0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Phong trào công nhân từ sau Công xã Pari đến năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TRIẾT HỌC TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ VỚI PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ (Trang 47 -47 )

Sự thất bại của Công xã Pari không làm cho phong trào công nhân quốc tế lùi bước. Trái lại, chính khí thế cách mạng đó đã cổ vũ phong trào cộng sản quốc tế tiếp

tục phát triển. Nửa đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, phong trào công nhân thế giới còn đang ở giai đoạn chuyển tiếp và đang trong quá trình lựa chọn những hình thức, phương pháp đấu tranh thích hợp với một thời kỳ mà tính chất căn bản đã thay đổi. Sau Công xã Pari 1871, Quốc tế I giải tán. Phong trào công nhân bắt đầu thời kỳ mới tập hợp lực lượng, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chống CNTB.

Từ nửa sau thập niên 70 của thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, phong trào công nhân quốc tế mới thật sự trở thành phong trào rộng lớn ở nhiều nơi như Châu Âu, Châu Mỹ và các nước thuộc địa.

2.1.4.1 Phong trào công nhân ở các nước Châu Âu

Ở Châu Âu, phong trào đấu tranh của GCCN diễn ra rộng khắp với nhiều hình thức khác nhau. Ở Pháp, Đảng công nhân chính thức được thành lập năm 1880. Từ đó, phong trào công nhân được phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, đến những năm 90, phong trào công nhân vẫn ở trong trạng thái phân tán, thiếu một tổ chức thống nhất. Nhiều phái XHCN hoạt động tách rời nhau, có khi đối lập nhau. Phong trào nghiệp đoàn bị phân hóa thành nhiều tổ chức như Liên hiệp công đoàn, Liên hiệp nghiệp đoàn lao động… Năm 1902, Tổng liên đoàn lao động được thành lập là tổ chức hợp nhất các nghiệp đoàn, đáp ứng yêu cầu thống nhất của công nhân.

Những năm đầu thế kỷ XX được đánh dấu bằng một cao trào đấu tranh mới của GCCN. Tình cảnh của quần chúng cơ bản hết sức khổ cực dẫn tới cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, trong nội bộ phong trào công nhân lại xảy ra mâu thuẫn. Tháng 4 - 1905, Đảng xã hội thống nhất được hình thành. Họ tập trung sức lực vào việc tham gia các hoạt động nghị trường, các cuộc tuyển cử và tuyên truyền ảo tưởng “chuyển sang CNXH bằng con đường hòa bình”.

Ở Đức, sự thống nhất đất nước và sự phát triển kinh tế làm cho GCCN Đức trở nên đông đảo, tập trung và có khả năng đấu tranh trên quy mô toàn quốc. Vì bị bóc lột nặng nề, đồng lương thấp, điều kiện lao động khắc khổ mà phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống của công nhân phát triển mạnh mẽ. Cũng tại quốc gia này, phong trào công nhân đã sáng tạo ra một hình thức đấu tranh mới, đấu tranh nghị trường, đấu tranh hợp pháp.

TNCĐCS đã tuyên bố rằng, một trong những nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của GCCN là phải giành cho được chính quyền dân chủ. Nắm vững tinh thần của Tuyên

đã lập tức coi việc đó là nghiêm túc và đã bầu Auguxtơ Bêben vào Quốc hội Lập hiến thứ nhất” [27; tr.767]. Chính việc làm này của công nhân Đức đã mở ra một hình thức

đấu tranh mới “được làm mẫu mực cho công nhân tất cả các nước” [27; tr.767].

Ngay khi phương pháp đấu tranh đó được công nhân Đức phát minh ra, thì hầu hết các nước có phong trào công nhân “càng ngày người ta càng hiểu rõ rằng cần phải xét

lại sách lược cũ. Đâu đâu người ta cũng theo gương công nhân Đức là lợi dụng quyền bầu cử, giành lấy tất cả những vị trí mà chúng ta có thể giành được” [27; tr.775]. Điều

này thể hiện rõ nhất ở Bỉ. Ở đây, yêu sách đòi quyền phổ thông đầu phiếu được nêu lên ngay từ nửa sau thập niên 80.

