Phong trào công nhân từ 1848 đến Công xã Pari (1871)

Một phần của tài liệu Luận văn triết học tác phẩm tuyên ngôn Đảng cộng sản và vai trò của nó với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (Trang 34)

2.1.1.1 Đồng minh những người cộng sản và cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ở nhiều nước Châu Âu kéo theo sự phát triển như vũ bão của lực lượng sản xuất. GCVS sinh ra từ nền đại công nghiệp ngày càng lớn mạnh, trở thành một lực lượng chính trị độc lập và đấu tranh ngày càng quyết liệt với GCTS. Tuy nhiên, vì chưa có một đường lối đấu tranh khoa học và chính xác, chưa có một tổ chức lãnh đạo sáng suốt của GCCN nên các phong trào vô sản liên tiếp thất bại.

Mặc dù trước đó đã xuất hiện khá nhiều trào lưu tư tưởng tiến bộ như: Triết học Cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh, Chủ nghĩa không tưởng Pháp… nhưng vẫn không khắc phục nổi hạn chế của phong trào công nhân. Chỉ đến khi có sự ra đời của CNCS khoa học thì việc giải quyết những yêu cầu của cuộc đấu tranh của GCCN mới được thực hiện. Trên cơ sở quan niệm đúng đắn về vai trò hoạt động thực tiễn và sứ mệnh lịch sử của GCVS, Mác và Ăngghen tích cực tham gia phong trào công nhân.

Trong phong trào công nhân khi đó, CNXH không tưởng tiểu tư sản của Vaitơlinh được phổ biến rộng rãi. Tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa chịu ảnh hưởng của tư tưởng Vaitơlinh được thành lập ở Pari năm 1836. Mác và Ăngghen từ chối

không tham gia Đồng minh những người chính nghĩa vì không tán thành khuynh hướng hoạt động của nó, nhất là đối với những hoạt động có tính chất âm mưu. Song hai ông vẫn thường xuyên theo dõi và tìm cách gây ảnh hưởng tới quan niệm lý luận của những người tham gia phong trào bằng thư từ, báo chí.

Để tạo điều kiện tuyên truyền CNCS vào phong trào công nhân và đặt sợi dây liên lạc giữa những nhà hoạt động XHCN, Mác và Ăngghen thành lập các Uỷ ban thông

tấn cộng sản. Thông qua Uỷ ban, Mác và Ăngghen đã thường xuyên trao đổi với các

lãnh tụ cánh tả của phái Hiến chương và nhiều nhà XHCN các nước khác. Công tác tuyên truyền và đấu tranh của Mác và Ăngghen chẳng bao lâu đã có kết quả trong phong trào công nhân. Một số người lãnh đạo trong Đồng minh những người chính

nghĩa bắt đầu tiếp thu những cơ sở lý luận của Mác và Ăngghen.

Đầu năm 1947, xét những thay đổi sâu sắc trong quan niệm và ý muốn cải tổ của những người lãnh đạo, Mác và Ăngghen quyết định tham gia tổ chức với một số điều kiện nhất định. Đầu tháng 6 - 1847, Đồng minh những người chính nghĩa tiến hành Đại hội ở Luân Đôn. Theo đề nghị của C.Mác và Ph.Ăngghen Đồng minh những người chính nghĩa được đổi tên thành Đồng minh những người cộng sản.

Đại hội thứ nhất của Đồng minh những người cộng sản (sau đây gọi tắt là Đồng

minh) đánh dấu một bước thắng lợi lớn về mặt tư tưởng và tổ chức. Nó chứng tỏ rằng

GCCN đã bước đầu tiếp thu học thuyết của chủ nghĩa Mác, dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của CNXH tiểu tư sản để xây dựng nên tổ chức độc lập của mình.

Đại hội lần thứ hai tiến hành từ 29 - 11 đến 8 - 12 - 1847 dưới sự lãnh đạo của Mác và Ăngghen. Sau khi thảo luận ở các cơ sở, Đại hội đã chính thức thông qua Điều lệ của Đồng minh. Đại hội giao cho Mác và Ăngghen thảo ra cương lĩnh dưới hình thức một bản tuyên ngôn. Chấp hành nghị quyết đó, hai ông đã hoàn thành nhiệm vụ sau một thời gian nghiên cứu. Tháng 2 - 1848, bản TNCĐCS lần đầu tiên được công bố ở Luân Đôn.

