IV. Thủ tục kiểm toán khác
TOÁN QUỐC TẾ AC THỰC HIỆN
3.2.1 Tính tất yếu, yêu cầu và phương hướng hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ
3.2.1.1 Tính tất yếu
Một quy trình kiểm toán có hiệu quả luôn là một lợi thế đối với bất cứ một Công ty kiểm toán nào. Nó không những cho phép Công ty kiểm toán giảm bớt chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro kiểm toán, đồng thời tọa được uy tín của Công ty đối với dịch vụ cung cấp. Mặt khác, khi các vấn đề hội nhập kinh tế như hợp đồng của pháp nhân, hợp đồng của thể nhân, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài… làm cho nhu cầu hội nhập kinh tế trở thành xu thế tất yếu của thời đại đã và đang đặt ra cơ hội và thách thức lớn đối với loại hình dịch vụ kiểm toán. Để các Công ty kiểm toán trong nước có thể cạnh tranh được với các Công ty kiểm toán nước ngoài thì xuất phát từ bản thân chính các Công ty. Xuất phát từ yêu cầu đó, nhu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán sao cho khoa học hơn, phù hợp hơn luôn được công ty AC quan tâm. Muốn hoàn thiện được quy trình kiểm toán BCTC nói chung thì phải hoàn thiện ngay từ quy trình kiểm toán các chu trình khoản mục. Kiểm toán khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ là một phần quan trọng trong quy trình kiểm toán BCTC, có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả toàn bộ cuộc kiểm toán.
Mặt khác, với mỗi cuộc kiểm toán cho dù khả năng phán xét và trình độ nghiệp vụ của KTV cao thì vẫn có khả năng còn những khiếm khuyết. Việc tự nhìn nhìn nhận lại công việc mình thực hiện, rút ra bài học kinh nghiệm là một điều vô cùng cần thiết để tự hoàn thiện mình.
Qua thực tế kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty AC nói riêng và các Công ty kiểm toán Việt Nam nói riêng các Công ty được thiết kế chung cho mọi khách hàng nên không thể bao quát hết các loại hình khách hàng có tính chất đặc thù và quy trình này đang còn những điểm chưa hoàn thiện kịp thời với những thay đổi các quy định nhà nước.
Vì vậy, hoàn thiện quy trình kiểm toán phần hành TSCĐ cũng như toàn bộ các phần hành trên BCTC là một vấn đề không thể thiếu đối với AC cũng như bất cứ công ty kiểm toán nào trong quá trình phát triển của mình.
3.2.1.2 Yêu cầu hoàn thiện
Về đội ngũ nhân viên của Công ty: Công ty không ngừng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân viên để có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về hệ thống Chuẩn mực kiểm toán, kế toán Việt Nam và quốc tế, về thuế… và các lĩnh vực hoạt động khác mang lại doanh thu lớn cho Công ty cũng như nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường.
Về cơ sở vật chất: Công ty cần xây dựng, mua sắm những trang thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại, hệ thống thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh.
Về quy trình kiểm toán: Cần phải tuân thủ quy trình kiểm toán, gồm ba giai đoạn: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Về kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán: Cần kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đối với từng cuộc kiểm toán và từng KTV. Cần tuân thủ theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220: “KTV và Công ty kiểm toán phải thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của Công ty kiểm toán và đối với từng cuộc kiểm toán”.
3.2.1.3 Phương hướng hoàn thiện
Để đảm bảo cho quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng có tính khả thi thì các giả pháp đưa ra phải đáp ứng được các nguyên tắc như sau:
- Phải phù hợp với chính sách, chế độ quản lý kinh tế hiện hành của Nhà nước, các Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực Kiểm toán đã ban hành và các thông lệ kế toán, kiểm toán quốc tế phổ biến;
- Phải phù hợp với xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, điều đó đòi hỏi các Công ty kiểm toán cần có quy định và phương pháp tiến gần tới các công ty nước ngoài;
- Phải phù hợp với đặc điểm của từng Công ty và có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của các Công ty;
- Phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ kiểm tra, kiểm soát; - Phải tiết kiệm, hiệu quả và thiết thực.
Để giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn, các nguyên tắc trên đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ.