IV. Thủ tục kiểm toán khác
TOÁN QUỐC TẾ AC THỰC HIỆN
3.2.2 Một số biện pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty AC thực hiện
AC thực hiện
Những nhược điểm của Công ty cần được thay thế bằng những ưu điểm để Công ty tồn tại và phát triển trên thị trường, đáp ứng đầy đủ và thoả mãn nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên. Do đó Công ty cần phải tìm ra nguyên nhân của nó.
3.2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Sử dụng một số phương pháp chọn mẫu
Ngoài việc dựa trên xét đoán và kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV, Công ty có thể tham khảo một số phương pháp chọn mẫu sau đây:
- Xây dựng chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên: được sủ dụng bằng phần mềm, KTV chỉ cần nhập các thông số cần thiết như mẫu số cần chọn, dãy hóa đơn hay chứng từ liên tiếp nhau. Phần mềm sẽ tự động chạy ra các mẫu KTV cần kiểm tra chi tiết.
- Chọn mẫu theo hệ thống: Nguyên tắc là từ một điểm xuất phát ngẫu nhiên được chọn, KTV sẽ chọn các phần từ khác nhau theo một khoảng cách cố định. Khoảng cách cố định ngày được tính bằng cách chia số phần tử của tổng thể.
3.2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Hoàn thiện công tác đánh giá hệ thống KSNB một cách thận trọng để có thể sử dụng trong việc giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết. muốn vậy ngoài việc sử dụng bảng câu hỏi có sẵn, phỏng vấn khách hàng, KTV phải xem xét đến sự riêng biệt về sự quản lý TSCĐ cũng như loại hình kinh doanh của từng khách hàng, xem xét sổ sách, giấy tờ về thủ tục và chế độ, quy chế KSNB của Công ty khách hàng. Sau đó, KTV nên kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn tất để thấy được việc vận dụng các thủ tục và chế độ tại công ty khách hàng đang được áp dụng. Từ đó KTV có có có những đánh giá chính xác nhất về hệ thống KSNB của khách hàng để đưa ra các thủ tục kiểm tra chi tiết phù hợp, tiết kiệm thời gian kiểm toán.
KTV có thể sử dụng tỷ suất đầu tư và tỷ suất đầu tư và tỷ suất tài trợ để phân tích. Tỷ suất đầu tư để đánh giá năng lực hiệ có của doanh nghiệp, đánh giá mức độ trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sản suất kinh doanh và cho công tác quản lý. Sau đó xem tỷ suất chung của ngành, tỷ suất này luân nhỏ hơn 1, mức độ cao thấp tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất tài trợ cho biết nguồn vốn chủ sở hữu dùng vào đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt thì nguồn vốn chủ sở hữu phải có đủ để đầu tư vào TSCĐ và đầu tư dài hạn để hoạt động. Tuy nhiên, do TSCĐ có tốc độ chu chuyển vốn chậm nếu đầu tư quá nhiều sẽ không tốt, làm ứ đọng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư = TSCĐ và đầu tư dài hạn
Tổng tài sản
Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu
TSCĐ và đầu tư dài hạn
Kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV không chỉ kiểm toán trực tiếp số dư của khoản mục này mà còn phải thực hiện kiểm toán các khoản mục liên quan khác như khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Do vậy, KTV có thể tiến hành tính toán và phân tích một số tỷ suất như so sánh tỷ suất tổng chi phí khấu hao TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ năm này với năm trước, so sánh tỷ suất tổng khấu hao lũy kế đơn vị phản ánh không chính xác, so sánh tỷ suất tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên tổng nguyên giá TSCĐ năm nay so với năm trước, KTV nhằm xác định có những sai lệch trong phản ánh chi phí sửa chữa lớn, phân biệt chi phí sửa chữa lớn được tăng lên loại nào được tăng nguyên giá TSCĐ, loại nào đưa trực tiếp vào các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ,…
Thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế chứng minh cho sự hiện hữu của TSCĐ khách hàng sở hữu. Trong trường hợp KTV không được chứng kiến kiểm kê TSCĐ tại thời điểm 31/12, KTV cần thực hiện triệt để các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết như KTV trực tiếp quan sát TSCĐ tại thời điểm kiểm toán, phỏng vấn nhân viên trong Công ty, các bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ… Đồng thời KTV cần phải lưu lại kết quả sau khi đã thực hiện các thủ tục bổ sung vào hồ sơ kiểm toán để làm căn cứ đưa kết luận về khoản mục TSCĐ.
Trình bày và lưu trữ giấy tờ làm việc của KTV, KTV có thể làm việc trên máy tính để có được những tính toán nhanh chóng, chính xác nhưng KTV cần lưu trữ tại các kết quả này trên mẫu giấy tờ làm việc theo quy định của Công ty và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán.
3.2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Công ty cần đưa ra những chính sách chung cho toàn bộ cuộc kiểm toán cũng như các chính sách cho từng cuộc kiểm toán cụ thể. Công ty nên thiết kế bộ máy thực hiện chuyên trách cho hoạt động kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó cần có sự trao đổi lẫn nhau giữa các Công ty kiểm toán về chuyên môn và các vấn đề đào tạo.
Sau khi kết thúc Công việc kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV thực hiện phần hành cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ việc đánh giá tham chiếu cho các giấy tờ làm việc chi tiết, bằng chứng kiểm toán thu thập được theo quy định của Công ty. KTV cũng cần tổng hợp đầy đủ kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ, nếu có kiến nghị về khoản mục TSCĐ cần nêu rõ vấn đề và bút toán điều chỉnh (nếu có).
Công ty nên mở rộng thêm cơ sở vật chất, hạ tầng có nơi lưu trữ hồ sơ kiểm toán cẩn thận, tránh được việc thất thoát tài liệu, và dễ dàng trong việc tìm lại hồ sơ kiểm toán của những năm trước.