2.2.3.1 Phong trào cộng sản quốc tế từ 1945 đến 1991
Giai đoạn phát triển mới của phong trào cộng sản quốc tế bắt đầu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của PTCS&CNQT.
Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến khi Liên Xô tan rã, phong trào cộng sản quốc tế có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những lực lượng chính trị - tư tưởng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên thế giới. Với tư cách là một lực lượng chính trị, phong trào được cấu thành bởi ba đội ngũ: các quốc gia XHCN, các đảng
cộng sản ở các nước tư bản phát triển và các đảng cộng sản ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Nền tảng của phong trào là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thành tựu lớn nhất của phong trào cộng sản quốc tế là sự ra đời của hệ thống XHCN. Từ năm 1945 đến 1949, một loạt nước dân chủ nhân dân ở Châu Âu và Châu Á xuất hiện, cùng với Liên Xô, hình thành hệ thống XHCN trên thế giới. Từ đây thế giới chia thành hai cực đối địch nhau. Sự ra đời và phát triển của hệ thống XHCN với 1/4 diện tích đất và 1/3 dân số với những tiềm lực và thành tựu to lớn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh là nhân tố quan trọng, có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển tiến bộ của thế giới trong suốt mấy thập niên giữa thế kỷ XX.
Từ sau Thế chiến hai, phong trào cộng sản quốc tế chuyển từ một tổ chức quốc tế tập trung (Quốc tế cộng sản) thống nhất cao, có quy luật chặt chẽ, nghiêm ngặt trước đây sang một phong trào chính trị quốc tế của các đảng cộng sản tương đối độc lập, tự chủ, quan hệ với nhau bằng tình đoàn kết giai cấp có tính quốc tế với những nguyên tắc tư tưởng và chiến lược chung.
Từ sau 1945 đến đầu thập niên 90 là thời kỳ Chiến tranh lạnh và đối đầu Đông - Tây gay gắt, quyết liệt. Trong bối cảnh đó, phong trào cộng sản quốc tế có nhiều nỗ lực xây dựng và củng cố sức mạnh, đã tồn tại và hoạt động theo đúng nghĩa là một phong trào hiện thực. Sự đoàn kết, thống nhất và sức mạnh hệ thống của phong trào được xác lập và thông qua hoạt động của Cục thông tin quốc tế (1947 - 1956); các hội nghị quốc tế và khu vực; và Tạp chí Những vấn đề của hoà bình và chủ nghĩa xã hội (1958 - 1989).
Sau khi Cục thông tin quốc tế chấm dứt hoạt động, phong trào cộng sản thế giới đã xác lập được cơ chế, hình thức đoàn kết, thống nhất rộng lớn hơn. Đó là các hội nghị quốc tế các năm 1957, 1960, 1969. Thông qua các hội nghị quốc tế và các cuộc gặp gỡ nhiều bên, PTCS&CNQT tự khẳng định là một lực lượng có tổ chức, quyết tâm phối hợp hành động, đoàn kết và thống nhất trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu trước mắt và lâu dài của giai cấp vô sản thế giới.
Lần đầu tiên sau hàng thế kỷ ra đời và phát triển, CNTB phải đối mặt với một thực thể đối trọng có quy mô thế giới, đó là hệ thống XHCN. Sự thành lập và hoạt động của Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV, 1949), của Tổ chức Hiệp ước Vacsava (1955) và thế cân bằng quân sự đạt được giữa thập niên 70 … phản ánh sức mạnh hùng hậu của
CNXH hiện thực, đã ngăn chặn hoặc làm thất bại nhiều cuộc phiêu lưu quân sự, chính trị, quân sự của chủ nghĩa đế quốc.
Hơn thế, vai trò, vị trí và cống hiến lịch sử to lớn của phong trào cộng sản quốc tế sau năm 1945 là luôn luôn xung kích đi đầu, đồng thời là chỗ dựa vững chắc của phong trào giải phóng dân tộc. Mặt khác, phong trào cộng sản quốc tế sau năm 1945 đã góp phần quyết định vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới và cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội nói chung.
