Đầu to thanh truyền:

Một phần của tài liệu Ngân hàng câu hỏi thi và đáp án bổ túc nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM) máy trưởng hạng nhì môn Nghiệp vụ máy trưởng (Trang 48)

Kích thước đầu to Thanh truyền phụ thuộc vào đường kính và chiều dài cổ thanh truyền. Đầu to thanh truyền thông thường được chế tạo thành hai nửa; nửa phía trên chế tạo cùng thân thanh truyền, nửa phía dưới chế tạo rời, rồi ghép với nửa trên bằng bulong.

Đầu to có bạc lót, bạc cũng chia thành 2 nửa hình lòng máng, được cố định với đầu to bằng chốt hoặc gờ định vị. Mặt trong của bạc có lỗ dẫn dầu và máng dẫn dầu bôi trơn. Để điều chỉnh khe hở giữa bạc lót đầu to và cổ thanh truyền trong quá trình sửa chữa sau này, đôi khi người ta lắp những miếng đệm mỏng vào mặt phân chia của hai nửa đầu to. Khi bạc mòn, khe hở tăng, người ta lấy dần các miếng đệm ra để điều chỉnh lại khe hở. Nhưng khuyết điểm của việc này là: khi dùng những miếng đệm sẽ làm giảm độ cứng vững của đầu to, tải trọng tác dụng lên bulong thanh truyền sẽ tăng. Ngoài ra, khi lấy bớt các miếng đệm cần điều chỉnh ra, lỗ lắp cổ thanh truyền không còn tròn nữa, phải cạo rà lại bạc mới dùng được.

Câu 8: Trình bày công dụng, điều kiện làm việc của bệ đỡ chính. Từ bản vẽ cho trước phân tích cấu tạo của bệ đỡ chính? (4 điểm).

Trả lời:

* Công dụng:

Cùng với thân động cơ, bệ đỡ chính là phần chính của bộ khung động cơ, góp phần đảm bảo độ cứng vững của toàn bộ động cơ cũng như đảm bảo cho trục khuỷu làm việc ổn định. Về cơ bản, bệ đỡ chính có các công dụng sau:

- Chứa và hứng dầu nhờn. - Là nơi đặt bệ đỡ trục khuỷu.

- Đỡ toàn bộ các chi tiết phía trên nó. - Gá động cơ với vỏ tàu.

* Điều kiện làm việc:

- Chịu một phần tác dụng của áp lực khí cháy. - Chịu lực nén của toàn bộ các chi tiết phía trên nó.

- Chịu lực quán tính do các chi tiết thuộc phần động sinh ra.

* Cấu tạo của bệ đỡ chính:

1. Xà ngang; 2. xà dọc; 3. lỗ lắp bulong; 4. hộp trục; 5. tai dọc; 6. lỗ lắp ghép nắp bệ đỡ; 7. ổ đặt bạc trục; 8. lỗ lắp ghép trên động cơ với vỏ tàu.

Cấu tạo một bệ đỡ đơn giản được biểu diễn trên hình vẽ. Hai xà dọc được liên kết với nhau bằng các xà ngang (có tiết diện hình chữ I, hình hộp hay các tiết diện khác nhau) bố trí giữa các xilanh. Các xà ngang này chia bệ đỡ chính thành nhiều ngăn khác nhau, phía trên là ở đỡ trục khuỷu, phía trên nữa là xilanh. Trên xà dọc và xà ngang người ta còn đúc nhiều gân gia cường để tăng độ vững chắc. Trên xà ngang có các lỗ để bắt guzông lắp ổ đỡ trục khuỷu.

Phía dưới của bệ đỡ chính là đáy động cơ (cacte) để chứa và hứng dầu bôi trơn. Đáy chứa dầu thường nghiêng về phía dưới động cơ hay nghiêng vào giữa để tập trung dầu nhờn. Để làm rãnh dẫn dầu cho toàn bộ hệ thống bôi trơn tuần hoàn, người ta thường chế tạo những lỗ suốt dọc toàn bộ các phần của bệ đỡ chính.

