L. sprorogenes
3.2. Nghiên cứu một số điều kiện nuôi cấy thích hợp của chủng
L. sprorogenes
3.2.1. Lựa chọn môi trường thích hợp nuôi cấy
Sau khi nuôi cấy chủng L. sprorogenes trên môi trường MRS, TSB, canh thang thường. Qua phép đo NTU, pH ở các thời điểm khác nhau ta xác định được sự sinh trưởng và phát triển của chủng L. sprorogenes được thể hiện qua hình 3.5.
. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 0 6 9 12 14 16 18 20 22 24 27 30 35 41 48 Thời gian N TU 0 1 2 3 4 5 6 7 8 p H
NTU MRS NTU TSB NTU CTT pH MRS pH TSB pH CTT
Hình 3.5: Khả năng sinh trưởng và phát triển chủng L. sprorogenes trên các môi trường khác nhau.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy chủng L. sprorogenes phát triển tốt nhất trên môi trường MRS vì đây là môi trường giàu dinh dưỡng. Chủng phát triển kém nhất trên canh thang thường, sau 24 giờ nuôi cấy NTU thấp chỉ được 178, số lượng tế bào chỉ đạt
2,8.108 nên không có khả năng ứng dụng để sản xuất chế phẩm. Vì vây môi trường MRS được chọn để nuôi cấy chủng L. sprorogenes.
Trong môi trường MRS: Khoảng thời gian từ 0 – 9 giờ độ đục tăng chậm (từ 5 – 145 NTU), pH môi trường giảm ít (từ 7,3 – 7,03) nên đây là khoảng thời gian chủng L. sprorogenes đang thích nghi với môi trường. Từ 9 – 16 giờ độ đục tăng nhanh(từ 145 – 786 NTU), pH môi trường giảm nhanh (từ 7,03 – 5,89) chứng tỏ đây là khoảng thời gian chủng L. sprorogenes sinh trưởng và phát triển mạnh. Từ 16 – 24 giờ độ đục tăng chậm, pH giảm chậm và sau đó độ đục và pH hầu như không thây đổi, vậy đây là khoảng thời gian chủng đã ngừng phát triển.
Trong môi trường TSB: Khoảng thời gian 0 –16 giờ độ đục tăng chậm (từ 3 – 163 NTU), pH giảm ít (từ 7,3 – 6,87) vậy đây là khoảng thời gian chủng L. sprorogenes thích nghi với môi trường. Từ 16 – 22 giờ độ đục tăng nhanh (từ 163 – 492 NTU), pH giảm mạnh (từ 6,87 – 6,05) chứng tỏ đây là khoảng thời gian chủng L. sprorogenes sinh trưởng và phát triển mạnh. Sau 22 giờ độ đuc và pH tương đối ổn định, chứng tỏ chủng L. sprorogenes đã ngừng phát triển.
Trong môi trường canh thang thường: Khoảng thời gian 0 – 16 giờ độ đục tăng chậm (1 – 68 NTU), pH giảm ít (7,3 – 7,08) vậy đây là khoảng thời gian chủng L. sprorogenes thích nghi với môi trường. Từ 16 – 20 giờ độ đục tăng nhanh (từ 68 – 166 NTU), pH giảm mạnh (từ 7,08 – 6,7) chứng tỏ đây là khoảng thời gian chủng L. sprorogenes sinh trưởng và phát triển mạnh. Sau 20 giờ độ đục và pH hầu như không thay đổi, chứng tỏ chủng L. sprorogenes đã ngừng phát triển.
3.2.2. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp
Bảng 3.2: Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng L. sprorogenes.
24 giờ 48 giờ
Thời gian
Nhiệt độ NTU CFU/ml pH NTU CFU/ml pH
280C 825 1,3.1012 5,37 806 1,7.1012 5,4 340C 847 3,3.1012 5,31 837 4,1.1012 5,3
Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở nhiệt độ từ 28 – 340C, chủng L.sprorogenes
phát triển rất tốt, sau khi lên men 24 giờ đạt 1012 CFU/ml và thay đổi không đáng kể sau 48 giờ nuôi cây. Ở nhiệt độ 370C, khả năng lên men của chủng L.sprorogenes là yếu hơn, sau 24 giờ nuôi cấy chỉ đạt 1011 CFU/ml.