TNCĐCS đã chỉ ra những nhiệm vụ chiến lược cơ bản của GCCN, khẳng định sự nghiệp giải phóng GCCN là sự nghiệp của bản thân GCCN và nó chỉ có thể thực hiện được với sự đoàn kết của vô sản tất cả các nước liên hiệp lại, đồng thời giải phóng cho toàn nhân loại. Tuyên ngôn chỉ ra rằng, trong công cuộc đấu tranh để tự giải phóng, GCVS phải lập ra chính đảng độc lập của mình và sử dụng con đường cách mạng bạo lực. GCVS trước hết phải tiêu diệt giai cấp tư sản nước mình. Ở những nước chưa làm

cách mạng dân chủ tư sản, những người cộng sản có trách nhiệm ủng hộ mọi phong trào cách mạng chống chế độ đương thời và tìm cách liên minh với các lực lượng dân chủ tiến bộ. Trong quá trình liên minh, những người cộng sản phải giữ vững tính độc lập của mình.

Với những nội dung khoa học và cách mạng ấy, GCVS toàn thế giới đã nghiên cứu TNCĐCS, coi đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình.

2.1.1.2 Vai trò của “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đối với cao trào cách mạng 1848 - 1849 ở Châu Âu

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị diễn ra trầm trọng ở các nước TBCN. Đời sống của công nhân và nhân dân lao động hết sức khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và các cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, quyết liệt. Một số nước ở Châu Âu còn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế, đất nước bị chia cắt đã cản trở sự phát triển kinh tế TBCN. Do đó, nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản đặt ra hết sức cấp bách.

Việc thành lập “Đồng minh những người cộng sản” và sự ra đời của tác phẩm TNCĐCS là những sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của phong trào công nhân.

Những điều kiện trên đã làm xuất hiện tình thế cách mạng ở Châu Âu. Cao trào cách mạng bùng nổ, trong đó nổi bật và điển hình nhất là cuộc cách mạng ở Pháp và Đức.

Tháng 2 - 1848 ở Pháp nổ ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhằm tiêu diệt chế độ quân chủ, thiết lập nền cộng hòa tư sản. Cuộc cách mạng nổ ra trong bối cảnh mâu thuẫn giữa GCVS và tư sản phát triển gay gắt. Trong cuộc cách mạng này, GCVS giữ vai trò quyết định. Ngày 24 - 2, cuộc khởi nghĩa vũ trang của quần chúng giành thắng lợi, nền cộng hòa được thành lập, đưa ra khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái. Đến ngày 29 - 2, Ủy ban lao động được thành lập. Ngày 2 - 3, Chính phủ buộc phải ra đạo luật giảm một giờ lao động trong ngày và cho xây dựng các công xưởng quốc gia để giải quyết việc làm cho công nhân.

Tháng 5 - 1848, Quốc hội Lập hiến ra đời. Chính phủ mới được thành lập. Hai đại biểu công nhân bị gạt ra khỏi chính phủ. Bộ lao động bị giải thể. Trước tình hình đó, ngày 22 - 6 - 1848, công nhân dựng chiến lũy, thành lập nghĩa quân và tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Công nhân chiến đấu vô cùng anh dũng song vì thiếu một chính đảng

lãnh đạo nên cuộc khởi nghĩa thất bại. Các cuộc đấu tranh của GCCN bị đàn áp đẫm máu.

Cuộc cách mạng tháng Sáu là trận giao chiến lớn đầu tiên diễn ra giữa hai giai cấp đối lập trong xã hội hiện đại. Đó là cuộc đấu tranh để duy trì hoặc tiêu diệt chế độ tư sản.

Ở Đức, trong tháng 2 và 3 - 1848, nổ ra cuộc mít tinh lớn của công nhân, thợ thủ công, nhà buôn và trí thức. Họ đòi được vũ trang cho nhân dân, đảm bảo tự do báo chí và yêu cầu triệu tập nghị viện toàn Đức. Nông dân đứng lên chống lại bọn phong kiến và giành được nhiều thắng lợi. Giai cấp tư sản tự do được mời ra nắm chính quyền. Chế độ kiểm duyệt bị bãi bỏ, quyền tự do hội họp được ban hành.