Lỗ 3 trên xà dọc để bắt guzông nối bệ đỡ chính với thân động cơ, loại này thường có trong động cơ cỡ lớn. Bệ đỡ chính của các động cơ nhiều xilanh thường được chế tạo thành nhiều đoạn (bằng phương pháp đúc) sau đó liên kết cứng lại với nhau bằng bulong.

Trên thành bệ đỡ chính có lỗ để cắm que kiểm tra mức dầu nhờn. Bệ đỡ chính được ghép chặt trên đà tàu thông qua những tấm căn và bằng các bulong.

Trả lời: * Công dụng

- Bao kín không gián công tác của chất khí. - Truyền nhiệt cho sơ mi xilanh.

- Giảm va đập của piston vào thành sơ mi xilanh

* Điều kiện làm việc

- Chịu nhiệt và áp suất cao của khí cháy (nhất là xecmang trên cùng) - Chịu mài mòn liên tục trong suốt quá trình động cơ hoạt động - Chịu va đập với thành rãnh khi piston đổi chiều.

Câu 10: Nêu công dụng, yêu cầu và điều kiện làm việc của nắp xilanh? (4 điểm). Trả lời:

* Công dụng:

- Cùng với xilanh và đỉnh piston tạo thành không gian công tác của chất khí và dung tích buồng đốt, quyết định hình dáng và thể tích buồng đốt.

- Cố định ống lót xilanh.

- Là nơi để lắp đặt nhiều chi tiết khác (đường ống và xupap nạp, thải; vòi phun, …)

* Yêu cầu

- Phải có kết cấu hợp lý để chịu được các lực tác dụng, giảm độ biến dạng không đồng đều.

- Gia công chế tạo phải chính xác, đường dẫn nước và dẫn khí phải đảm bảo lưu thông tốt.

- Vật liệu chế tạo phải đảm bảo độ bền, chịu được ăn mòn, mài mòn và ít bị biến dạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Riêng với nắp xilanh của động cơ diezel còn có thêm các yêu cầu sau:

- Buồng cháy phải tạo thành xoáy lốc mạnh để cải thiện chất lượng hình thành khí hỗn hợp.

- Kết cấu buồng cháy phải gọn, hợp lý để tránh tổn thất nhiệt và tổn thất lưu động của dòng khí.

- Vị trí của vòi phun, xupap nạp, thải và đường thải, đường nạp phải hợp lý, có lợi cho hình thành khí hỗn hợp.

* Điều kiện làm việc:

- Mặt dưới của nắp xilanh trực tiếp tiếp xúc với khí cháy, nên chịu áp suất và nhiệt độ cao.

- Chịu mài mòn và va đập tại bệ đặt xupap.

- Chịu ứng suất nhiệt lớn, do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các bề mặt làm việc. - Chịu ăn mòn do nước làm mát và khí xả.

- Chịu lực xiết đai ốc của các bulong liên kết.

Câu 11: Nêu công dụng, yêu cầu và điều kiện làm việc của thân động cơ? (4 điểm).

Trả lời: * Công dụng:

Liên kết khối xilanh với bệ đỡ chính, tạo thành khoang hoàn toàn kín, chứa cơ cấu trục khủy – thanh truyền, cùng với bệ đỡ chính tạo thành hộp trục khuỷu.

* Yêu cầu:

- Đủ độ cứng vững để chịu được các lực tác dụng. - Bề mặt lắp ghép phải gia công thật chính xác.

* Điều kiện làm việc

- Chịu tác dụng của áp lực khí cháy ép vào phía dưới nắp xilanh và đỉnh piston, thông qua biên, trục khuỷu, tổng hợp các lực đó theo hai chiều ngược nhau làm cho thân động cơ bị kéo.

