- Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm
a. Đoạn 1: Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con:
- Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru vì đây là thời kì nằm nôi của đứa trẻ, và chính những người mẹ đã ru con bằng những lời hát có hình ảnh con cò quen thuộc.
“Con cò bay la. Con cò bay lả Con cò Cổng phủ Con cò Đồng Đăng”
….
Con cò ăn đêm Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm…
Cò sợ xáo măng”
Con “còn bế trên tay”, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng Con cò bay lả, bay la
Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
- Nhưng qua lời ru, hình ảnh con cò đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức. Bởi ở tuổi này, đứa trẻ chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru – chúng chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru “ầu ơ”, để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ. Chế Lan Viên đã cảm nhận thật sâu sắc và tinh tế cái điều thiêng liêng ấy trong lời ru của người mẹ:
- Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ. Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Cho nên ở cái tuổi nằm nôi của đứa trẻ, không thể là cánh cò liên tưởng tưởng tượng của nhà thơ, mà phải là những “cánh cò đang bay” trong ca dao từ những lời ru trực tiếp của người mẹ. Những cánh cò ấy tạo ra một cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho đứa con trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân Con chưa biết con cò con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.
b. Đoạn 2:
- Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và thân thiết và đi cùng con người đến suốt cuộc đời. - Bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ đã thổi sức sống vào cánh cò, đã chắp cánh cho con cò bay ra từ trong ca dao để xuất hiện trong những khung cảnh mới lạ hàm chứa nhiều ý nghĩa:
+ Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh và đầm ấm, cò đến bên nôi, cò ngủ với trẻ:
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi +đến cò đi học cùng với bé, cánh cò quấn quýt bước chân con:
Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
+ Và sau này cánh cò bay vào câu thơ khi con làm thi sĩ.
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn….
Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa. Ở đâu, lúc nào, cò cũng ôm ấp, quấn quýt bên con, “bay hoài không nghỉ” cùng con.
=> Cánh cò đồng hành với con người từ tuổi nằm nôi đến tuổi đi học và cho đến lúc trưởng thành đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu
dàng và bền bỉ của người mẹ.