Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.

Một phần của tài liệu Ôn tập ngữ văn lớp 9 luyện thi vào lớp 10 trung học phổ thông (Trang 35)

C. Kết bài

2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.

- Ở đoạn thơ cuối, kỉ niệm tuổi thơ lắng dần, từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ đối với bà, thơ chuyển sang những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về ân sâu nghĩa nặng của người thanh niên trưởng thành ngày nay đối với bà của mình và thế hệ ông bà, cha mẹ nói chung.

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm. “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”

- Từ đầu bài thơ, hình ảnh bà luôn song hành cùng hình ảnh bếp lửa. Đến đoạn cuối này, người bà và bếp lửa như đã hoà làm một. Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!”

+ Điệp từ “Nhóm” được nhắc lại bốn lần mang bốn nghĩa khác nhau, bồi đắp cao dần, toả sáng dần dần. Tác giả - người cháu trong bài thơ như đã nhận ra một điều sâu xa rằng: Bếp lửa được bà nhen lên mỗi sớm mỗi chiều ấy không phải chỉ bằng nhiên liệu từ bên ngoài mà còn chính là được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin. ..Vì thế, khi bà “nhóm bếp lửa” cũng là lúc nhóm niềm yêu thương, bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng ấm, “nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”, bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm, quê hương. Và cuối cùng, người bà kì diệu ấy “Nhóm dậy”, “khơi dậy”, giáo dục, thức tỉnh tâm hồn và sức sống thanh xuân thơ ấu để đứa cháu được đi xa, được thấy “ngọn trăm tàu”, để có “lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”. Như thế, hình ảnh bà không những biểu tượng cho người “nhóm lửa”, “giữ lửa” mà còn biểu tượng cho những người, lớp cha ông, truyền lửa - truyền ngọn lửa của sự sống, lòng yêu đời, niềm tin… cho các thế hệ nối tiếp.

- Trong bài thơ, có tới mười lần tác giả nhắc tới bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam muôn thưở với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại và đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bài chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn, gian khổ đời bà. Ngày ngày, bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và mọi người.

3. Niềm thương nhớ của cháu:

- Đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành

“ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu.

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả ….. Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”

- Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với những điều mới mẻ. Cháu đã được sống với những niềm vui rộng mở, nhưng giữa “ngọn khói trăm tàu, ngọn lửa trăm nhà, cháu vẫn không thể quên bếp lửa của bà, vẫn không nguôi nhớ thương bà…. Mỗi ngày đều tự hỏi: “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?, mỗi ngày đều nhớ về bà và bếp lửa của bà. Hình ảnh ấy đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên những bước đường đời.

=>Ngôn ngữ thơ dào dạt, lan toả như lửa ấm hay đây chính là cảm xúc dâng trào của nhân vật người cháu, của nhà thơ? Mỗi chứ cứ như hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa. Đó là đạo lí cội nguồn của dân tộc Việt Nam chúng ta trong quan hệ gia đình – con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”.

Một phần của tài liệu Ôn tập ngữ văn lớp 9 luyện thi vào lớp 10 trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w