Khác với công nhân Đức, Pháp, Bỉ, phong trào đấu tranh của công nhân Nga phát triển với mức độ mạnh hơn. Trong những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào công nhân Nga phát triển nhanh cả về số lượng và tổ chức. Năm 1861, chế độ nông nô bị thủ tiêu tạo điều kiện cho CNTB công nghiệp ở Nga phát triển. Vào những năm 80 của thế kỷ XIX, GCCN Nga bắt đầu thức tỉnh và đấu tranh chống tư bản. Nhiều công nhân tiên tiến đã hiểu rằng, muốn đấu tranh có hiệu quả cần phải có tổ chức. Do vậy, năm 1875, ở Ôđêxa, Hội Liên hiệp công nhân Miền Nam nước Nga ra đời, năm 1878, ở Pêtécbua, Hội công nhân Miền Bắc nước Nga thành lập.

Đầu thế kỷ XX, GCCN Nga đã trực tiếp tham gia cuộc cách mạng 1905 - 1907. Ngày 9 - 1 - 1905, hơn 140.000 công nhân Pêtécbua biểu tình tiến đến cung điện Mùa Đông. Họ đến gặp Nga hoàng và gửi những yêu sách về tự do báo chí, ngôn luận, tự do lập hội của công nhân, triệu tập một hội nghị Lập hiến để thay đổi chế độ chính trị ở Nga, đòi quyền bình đẳng trước pháp luật, thi hành luật làm việc 8 giờ một ngày, giao ruộng đất cho nông dân… Nga hoàng ra lệnh đàn áp đẫm máu. Từ đó, công nhân hiểu ra rằng, chỉ có đấu tranh mới có thể giành được quyền sống cho mình.

Toàn thể GCCN và cả nước Nga căm phẫn trước tội ác của Nga hoàng. Khắp nơi, công nhân bãi công để phản đối và đưa ra những yêu sách chính trị. Mùa xuân năm 1905, cách mạng lan ra khắp cả nước. Tuy nhiên, từ 1906 đến 1907, phong trào công nhân vừa phải chiến đấu, vừa phải rút lui.

Từ tháng Giêng năm 1917, công nhân Pêtơrôgrát đã có những cuộc biểu tình ngày càng phát triển với một sức mạnh mới. Ở đây, những người Bônsêvích quyết định tiếp tục bãi công, tiến tới tổng khởi nghĩa và chuyển thành khởi nghĩa. Ngày 25 - 2, toàn bộ công nhân Pêtơrôgrát bãi công chính trị, họ mang theo cờ đỏ và những khẩu hiệu “Đả

đảo Nga hoàng”, “Đả đảo chiến tranh”. Sáng 26 - 2, theo lời hiệu triệu của những người Bônsêvích, công nhân chuyển bãi công chính trị thành cuộc khởi nghĩa, tước vũ khí của cảnh sát và tự trang bị cho mình. Ngày 27 - 2, cuộc khởi nghĩa lan ra khắp thành phố. Ở các nơi, nhân dân nổi dậy thành lập Xô viết đại biểu công nhân và binh sĩ.

Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga đã thắng lợi nhưng chính quyền trung ương lại rơi vào tay GCTS. Vì vậy, lúc này GCCN Nga chỉ có thể giành chính quyền bằng con đường khởi nghĩa vũ trang. Dưới ánh sáng của Tuyên ngôn, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lênin và Đảng Bônsêvích, cách mạng Tháng Mười Nga đã giành thắng lợi, thiết lập nên nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.

Thực hiện theo đường lối mà Tuyên ngôn đã vạch ra, sau khi cách mạng Tháng Mười thắng lợi, nhiệm vụ hàng đầu của GCCN Nga là đập tan bộ máy nhà nước cũ của GCTS và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.

Chính quyền Xô Viết đã ban hành hàng loạt các đạo luật và sắc lệnh, khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị, triệt để thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, xóa bỏ mọi sự phân biệt đẳng cấp, dân tộc và mọi tước vị phong kiến, quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng tư nhân. Sắc luật quốc hữu hóa toàn bộ nền đại công nghiệp được ban hành. Như thế, công cuộc quốc hữu hóa đã được thực hiện nhằm đập tan các thế lực kinh tế tư sản, xóa bỏ các quan hệ TBCN và thiết lập hệ thống kinh tế XHCN.

