Mưa do ITCZ và rãnh áp thấp có trục Tây bắc Đông nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của tham số hóa đối lưu đối với dự báo mưa lớn khu vực Bắc Bộ bằng mô hình HRM (Trang 39)

c) Xác định profin nhiệt động quy chiếu SR(Tư , qR)

2.3.2 Mưa do ITCZ và rãnh áp thấp có trục Tây bắc Đông nam

Mưa do dải hội tụ và rãnh áp thâp là một trong những loại hình thế gây mưa đặc trưng và chiếm tỷ lệ tương đối lớn, đến 21,7% số đợt mưa hàng năm. Có hai

dạng cơ bản đó là ITCZ và rãnh áp thấp có trục Tây bấc - Đông nam.

a. Mưa do ITCZ

ITCZ là một dạng nhiễu động riêng trong cơ chế hoàn lưu mùa hè đối với khu vực Bắc Bộ nói chung và vùng núi phía bắc nói riêng. Trước hết, ITCZ là một vùng thời tiết xấu (nhiều mây, kềm theo mưa bất ổn định) gây ra bởi sự hội tụ giữa hai luồng gió tín phong bắc bán cầu và tín phong nam bán cầu hoặc giữa tín phong bắc bán cầu và gió mùa mùa hè mà bản chất do tín phong nam bán cầu đổi hướng khi vượt qua xích đạo tạo nên gió mùa tây nam trên khu vực đông nam Châu Á và Biển Đông. Bởi lẽ đó, đối với vùng núi phía bắc hoạt động của ITCZ thường trùng vào thời kỳ hoạt động của gió mùa tây nam trên khu vực nam Biển Đông.

Xét về mặt cấu trúc hoàn lưu và hình thế synốp, rõ ràng ITCZ chỉ có thể tồn tại khi phía bắc của nó là sự khống chế của áp cao cận nhiệt đới. Mưa do ITCZ xảy ra không liên tục, chủ yếu là dạng mưa rào do hệ thống mây Cb, Ns và chỉ xảy ra ở khu vực nào xuất hiện sự hội tụ gió trong tầng đối lưu và có chiều rộng không lớn khoảng từ 100 đến 200km. Mưa do ITCZ chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong các đợt mưa và cho lượng mưa không lớn, khoảng 30 - 50mm và tập trung vào các tháng 7, 8 và 9 khi trục của dải ITCZ ở vào khoảng 20-23 độ vĩ bắc, có hướng tây bẩc-đông nam đi qua bán đảo Lôi Châu, đảo Hải Nam hoặc vùng đông nam Trung quốc.

Hình thế synốp của hoạt động của ITCZ chỉ có khả năng cho mưa lượng lớn khi có tác động kết họp với sự tăng cường, lấn sâu về phía tây của áp cao cận nhiệt đới với sự hoạt động của gió đông nam dày phát triển đến 5km hoặc cao hơn. đặc biệt khi xuất hiện các nhiễu động xoáy thuận được hình thành trong nó...

b. Mưa do hội tụ của rãnh áp thấp có trục Tây bắc - Đông nam

Ngoài ITCZ thông thường, còn phát hiện được một loại đường hội tụ khác có hướng chủ yếu theo hướng Tây bắc - Đông nam. Sự tồn tại cùa đường hội tụ này do

sự gặp gỡ của tín phong từ áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương và gió mùa mùa hè thổi từ vịnh Belgan sang hoặc có sự xâm nhập của không khí lạnh xuống trong những tháng mùa hè. Loại hình thê gây mưa này xuất hiện không nhiều, có thể quan sát rõ ở phân dưới của tâng đôi lưu vào thời gian khoảng đầu mùa hè, khi mà áp thâp nóng An - Miên băt đâu phát triên trở lại và mở rộng sang phía đông với gió tây nam trên phần phía bắc bán đảo Đông Dương và phía bắc Biển Đông, hoặc cuối

mùa hè, trong điều kiện áp thấp nóng Án - Miến và gió tây nam ở khu vực trên chưa

mất hẳn hoặc phát triển có tính chất bột phát vào thời kỳ thịnh hành của loại gió mùa nhiệt đới này. Trong một vài trường hợp, dạng hình thế synốp hội tụ có hướng trục rãnh Tây bắc - Đông nam xuất hiện do sự nén mạnh của không khí lạnh ở khu vực Đông Nam Trung Quốc với rãnh áp thấp gió mùa làm thay đổi hướng trục rãnh theo chiều vĩ tuyến sang chiều kinh tuyến. Đó là dạng hội tụ không đặc trưng hoàn toàn của ITCZ.

Rõ ràng xét về mặt cấu trúc, mưa do dạng hình thế thời tiết hội tụ này có sự đóng góp tích cực của áp cao lạnh khu vực Đông Nam Trung Quốc và áp cao cận nhiệt đới có trục qua Trung bộ, thậm chí thấp hơn qua Nam bộ và vai trò nhiệt lực của phần đông nam áp thấp nóng phía tây. Như vậy, nguyên nhân của mưa theo dạng hình thế synop nói trên là hậu quả của sự tranh chấp giữa các khối không khí có nguồn gốc khác nhau tạo nên sự hội tụ mạnh mẽ trong khu vực mặt đệm nóng ẩm và bất ổn định lớn.

Mưa do ITCZ hoặc rãnh áp thấp có trục Tây bắc - Đông nam tuy lượng mưa không lớn nhưng thường kèm theo dông và xảy ra ban ngày nhiều hơn ban đêm. Đó là sự hội tụ của hai hay nhiều khối không khí có nguồn gốc khác nhau nên tính chất mưa của từng đợt cũng có khác nhau song xảy ra mãnh liệt nhất về cường độ mưa. tổng lượng mưa, thời gian mưa liên tục kéo dài khi xuất hiện nhiễu động xoáy thuận được hình thành ngay ở Bắc Bộ hoặc ITCZ bị nén do không khí lạnh hoặc sự lấn về phía tây của áp cao cận nhiệt đới với tín phong đông nam mạnh phát triển lên độ cao 3000 - 5000m trên khu vực Bắc Bộ. Điều kiện synốp này thuận lợi cho đối lưu phát triển mạnh mà các tài liệu khoa học thường nhắc tới quá trình đối lưu sâu trong khu vưc nhiêt đới.

Hình 2.2 Hình thế gây mưa do dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của tham số hóa đối lưu đối với dự báo mưa lớn khu vực Bắc Bộ bằng mô hình HRM (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)