Bên cạnh những thành tựu to lớn, phong trào cộng sản quốc tế cũng gặp nhiều khó khăn và trải qua những thời điểm khủng hoảng nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, sự phát triển vượt bậc, sự thống nhất giữ vai trò chủ đạo trong phong trào công nhân quốc tế. Song cũng chính giai đoạn này đã nảy sinh những rạn nứt, những bất đồng quan điểm, chính kiến về những vấn đề quốc tế và đường lối chiến lược, sách lược của các đảng cộng sản.
Sự lạc hậu về lý luận và đường lối đã dẫn đến những tổn thất, khó khăn cho nhiều đảng cộng sản. Đó là khủng hoảng trong xây dựng CNXH ở Hungari (1956), Ba Lan (1956; 1970 - 1971), Tiệp Khắc (1968), Trung Quốc (1959 - 1976), Liên Xô (1965; 1969), thất bại của phong trào cộng sản ở nhiều nước Đông Nam Á (giữa những năm 60).
Từ những năm 70 đến đầu năm 1991, phong trào cộng sản lâm vào khủng hoảng và suy thoái dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, các đảng cộng sản bị mất chính quyền, thậm chí bị cấm hoạt động, nhiều cán bộ đảng viên bị truy bức về chính trị và tinh thần. Nội bộ nhiều đảng có mâu thuẫn và phân liệt, một bộ phận những người cộng sản từ bỏ lý tưởng cộng sản, từ bỏ mục tiêu XHCN, chuyển sang lập trường xã hội dân chủ hoặc thỏa hiệp với các thế lực thù địch.
Trong cách mạng Tháng Tám cũng như trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trung thành với những tư tưởng của Tuyên ngôn, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Đảng ta đã vận dụng những nguyên lý cơ bản của Tuyên ngôn để đề ra
những quyết sách đúng đắn, phù hợp, nên đã huy động được sức mạnh đoàn kết to lớn của toàn dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân và sử dụng chính quyền ấy lãnh đạo nhân dân đánh tan cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đưa đến việc kí kết hiệp
định Giơnevơ, lập lại hòa bình ở Miền Bắc, đưa Miền Bắc tiến lên CNXH, tiếp tục đấu tranh chống Đế quốc Mĩ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau hơn 30 năm chiến đấu kiên cường, dân tộc ta đã làm nên đại thắng Mùa Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thu non sông gấm vóc về một mối, đất nước sạch bóng quân thù, Đế quốc Mĩ phải rút khỏi nước ta, ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ, đất nước độc lập, thống nhất và đi lên CNXH. Đó không chỉ là thắng lợi có ý nghĩa thời đại của nhân dân Việt Nam, mà còn là thắng lợi của CNXH, thắng lợi của PTCS&CNQT, của tình hữu nghị và đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Sau thắng lợi 1975, dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cả nước cùng tiến lên CNXH. Dù còn muôn vàn khó khăn của thời hậu chiến, nhưng với lòng phấn khởi và niềm tự hào to lớn, nhân dân cả nước lại bắt tay vào khôi phục vết thương chiến tranh, khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, tập trung phát triển lực lượng sản xuất và không ngừng hoàn thiện quan hệ sản xuất mới XHCN. Nhưng do chủ quan, nóng vội và có phần duy ý chí, chúng ta đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sự phát triển trì trệ của nền kinh tế và chính trị - xã hội. Nhận thức rõ sự nghiêm trọng của các vấn đề đó, tháng 12 - 1986, Đảng ta đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VI và quyết định đổi mới, đưa Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục quá độ lên CNXH.
2.2.3.2 Phong trào cộng sản quốc tế từ 1991 đến nay
Cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống TBCN và XHCN, trải qua một thời kỳ chiến tranh lạnh dai dẳng, đã không dẫn tới sự thắng lợi lớn hơn nữa, mà trái lại, sự thất bại tạm thời và trên diện rộng của CNXH hiện thực, tức là sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu, đi liền với nó là thoái trào của PTCS&CNQT.
