c) Xác định profin nhiệt động quy chiếu SR(Tư , qR)
2.2.4 Mưa do rãnh gió tầy (rãnh áp thấp trong dòng xiết gió tây trên cao) kết hợp với không kh í lạnh (dưới dạng tăng áp, đường đứt hoặc fron t lạnh)
Rãnh gió tây trên cao là nhiễu động sóng dạng rãnh trong đới gió tây cận nhiệt đới, thường hình thành ở độ cao khoảng 3000m trở lên, thể hiện rõ rệt nhất ở độ cao khoảng 5000m và có hướng di chuyển từ tây sang đông. Trong quá trình di chuyển về phía đông, rãnh áp thấp này có thay đổi cường độ theo hướng phát triển (rãnh sâu xuống) hoặc suy thoái (rãnh đầy lên) cùng với sự tăng giảm tốc độ gió tây nam trước rãnh.
Sự di chuyển của rãnh từ tây sang đông với tốc độ khác nhau phụ thuộc hoàn toàn vào độ nông, sâu của rãnh. Rãnh càng sâu thì tốc độ di chuyển càng chậm và ngược lại. Trong quá trình di chuyển hướng của trục rãnh cũng đổi dần từ hướng bắc - nam sang đông bắc - tây nam do tốc độ di chuyển phần phía bắc của rãnh bao giờ cũng nhanh hơn phần phía nam. Đôi khi do phần phía bắc di chuyển quá nhanh sẽ hình thành ở phía nam một nhiễu động xoáy thuận trên cao làm cản trở sự di chuyển của phần phía nam.
Mưa do rãnh gió tây trên cao có chiều từ tây sang đông cùng với sự di chuyển của rãnh, mưa chỉ xảy ra ở khu vực hội tụ gió trước rãnh với dạng mưa rào, ít khi liên tục và đa phần kèm theo dông mạnh, đôi khi kèm theo mưa đá bời đỉnh mây đối lưu phát triển tới độ cao từ 12 - 14km với sự bất ổn định của không khí lớn. Mưa do rãnh gió tây trên cao sẽ kết thúc đột ngột khi trục rãnh đi qua. lúc này hội tụ gió tây nam không còn nữa và thay vào đó là trường phân kỳ. Thông thường khi trục rãnh cách khu vực tây bác Bắc Bộ khoảng 1000km (xấp xi kinh tuyến 93 - 950E) hiện tượng mưa bẳt đầu xảy ra ở phía tây Bắc Bộ. sau đó khoảng 3 - 6 giờ sau tuỳ thuộc vào tốc độ di chuyển của rãnh mưa sẽ lan sang vùng núi phía bắc (khu vực vùng hồ Tuyên Quang). Quá trình mưa do rãnh gió tây trên cao thường
không kéo dài, thậm chí chỉ vài giờ và rất ít khi mưa lặp lại trong nhiều ngày liên tiêp. So với phía tây Băc Bộ mưa ở lưu vực vùng hô Tuyên Quang lượng mưa nhò hơn. Mưa do rãnh gió tây cũng thu hẹp phạm vi và kết thúc khi vùng hội tụ gió chuyển dịch ra ngoài khu vực.
Tuy nhiên, loại hình thế này chỉ có thể gây mưa lớn khi có tác động đồng thời của không khí lạnh ở tầng thấp (dưới dạng tăng áp, đường đứt hoặc front lạnh) tạo nên sự xáo trộn của các khối khí có nguồn gốc khác nhau hoặc có sự tác động của tín phong mạnh ở lớp khí quyển bên dưới tầng đối lưu. Với hoạt động đơn phương của rãnh gió tây thì không có khả năng gây mưa lớn, nhất là khu vực phía đông dãy Hoàng Liên Sơn, thậm chí chỉ gây mưa không đáng kể cho khu vực này.
Hình 2.4 Hình thế gây mưa do rãnh áp thấp trong dòng xiết gió táy trén cao