quản lý sử dụng.
- Tính độc lập bộ phận quản lý TSCĐ và việc tách biệt bộ phận này với bộ phận ghi sổ.
- Quan sát TSCĐ ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản TSCĐ.
- Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ và dấu hiệu
- Các chứng từ thanh lý nhượng bán TSCĐ được hủy bỏ, tránh việc sử dụng lại.
của KSNB.
- Kiểm tra dấu hiệu sự hủy bỏ.
Tính đầy đủ
- Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghi chép từ khi mua, nhận TSCĐ về đơn vị cho tới khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Việc ghi chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên chứng từ hợp lệ nêu trên.
- Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ có liên quan đến TSCĐ.
Quyền và nghĩa vụ
- TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghi chép vào khoản mục TSCĐ, được doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì được ghi chép ngoài bảng cân đối kế toán
- Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất (kiểm kê TSCĐ) với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản.
Sự phê chuẩn
- Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm, trích khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các nhà quản lý doanh nghiệp
- Phỏng vấn những người có liên quan.
- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn.
Chính xác
- Tất cả các chứng từ liên quan tới việc mua, thanh lý,… TSCĐ ở đơn vị đều được phòng kế toán tập hợp và tính toán đúng đắn.
- Việc công bố sổ chi tiết và só tổng hợp TSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầy đủ.
- Xem xét dấu hiệu kiểm tra của hệ thống KSNB
- Cộng lại một số chứng từ phát sinh của TSCĐ
Đúng kỳ - Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát snh và đáp ứng yêu cầu lập báo cáo kế toán của doanh nghiệp
- Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép.
Phân loại và hạch toán
- Công ty có phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý
- Các quy định về trình tự ghi sổ các
- Phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân loại TSCĐ trong Công ty
nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp
- Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sác kế toán - Xem xét trình tự ghi sổ và dấu
hiệu của KSNB.
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty AC) 2.1.2.2 Thủ tục phân tích
Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích khoản mục TSCĐ, KTV thu thập các tài liệu như: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh, Sổ cái TK 211, Sổ chi tiết TK 211, 212, 213, 214 để lập bảng số liệu tổng hợp. Công ty AC sử dụng cả kỹ thuật phân tích dọc và kĩ thuật phân tích ngang.