Đây là sự sụp đổ của mô hình XHCN cụ thể chứ không phải là sự sụp đổ của CNXH, với tư cách là một nấc thang phát triển cao hơn CNTB. Sự thật là, trên thế giới hiện nay vẫn còn nhiều nước XHCN trụ vững và phát triển không ngừng (Trung Quốc, Việt Nam…). Trong các nước mà chế độ CNXH tan rã, các lực lượng XHCN vẫn tồn tại và quyết liệt đấu tranh để giành lại thế đứng. Ở sân sau của Mỹ, hàng loạt nước Mĩ latinh đã tuyên bố đi theo con đường XHCN. Ở các nước TBCN phát triển, phong trào cộng sản và công nhân vẫn không ngừng phát triển. Và ở đó, tư tưởng XHCN, dù là CNXH - dân chủ, cũng đã từng giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh với các thế lực từ
phía hữu. Một điều đáng nói nữa là, CNTB hiện đại sở dĩ tiếp tục tạo được sức sống mới là bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân tiếp cận sự công kích của CNXH và sửa đổi một phần những khuyết tật và lực cản trong lòng chúng.
Hiện nay, mặc dù sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã để lại cho phong trào cách mạng một sự hụt hẫng nhưng không vì thế mà CNXH mất đi sức hút, sức lôi cuốn của mình. Trong thực tế, sau một thời gian ngắn chững lại, đến nay các phong trào cách mạng đã bắt đầu hồi phục, phát triển mà thắng lợi của các lực lượng cánh tả ở Châu Mĩ Latinh là ví dụ điển hình.
Thành tựu cải cách và đổi mới của các nước XHCN trong thời gian qua đã chứng tỏ sức sống và khả năng tự đổi mới để đi lên CNXH là rất mãnh liệt. Vì thế, có thể khẳng định chắc chắn rằng, những nước XHCN còn lại đang trở thành chỗ dựa và thành trì mới của CNXH hiện thực trên thế giới, có sự đóng góp to lớn và mang tính quyết định cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn cho PTCS&CNQT.
Tại khu vực các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ Latinh, phong trào cộng sản và công nhân tuy chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng của CNXH, song tuyệt đại đa số các đảng cộng sản vẫn kiên cường đứng trụ, cố gắng tìm kiếm hình thức hoạt động thích hợp.
Toàn cầu hóa hiện đang dẫn đến tình trạng cường quyền, hiếu chiến ngày càng tăng của chủ nghĩa đế quốc. Lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố sau “sự kiện 11 - 9 - 2011”, Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Apganixtan (2001) và Irắc (2003). Năm 1999, Mĩ tiến hành can thiệp quân sự ở bất cứ nơi đâu mà Mĩ cho là ở đó có biểu hiện “vi phạm” dân chủ, nhân quyền. Cuối 2002, Mĩ thông qua học thuyết “đánh đòn phủ đầu” đối với những lực lượng, những quốc gia mà Mĩ coi là mối đe dọa đến lợi ích chiến lược của Mĩ. Hiện nay, Mĩ “bật đèn xanh”, dung túng cho Ixraen đàn áp phong trào giải phóng dân tộc của người Palextin, gây chiến tranh với Libăng, Xyri, đe dọa Iran, Triều Tiên… làm cho tình hình Trung Đông thêm căng thẳng.
Những biểu hiện trên làm cho nhân loại tiến bộ và trước hết là những người cộng sản nhận thức rõ hơn bản chất thực của CNTB. Trong điều kiện mới, cho dù CNTB có thay đổi, thích nghi và phát triển như thế nào, nhưng bản chất bóc lột, phản động của nó vẫn không thay đổi. Dù có thể tận dụng những thành tựu cách mạng khoa học công nghệ hiện đại để phát triển, nhưng CNTB không thể thích nghi mãi được. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 -2009 đã nói lên những hạn chế của
chủ nghĩa tụ do kinh tế, những mâu thuẫn không thể khắc phục và giới hạn của CNTB hiện đại.
Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, hệ thống CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, PTCSVCNQT lâm vào thoái trào nhưng với bản lĩnh kiên cường của một đảng mácxít dày dạn kinh nghiệm và đã được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng, trung thành với những nguyên lý cơ bản của Tuyên ngôn, nắm chắc tình hình thực tiễn của đất nước, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin để đề ra những quyết sách đúng đắn, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vững vàng tay chèo đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thử thách và tiến lên giành những thắng lợi to lớn. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc… Chúng ta cũng đã đăng cai và tổ chức nhiều hội nghị quan trọng tầm thế giới và khu vực như APEC, các diễn đàn ASEAN, các đại hội thể thao khu vực… Tất cả những thành công đó đã minh chứng cho đường lối đúng đắn và sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và những tư tưởng cách mạng đó vẫn có ý nghĩa to lớn và là kim chỉ nam cho mọi hành động, mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam.
KẾT LUẬN
163 năm cho sự phán xét, khảo nghiệm của lịch sử đối với một tác phẩm cương lĩnh là khoảng thời gian không ngắn. Vượt qua bao biến cố của lịch sử và những thăng trầm của phong trào cộng sản toàn thế giới, TNCĐCS vẫn sáng ngời chân lý khoa học về sự thay thế không tránh khỏi của chế độ TBCN bằng chế độ mới CSCN mà giai đoạn đầu của nó là CNXH. Khẳng định giá trị vĩnh hằng của Tuyên ngôn, Lênin viết: “Cuốn sách nhỏ có giá trị bằng hàng bộ sách; tinh thần của nó, đến bây giờ, vẫn cổ
vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh” [15, tr.10].
TNCĐCS là cương lĩnh của những người cộng sản, có giá trị bền vững lâu dài. Nó không chỉ xác định mục tiêu, lý tưởng xây dựng CNCS, xóa bỏ CNTB, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, không chỉ vạch ra con đường cách mạng và lực lượng xã hội chủ chốt thực hiện con đường cách mạng đó, mà còn trình bày một cách súc tích thế giới quan khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản.
Tuyên ngôn ra đời không chỉ là sự xuất hiện một học thuyết đánh dấu sự chuyển
biến cách mạng của CNXH từ không tưởng đến khoa học, mà còn đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập. Giá trị, sức sống của
Tuyên ngôn được thực tiễn cách mạng thế giới kiểm chứng qua nhiều lần thử thách
nghiệt ngã.
Mặt khác, Tuyên ngôn ra đời giữa lúc CNTB đã phát triển ở mức cao, giữ quyền thống trị ở Châu Âu và bắt đầu bành trướng thế lực sang Châu Phi, Châu Á bằng các cuộc chinh phục. Vào thời điểm này, Tuyên ngôn không chỉ là bản cáo trạng đanh thép đối với CNTB mà còn là hồi kèn xung trận cho các cuộc đấu tranh cách mạng để giải phóng các giai cấp cần lao, các dân tộc bị áp bức và cả loài người. Nhiều cuộc cách mạng nổ ra và giành thắng lợi mà cao trào là sự hình thành hệ thống XHCN sau Thế chiến II. Vì vậy, có thể khẳng định, TNCĐCS là tuyên ngôn của thời đại.
Sau 163 năm tồn tại, Tuyên ngôn vẫn, đã, và sẽ tiếp tục là ngọn cờ chiến đấu, ngọn đèn pha soi đường cho sự phát triển của phong trào cộng sản quốc tế. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay là kết quả vận động, phát triển lâu dài, quanh co phức tạp, theo một quá trình “lịch sử - tự nhiên”. Lực lượng nòng cốt của phong trào là giai cấp công nhân; hoạt động lãnh đạo của phong trào là các Đảng cộng sản và công