Một số cách bảo quản thức ăn.

Một phần của tài liệu Giáo án tuần 6 lớp 4 năm 2010- 2011 (Trang 25 - 27)

I.Mục đích, yêu cầu:

- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặm, đóng hộp,... - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.

- HS khuyết tật nhì tranh kể tên một số cách bảo quản và cách thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn mà em biết

- GD HS biết vận dụng cách bảo quản thức ăn ở gia đình.

II.Đồ dùng dạy - học:

GV:Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK , 3 phiếu học tập khổ A2 và bút dạ HS: SGK, vở, bút.

III.Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS khuyết tật

1.Kiểm tra bài cũ:

1) Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?

2) Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín ? -GV nhận xét và cho điểm HS.

2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài:

- Muốn giữ thức ăn lâu mà không bị hỏng gia đình em làm thế nào ?

- GV giới thiệu, ghi đề

* Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn.

HS thảo luận nhóm đôi

- Các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25

+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ? + Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?

+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì ?

- GV nhận xét các ý kiến của HS. Kết luận.

- 2 HS trả lời.HS dưới lớp nhận xét câu trả lời của bạn.

+ Cất vào tủ lạnh. + Phơi khô. + Ướp muối.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Phơi khô, đóng hộp, ngâm nước mắm, ướp lạnh bằng tủ lạnh.

+ Phơi khô và ướp bằng tủ lạnh, …

+ Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HS nghe - HS cùng bạn thảo luận - Phơi khô, làm mắm,... - HS nghe

* Hoạt động 2:Cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn: - GV chia lớp thành nhóm, đặt tên cho các nhóm theo thứ tự. + Nhóm: Phơi khô.

+ Nhóm: Ướp muối. + Nhóm: Ướp lạnh. + Nhóm: Đóng hộp.

+ Nhóm: Cô đặc với đường. + Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ?

+ Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV kết luận

* Hoạt động 3: Một số cách bảo quản thức ăn ở nhà:

- Gia đình em thường bảo quản thức ăn bằng cách nào?

- Nhận xét, kết luận 3.Củng cố- dặn dò:

- Gọi HS nêu nội dung bài học - GV nhận xét tiết học, tuyên dương

- Dặn HS về nhà học thuộc bài trên sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng gây nên.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm có cùng tên bổ sung.

*Nhóm: Phơi khô.

+ Tên thức ăn: Cá, tôm, mực, củ cải, măng, miến, bánh đa, mộc nhĩ, … + Trước khi bảo quản cá, tôm, mực cần rửa sạch, bỏ phần ruột; Các loại rau cần chọn loại còn tươi, bỏ phần giập nát, úa, rửa sạch để ráo nước và trước khi sử dụng cần rửa lại.

* Nhóm: Ướp muối.

+ Tên thức ăn: Thịt, cá, tôm, cua, mực, …

+ Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần ruột; Trước khi sử dụng cần rửa lại hoặc ngâm nước cho bớt mặn.

*Nhóm: Ướp lạnh.

+ Tên thức ăn: Cá, thịt, tôm, cua, mực, các loại rau, …

+ Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, rửa sạch, loại bỏ phần giập nát, hỏng, để ráo nước.

*Nhóm: Đóng hộp.

+ Tên thức ăn: Thịt, cá, tôm, …

+ Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, rửa sạch, loại bỏ ruột.

*Nhóm: Cô đặc với đường.

+ Tên thức ăn: Mứt dâu, mứt nho, mứt cà rốt, mứt khế, …

+ Trước khi bảo quản phải chọn quả tươi, không bị dập, nát, rửa sạch, để ráo nước.

- Phơi khô cá, ướp mặm cá, ướp lạnh thịt, ... - HS nhận xét, bổ sung - 1 HS nêu - HS cả lớp. - phơi cá, tôm, măng, lúa,... - Phơi cá, ... - Nghe

Kĩ thuật:

Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ( t1)

I.Mục đích, yêu cầu:

- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.

- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường . HS khuyết tật biết cầm kim xâu chỉ, khâu vài mũi đơn giản

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo án tuần 6 lớp 4 năm 2010- 2011 (Trang 25 - 27)