Như vậy, nhiệt độ lên men thích hợp đối với chủng L.sprorogenes là khoảng 28 – 340C, tuy nhiên ở 340C cho kết quả tốt hơn. Vậy chúng tôi chọn nhiệt độ lên men là 340C.
3.2.3. pH nuôi cấy thích hợp
Bảng 3.3: Kết quả ảnh hưởng của pH lên khả năng sinh trưởng và phát triển của L. sprorogenes
24 giờ 48 giờ
Thời gian pH
NTU CFU/ml NTU CFU/ml
5,5 15 2,7.107 17 3,2.107 5,8 22 1,3.108 21 1,1.108 6,1 150 1,7.1010 148 1,3.1010 6,4 170 7,0.1010 172 5,5.1010 6,7 440 7,2.1011 441 6,5.1011 7,0 674 1,7.1012 676 1,8.1012 7,3 873 2,3.1012 870 1,9.1012 7,6 643 1,8.1012 645 1,3.1012 7,9 587 1,2.1012 586 9,9.1011 8,2 486 7,3.1011 489 6,5.1011 8,5 459 5,4.1011 462 4,6.1011
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng pH phát triển tốt nhất của chủng
L. Sprorogenes là 7,0 – 7,9 (sau 24 giờ nuôi cấy NTU đạt được khoảng 587 – 674, độ sống đạt 1011 – 1012 CFU/ml). Trong đó, pH tối ứu cho chủng L. sprorogenes là 7,3
(sau 24 giờ nuôi cấy NTU đạt 873, số lượng tế bào đạt 2,3.1012 CFU/ml). pH chủng L. sprorogenes phát triển kém nhất là 5,5 – 5,8 (sau 24 giờ nuôi cấy số lượng tế bào chỉ đạt 107 – 108 CFU/ml, NTU rất thấp khoảng 15 - 22).
Vậy pH lên men thích hợp với chủng L. sprorogenes là khoảng 7,0 – 7,9, trong đó ở pH = 7,3 cho kết quả tốt nhất. Nên chúng tôi chọn pH lên men là 7,3.
3.2.4. Nghiên cứu thời gian nhân giống thích hợp
Bảng 3.4: Kết quả nghiên cứu thời gian nhân giống thích hợp của chủng
L. sprorogenes Chỉ số Thời gian NTU CFU/ml pH 16h 789 4,7.1012 5,9 20h 823 2,3.1012 5,46 24h 813 2,8.1012 5,27
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Thời gian nhân giống 16h, 20h, 24h không có sự chênh lệch nhiều đến sinh khối cũng như độ sống của tế bào. Trong đó, giống được nuôi sau 16h cho kết quả tốt nhất ( 4,7.1012 CFU/ml ). Vì vậy, trong sản xuất ta áp dụng chế độ nhân giống 16h vừa hiệu quả vừa rút ngắn thời gian sản xuất.
3.2.5. Ảnh hưởng tỷ lệ giống cấy
Bảng 3.5: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy lên sự sinh trưởng và phát triển L. sprorogenes
24 giờ 48 giờ
Thời gian % giống
NTU CFU/ml pH NTU CFU/ml pH
5% 706 1,2.1012 5,14 694 1,7.1012 5,32
7,5% 780 1,8.1012 5,2 735 1,4.1012 5,35
Qua kết quả nghiên cứu ta nhận thấy: Tỷ lệ giống từ 5% đến 10% đều cho kết quả tốt và chênh lệch không nhiều, đều đạt độ sống 1012 CFU/ml. Vì vậy để sản xuất chế phẩm chúng ta nên chọn tỷ lệ tiếp giống là 5% cho kinh tế.
3.2.6. Nghiên cứu thời gian nuôi cấy thích hợp
Bảng 3.6: Kết quả nghiên cứu thời gian nuôi cấy thích hợp của chủng L. sprorogenes Chỉ số Thời gian NTU CFU/ml pH 24h 845 5,2.1012 5,24 36h 831 4,3.1012 5,29 48h 838 2,8.1012 5,26
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy thời gian lên men trong khoảng 24 – 48 giờ cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh khối, độ sống của tế bào. Dịch lên men cũng đạt 1012 CFU/ml, tuy nhiên thời gian nuôi cấy 24 giờ cho kết quả tốt nhất ( 5,2.1012 CFU/ml ). Vì vậy, chọn thời gian lên men là 24 giờ vừa rút gọn thời gian nuôi cấy, vừa giảm chi phí sản xuất.
CHƯƠNG 4