Như vậy, GCVS Đức cùng với các lực lượng dân chủ tiến bộ khác, là lực lượng chủ yếu đấu tranh giành thắng lợi nhưng thành quả cách mạng lại rơi vào tay giai cấp tư sản. Điều đó chứng tỏ rằng, GCVS Đức, mặc dù có tinh thần cách mạng rất cao, nhưng vẫn còn ảo tưởng vào GCVS, chưa nhận ra kẻ thù của giai cấp mình.

2.1.1.3 Công xã Pari 1871

Đầu những năm 70 của thế kỷ XIX là thời kỳ chuyển biến quan trọng trong lịch sử thế giới. CNTB được xác lập ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và bắt đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Phong trào công nhân cũng bước vào giai đoạn mới đánh dấu bằng cuộc cách mạng vô sản năm 1871 ở Pháp và sự thành lập Công xã Pari, nhà nước vô sản đầu tiên của giai cấp công nhân thế giới.

Dưới ách thống trị của nền Đế chế II, nhân dân lao động Pháp vô cùng cực khổ và căm phẫn. Mâu thuẫn giai cấp và xã hội ngày càng tăng lên. Chính quyền Pháp đã gây ra cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (19 - 7 - 1870) hy vọng chiếm lại những vùng đất bị mất từ 1814 và làm suy yếu phong trào cách mạng ở trong nước. Tuy nhiên, cục diện cuộc chiến tranh đã không diễn ra theo ý muốn của chính quyền Pháp, mà ngược lại, Pháp có nguy cơ bị Phổ xâm lược. Thủ đô Pari bị Phổ bao vây. Vì vậy, nền công hòa và bảo vệ tổ quốc trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với nhân dân Pháp. Đế chế II tỏ ra bất lực, nhu nhược và là trở ngại trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.

Ngày 4 - 9 - 1870, được tin quân Pháp thua trận ở Xêđăng, nhân dân nổi dậy làm cách mạng lật đổ nền thống trị của Đế chế II, tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa. Chính phủ Vệ quốc được thành lập và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GCVS Pari giữ vai trò nòng cốt trong cuộc đấu tranh. Trước áp lực mạnh mẽ của quần chúng, chính phủ buộc phải chấp nhận vũ trang cho nhân dân.

Tuy nhiên, hoảng sợ trước sức mạnh của quần chúng, chính phủ Vệ quốc của GCTS đã tìm cách chống lại nhân dân, cam tâm bán rẻ tổ quốc cho quân Phổ để bảo vệ lợi ích cho GCTS Pháp. Trước tình hình ấy, Ủy ban trung ương đội vệ binh ra lời kêu gọi quần chúng chống lại chính phủ.

Dưới sự lãnh đạo của GCVS, nhân dân Pari tiến hành bầu cử Hội đồng công xã. Công xã Pari đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như: Bãi bỏ chế độ quân thường trực, thành lập đội vệ binh quốc dân để bảo vệ thành phố và chống lại quân đội Phổ, giải tán cảnh sát và hiến binh, tách hoạt động của nhà thờ ra khỏi các công việc của trường học và nhà nước, thực hiện quyền làm chủ xí nghiệp của công nhân, thành lập các hợp tác xã sản xuất, giải quyết nạn thất nghiệp…

Những biến đổi về đời sống chính trị và văn hóa của xã hội do công xã bắt tay thực hiện đã vượt xa những cải cách mạnh bạo nhất trong các cuộc cách mạng trước đó. Các biện pháp mà công xã đề ra đã góp phần ổn định tình hình, xây dựng và củng cố chế độ xã hội mới. Đây chính là một nhà nước kiểu mới, hình thức chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, do phạm phải nhiều sai lầm và bị giai cấp tư sản tập trung lực lượng đàn áp, Công xã Pari đã thất bại.

Tuy chỉ tồn tại trong 72 ngày nhưng Công xã Pari đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế, bởi nó đã giáng những đòn chí mạng đầu tiên vào CNTB, đồng thời báo hiệu sự mở đầu của thời đại cách mạng vô sản với những bài học sâu sắc về tiến hành cách mạng, thiết lập và bảo vệ nền chuyên chính vô sản.