Đầu tháng 12 - 1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao đã được thành lập nhằm thống nhất quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân của đất nước, thực hiện những chức năng tổ chức kinh tế của nhà nước Xô viết. Từ mùa xuân năm 1918, sắc luật ruộng đất được thực hiện nhằm thỏa mãn nhiều nguyện vọng từ lâu đời của người nông dân Nga. Cách mạng Tháng Mười và những chính sách của chính quyền Xô viết là sự vận dụng một cách sáng tạo và có nguyên tắc những nguyên lý mà Tuyên ngôn đã vạch ra. Cuộc cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa lịch sử trọng đại, không những với nước Nga mà còn đối với thế giới.

Cách mạng Tháng Mười đã mở ra một kỷ nguyên mới đối với nước Nga, kỷ nguyên giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc không phải Nga được giải phóng, thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. Một chế độ xã hội mới - chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa - đã được thiết lập

với mục tiêu cao cả là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng cho mọi người lao động.

Cách mạng Tháng Mười Nga có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện thế giới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Thế giới đã phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập, hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng Tháng Mười đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Ngay sau thắng lợi của cách mạng Tháng Mười, một cao trào cách mạng đã dấy lên sôi nổi ở Châu Âu trong những năm 1918 - 1923 làm chấn động dữ dội nền thống trị của giai cấp tư sản độc quyền ở nhiều nước.

Hơn nữa, Cách mạng Tháng Mười đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười không những đã thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu tranh mà còn chỉ ra con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước - xu hướng đi theo ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin với nhận thức mới: Phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. Tính tất yếu của sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản. Nhờ đó, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ và giành được những thắng lợi quan trọng.

2.1.4.2 Phong trào công nhân ở các nước thuộc địa

Ngay từ khi mới ra đời, GCCN ở các nước thuộc địa và phụ thuộc đã tham gia vào cuộc đấu tranh dân tộc. Bất kỳ ở đâu, hễ cách mạng bùng nổ, họ đều cùng với giai cấp nông dân đi đầu và là động lực của cách mạng. Chính trong quá trình tiến hành các cuộc bãi công cũng như sử dụng các hình thức đấu tranh khác, giai cấp công nhân các nước thuộc địa đã xây dựng được tình đoàn kết giai cấp, tiến tới bước đầu thành lập các tổ chức của mình. Thoạt đầu có các hình thức tổ chức hội tương tế, hội ái hữu…

sau đó đã tổ chức ra công đoàn, có nơi lập ra đảng với danh nghĩa là tổ chức chính trị của những người công nhân.

Đầu thế kỷ XX, phong trào công nhân các nước thuộc địa và phụ thuộc đã có một bước tiến mạnh mẽ. Nhiều nơi, giai cấp công nhân đang vươn tới tự khẳng định mình là một lực lượng chính trị độc lập.

Ở Mỹ Latinh, đầu thế kỷ XIX, nhiều quốc gia giành được độc lập về chính trị. Tuy nhiên, phong trào công nhân ở đây cũng gặp không ít khó khăn. Mãi đến đầu thế kỷ XX, phong trào công nhân mới tách khỏi phong trào dân chủ nói chung và bước đầu đi vào tổ chức, tiếp thu một cách sáng tạo những kinh nghiệm của cách mạng thế giới.

Ở Châu Á, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, GCCN công xưởng đã hình thành trong các nước thuộc địa, đã thành lập được một số tổ chức của riêng mình nhưng phong trào đấu tranh vẫn chưa có chuyển biến tích cực.

Việt Nam là một nước thuộc địa của Pháp, từ 1871 đến 1917 đã có nhiều phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra nhưng sự liên kết giữa các phong trào còn lẻ tẻ, rời rạc, và chưa có một chính đảng lãnh đạo nên đã nhanh chóng thất bại. GCCN mặc dù ra đời ngay từ khi Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần I nhưng số lượng còn non yếu, chưa ý thức được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình nên trong giai đoạn này phong trào đấu tranh của họ chưa được biết đến.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TRIẾT HỌC TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ VỚI PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ (Trang 47 -47 )

×