Giới thiệu chung.

Một phần của tài liệu Ôn tập ngữ văn lớp 9 luyện thi vào lớp 10 trung học phổ thông (Trang 33)

C. Kết bài

1. Giới thiệu chung.

Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh người bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và

tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu. Từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng

thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà.

Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về với bà. Mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.

1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.

* Sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa thời thơ ấu :

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

+ Giọng điêụ sâu lắng, ba tiếng “một bếp lửa” đã trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ. Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm” là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời. Chờn vớn: từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhoà của hình ảnh kí ức theo thời gian. Ấp iu: là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ trẻ. Đó là sự kết hợp và biến thế của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”. “Ấp iu” gợi ra bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.

- Hình ảnh bếp lửa, rất tự nhiên đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa, người nhóm bếp lặng lẽ, âm thầm mỗi sớm mai: ”Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Đọng lại trong mấy dòng thơ ấy là chữ “thương”, trong lòng đứa cháu trào dâng cảm xúc thương bà bởi bếp lửa của bà, bếp lửa của một cuộc đời đã trải qua “biết mấy nắng mưa” – nghèo khổ, vất vả. Chữ “thương” dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán, làm cho cảm xúc lan toả, thấm sâu vào hồn người.

* Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà:

- Cả một thời thơ ấu nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn bỗng sống lại: “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945: “cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ” (Chế Lan Viên). Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” – cái đói kéo dài làm mỏi mệt, kiệt sức, con ngựa gầy rạc cùng với người bố đánh xe chắc cũng gầy khô… có mối lo giặc tàn phá xóm làng, có những hoàn cảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: mẹ và cha công tác bận không về, cháu sống trong sự cưu

mang, dạy dỗ của bà, sớm có ý thức tự lập, sớm phải lo toan. Giọng thơ trĩu xuống, nao lòng người đọc.

- Ấn tượng nhất là mùi khói bếp: “Khói hun nhèm mắt cháu. Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. “Mùi khói” rồi lại “khói hun”… Nhà thơ đã chọn được một chi tiết thật sát hợp vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ- khói nhiều cay, khét vì củi ướt vì sương nhiều và lạnh - và vừa biểu hiện thấm thía tình cảm, sự xúc động khi tỏ, khi mờ, khi da diết bâng khuâng, lúc xót xa thương mến. Nghĩ mà thương tuổi thơ gian khó, nghĩ mà cồn cào một nỗi nhớ thương bà. Hai câu thơ có giá trị biểu cảm cao! Chắc hẳn cảm xúc quá khứ phải phải sâu sắc lắm mới có thể trỗi dậy mạnh mẽ thế. Cho dù năm tháng trôi qua nhưng kí ức ấy trở thành một vết thương lòng đâu dễ nguôi ngoai. Thơ Bằng Việt có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ ở những chi tiết, ngôn từ chân thực và giản dị như thế. Cái “bếp lửa” kỉ niệm của ông chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói.. mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực và thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

- Bếp lửa lại thổi hồng lên kỉ niệm của tuổi thiếu niên được khi quê hương, đất nước

có chiến tranh. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ thủ thỉ như giọng kể trong

một câu chuyện cổ tích, có thời gian, không gian, có sự việc và nhân vật cụ thể.

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa. Tu hú kêu trên những cánh đồng xa…. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

+ Tám năm ròng, con số không lớn, nhưng ngày tháng cứ kéo dài, ròng rã, nặng nề. Bởi vì “những ngày ở Huế ấy, cuộc sống gia đình thật hoang vắng, quạnh hiu. Bố mẹ đi công tác xa, bận không về. Chỉ còn hai bà cháu cặm cụi bên nhau, “nhóm lửa” mỗi sớm, mỗi chiều trong tiếng tu hú kêu.

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Bên bếp lửa: “bà hay kể chuyện những ngày ở Huế”, “bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

+ Nếu trong kỉ niệm hồi bốn tuổi, ấn tượng đậm nét nhất của đứa cháu là “mùi khói” thì đến đây, ấn tượng đấy là “tiếng tu hú kêu”. Trong mười một câu thơ mà có tới 5 lần tiéng tu hú. Lúc mơ hồ văng vẳng từ “những cánh đồng xa” lúc gần gũi “nghe sao mà tha thiết”, tiếng tu hú như san thở, sẻ chia. Có lúc nó gióng giả, dồn dập, “kêu hoài”.Tiếng chim tu hú là tiếng chim quen thuộc của đồng quê mỗi độ vào hè. Tiếng chim râm ran trong vườn lá, trên cánh đồng cứ khắc khoải kêu mãi, kêu hoài, trong hiện thực đã tha thiết, tiếng chim trong nỗi nhớ như giục giã, khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong.