Đương thời, C.Mác đã tổng kết những bài học kinh nghiệm của Công xã Pari bằng tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”. Trong tác phẩm này C.Mác đã đánh giá rất cao tinh thần quật cường, ý chí hy sinh anh dũng và ý nghĩa lịch sử to lớn của Công xã. Ở đây, nhiều vấn đề lý luận của CNXH khoa học được C.Mác xác minh, kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển. C.Mác cũng chỉ ra những nhược điểm, sai lầm và nguyên nhân dẫn đến thất bại của Công xã.

Với sự phân tích khoa học của C.Mác, mỗi nhược điểm, sai lầm của công xã Pari đều trở thành bài học kinh nghiệm xương máu giúp cho GCVS quốc tế tiến lên giành được những thắng lợi sau này. Nó cũng chứng thực vấn đề, giai cấp công nhân không

chỉ nắm lấy bộ máy nhà nước sẵn có để phục vụ cho lợi ích của mình mà phải “đập tan bộ máy quan liêu - quân sự”, coi đó là “điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc cách mạng nhân dân thực sự”. Nhưng thay cho bộ máy nhà nước cũ đã bị đập tan, thì phải tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước kiểu mới như thế nào, đó là điều mà trong TNCĐCS C.Mác và Ph.Ăngghen chưa dự đoán được cụ thể, kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh giai cấp ở nước Pháp và Công xã Pari đã làm sáng tỏ vấn đề đó. C.Mác đã vạch rõ rằng, công xã là một nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân, là hình thức cụ thể của chuyên chính vô sản. Trong nhà nước đó, bản thân quần chúng nhân dân trở thành chủ thể của quyền lực: Công xã chính là hình thức chính trị của sự giải phóng xã hội mà GCCN và nhân dân lao động tạo ra. Những kinh nghiệm quý báu của Công xã Pari đã làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác, soi sáng cho GCVS quốc tế trên nhiều vấn đề cơ bản của cách mạng.

Như vậy, các cuộc cách mạng Châu Âu 1848 - 1849 và Công xã Pari 1871 là sự kiểm nghiệm Tuyên ngôn trong thực tiễn. Việc Công xã Pari 1871 với chính quyền của GCCN đứng vững suốt 72 ngày đã đánh dấu một vết rạn nứt đầu tiên hiển nhiên và không bao giờ hàn gắn nổi của chế độ tư bản.

Kể từ khi có TNCĐCS soi đường, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế mới có những bước phát triển vượt bậc. Công xã Pari đã cho GCCN thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng một chính đảng tiên phong của GCCN. Chỉ có chính đảng của giai cấp vô sản mới nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, biết giáo dục và tổ chức GCCN một cách bền bỉ và có phương pháp, mới có thể đánh giá tình hình khách quan và chủ quan một cách đúng đắn, vận dụng các hình thức đấu tranh thích hợp để tiến đến thắng lợi.

Sự ra đời của Công xã Pari vừa là sự kiểm nghiệm, vừa là sự chứng minh tính khoa học và cách mạng của Tuyên ngôn về sứ mệnh lịch sử của GCCN. Công xã đã khuấy động mạnh mẽ phong trào XHCN ở toàn thể Châu Âu, dạy cho giai cấp vô sản Châu Âu “đặt những vấn đề cách mạng XHCN một cách cụ thể”. Tuy có phạm sai lầm và thất bại nhưng nó “vẫn là một kiểu mẫu vĩ đại nhất của phong trào vô sản vĩ đại nhất trong thế kỷ XIX”.

Có thể nói, cuộc nội chiến ở Pháp và đặc biệt là Công xã Pari chính là những thử nghiệm quan trọng nhất cho các quan điểm cơ bản được trình bày trong Tuyên ngôn.

Dù chỉ tồn tại được 72 ngày nhưng Công xã Pari đã góp phần quan trọng khẳng định giá trị chân lý của lý tưởng CSCN.

V.I.Lênin đã coi Công xã Pari là một kiểu mẫu của nhà nước vô sản, đó là hình thức chính trị “rốt cuộc đã được tìm ra”. Ông chỉ ra rằng, “trong phong trào hiện nay

tất cả chúng ta đều dựa vào kinh nghiệm của Công xã” [18, tr.414]. Công xã Pari là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên, là hình thức thứ nhất của chuyên chính vô sản.

Một phần của tài liệu Luận văn triết học tác phẩm tuyên ngôn Đảng cộng sản và vai trò của nó với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (Trang 34)