5. Nội dung nghiên cứ u
1.4.4.1 Sự tham gia của các nguồn điện phân tán
Từ phân tích trong phần 1.3 cho thấy, DG có tác động rất tích cực đến chỉ
tiêu KT-KT của HTCCĐ như nâng cao độ tin cậy CCĐ, nâng cao hiệu quả quản lý nhu cầu điện năng (DSM), giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng, giảm
điện năng nhận từ HTĐ. DG làm giảm sự phụ thuộc vào khả năng CCĐ từ HTĐ, giảm chi phí truyền tải và phân phối [53][64][65][69][97][99][116]. Hơn nữa, DG sử dụng nguồn năng lượng mới, tái tạo có thể dễ dàng bổ sung xây dựng và
được coi là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư của các DG sử dụng năng lượng mới và tái tạo thường cao, công suất phát không ổn định. Khi DG tham gia trong HTCCĐ sẽ
làm thay đổi trào lưu công suất, làm phức tạp thêm các hệ thống bảo vệ và đo lường. Vận hành HTCCĐ cũng trở nên phức tạp hơn khi công suất của DG sử
dụng năng lượng tái tạo thường thay đổi theo nguồn năng lượng sơ cấp và khả
năng ổn định kém [122][123][124][150]. Ngoài ra, DG sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề mới trong bài toán qui hoạch HTCCĐ như thay đổi lộ trình đầu tư các thiết bị (đường dây, TBA), thay đổi lượng điện năng nhận từ HTĐ, thay đổi chi phí đầu tư dẫn tới thay đổi chỉ tiêu KT-KT của hệ thống. Hơn nữa, số lượng biến lựa chọn và mức độ phức tạp của các mô hình qui hoạch sẽ tăng lên đáng kể khi có DG trong HTCCĐ.
Một số DG không bị hạn chế về vị trí và công suất xây dựng bởi nguồn năng lượng sơ cấp như PMT, máy phát diesel hay tuabin khí nhỏ thì việc lựa chọn vị trí, thời gian và công suất xây dựng DG là mục tiêu của bài toán qui hoạch HTCCĐ. Thông số lựa chọn không hợp lý sẽ dẫn tới tăng công suất truyền tải trên đường dây, tăng tổn thất công suất, làm quá tải thiết bị và không đảm bảo
chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện. Ngoài ra, với những DG sử dụng năng lượng tái tạo nhưng bị hạn chế về vị trí xây dựng và giới hạn công suất theo nguồn năng lượng sơ cấp như thủy điện nhỏ thường lựa chọn công suất lớn nhất
để tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo. Khi đó, giới hạn công suất theo nguồn năng lượng sơ cấp cần được sử dụng.
Những năm đầu của thế kỷ XXI đã có một số thay đổi lớn về môi trường công nghiệp điện lực và phát triển của khoa học công nghệ như quá trình tái cơ
cấu TTĐ, công nghệ phát điện được cải thiện, khó khăn về không gian xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối, vấn đề ô nhiễm môi trường khiến cho DG ngày càng được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới như ở
Châu Âu (Đức, Hà Lan…), Châu Mỹ (Mỹ, Canada…) và Châu Á [114].
Vì vậy, nghiên cứu ứng dụng DG trong qui hoạch HTCCĐ cần được đặc biệt quan tâm với mục tiêu lựa chọn được công nghệ, vị trí và công suất đầu tư
tối ưu của DG cũng như các thiết bị của HTCCĐ.