=> Đưa tiếng chim tu hú - một âm thanh rất đồng nội ấy vào thơ, thi sĩ Bằng Việt quả là một tâm hồn thơ gắn bó sâu nặng với quê hương, tổ quốc Việt Nam.

- Trong các cung bậc khác nhau của tiếng chim tu hú, tâm trạng của người cháu mỗi lúc một thiết tha, mạnh mẽ, hình ảnh người bà hiện rõ dần. Bên bếp lửa hồng, bà kể chuyện, chuyện đời thực ngày nay, chuyện cổ tích ngày xưa. Rồi “bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”…. Bà đã thay thế vai trò của người mẹ hiền luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên.Từng việc, từng việc, nhỏ nhẹ, âm thầm, hai bà cháu từng ngày, từng tháng và “tám năm ròng” cùng nhau “nhóm bếp lửa” để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, trí tuệ cho cháu. Chữ “bà” và “cháu” được điệp lại bốn lần gợi tả tình bà và cháu quấn quýt yêu thương. Được sống trong tình thương là hạnh phúc, người cháu tuy sống xa cha mẹ, tuy gặp nhiều thiếu thốn khó khăn, nhưng em thật hạnh

phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Vì thế cháu mới cảm thấy một cách thiết tha nồng hậu: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.

- Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn. Song nghị lực của bà vẫn bền vững, tấm lòng của người bà vẫn mênh mông. Bà là hiện thân cụ thể, sinh động nhất cho hậu phương lớn. Sống trong những năm dài của chiến tranh thế nhưng bà vẫn vững lòng trước mọi tai hoạ, thử thách:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi. Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi. Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh. Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

Bố ở chiến khu bố còn việc bố. Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Hình ảnh người bà bỗng trở nên cao lớn vĩ đại hơn trong những vần thơ hết sức chân thực. Chúng ta vô cùng thấm thía vẻ đẹp tinh thần của cả một thế hệ người VN trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vừa qua. Đó là tình đoàn kết xóm làng, là ý chí nghị lực của những người mẹ, người bà ở hậu phương hướng ra tiền tuyến và đẹp hơn hết là vẻ lung linh, bất diệt của tình bà cháu hoà trong tình yêu quê hương, Tổ quốc.

* Do đó, không phải ngẫu nhiên, từ hình ảnh “bếp lửa”, đến đây lời thơ bừng sáng

thành “ngọn lửa”.

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen. Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

+ Nếu “bếp lửa” trong những câu thơ trên chủ yếu biểu hiện cuộc sống âm thầm, lặng lẽ trong căn nhà nhỏ hẹp của hai bà cháu thì “Ngọn lửa” mà “bà nhen mỗi sớm mỗi chiều” từ dòng thơ này mang ý nghĩa khái quát, rộng lớn hơn. Đó là sức sống, là tình thương, là niềm tin của bà trong cuộc sống hai bà cháu, cuộc sống gia đình và rộng ra là đối với toàn dân tộc, với công cuộc chiến đấu lúc bấy giờ. Điệp từ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào. Tình thương, đức hi sinh, tính kiên trì, nhẫn nại của bà là nguồn nhiên liệu vô tận làm bừng sáng lên ngọn lửa vĩnh cửu, truyền cảm ấy. Hình ảnh “ngọn lửa” toả sáng câu thơ, lung linh chân dung của bà, làm ấm lòng trái tim mỗi bạn đọc chúng ta. “Ngọn lửa” biểu tượng của sự sống muôn đời bất diệt, không chỉ là của riêng bà trong kỉ niệm của cháu ở bài thơ này, mà còn là biểu tượng chung cho toàn dân tộc, đất nước ta trước kia, thắp sáng đến tận ngày nay.

Một phần của tài liệu Ôn tập ngữ văn lớp 9 luyện thi vào lớp 10 trung học phổ thông (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w