- Chịu lực nén của toàn bộ trọng lượng các chi tiết phía trên nó.

Câu 12: Trình bày đặc điểm của chu trình công tác động cơ diesel 4 kỳ có tăng áp? (4 điểm).

Trả lời:

- Tăng áp bằng tuabin khí xả đầu tiên được sử dụng cho động cơ 4 kỳ. Đối với động cơ diesel, vì để đáp ứng được nhu cầu về nâng cao năng suất cho động cơ nên hầu hết trên các động cơ diesel cỡ lớn của tàu thủy, động cơ diesel trên đầu máy xe lửa và diesel phát điện đều dùng hệ thống tăng áp. Nhằm giải quyết vấn đề nạp khí ở các chế độ khởi động và tải nhỏ, đảm bảo độ chênh áp suất đủ để nạp khí vào xilanh ở các chế độ đối với động cơ 4 kỳ đơn giản hơn động cơ 2 kỳ nhờ có hành trình thải và tiêu thụ khí quét ít. Nói chung sơ đồ nguyên lý tăng áp của các dộng cơ 4 kỳ là giống nhau, chỉ khác nhau một ít về kết cấu đường ống xả và có hoặc không có bầu làm mát không khí tăng áp.

- Để chuyển động cơ 4 kỳ sang tăng áp bằng tuabin khí xả không chỉ đơn giản đặt lên động cơ cụm tuabin máy nén khí và nối đường ống dẫn của nó với bình chứa không khí tăng áp và ống góp khí xả. Động cơ 4 kỳ tăng áp tuabin khí xả khác với động cơ không tăng áp và có một số thay đổi như sau:

+ Thay đổi các thiết bị cung cấp nhiên liệu (Bơm cao áp, vòi phun) để tăng lượng phun nhiên liệu cho chu trình.

+ Thay đổi goc độ của pha phối khí và tăng kích thước của cơ cấu phân phối khí (xupap hút và xupap xả) để đảm bảo lưu lượng không khí lớn hơn đi qua động cơ.

+ Động cơ có tăng áp phải thiết kế lại để đảm bảo độ bền cơ nhiệt phù hợp với điều kiện làm việc nặng nề hơn.

+ Do đó các hành trình bơm riêng biệt, động cơ 4 kỳ làm việc không hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình quét khí, nhờ chênh lệch áp suất không khí nạp nà khí xả - Khi tải của động cơ 4 kỳ khoảng 30 – 50 % tải định mức, áp suất tăng áp bằng áp suất khí xả trước tuabin. Tại thời điểm này không diễn ra quá trình quét. Khi tiếp tục giảm tải, áp suất tăng áp bé hơn áp suất khí sau khi xupap xả, nên xảy ra hiện tượng dồn ngược khí xả vào xilanh và đường ống nạp không khí tăng áp.

- Dẫn khí xả tới tuabin theo đường ống xả riêng. Trong trường hợp nối tất cả các ống xả của các xilanh với một đường ống xả chính thì khi áp suất tăng áp thấp (dưới 200KPa) xung áp suất ngăn cản quét các xilanh khác là nguyên nhân dồn ngược khí xả vào các xilanh. Nối các ống xả của các xilanh với các đường ống riêng sẽ ngăn ngừa được hiện tượng này và đảm bảo độ chênh áp suất và tạo quá trình quét bình thường của mỗi xilanh.

Câu 13: Từ sơ đồ một chu trình công tác, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ diesel 4 kỳ theo chu trình lý thuyết. (4 điểm).

1 2 2 3 4 5 6 7 8 9 Hút Nén Nổ Xả

Trả lời: - Cấu tạo:

1: Trục khuỷu; 2: Thanh truyền; 3: Piston; 4: Xilanh; 5: Đường ống nạp; 6: Xupáp nạp; 7: Vòi phun; 8: Xupáp thải; 9: Đường ống thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ngân hàng câu hỏi thi và đáp án bổ túc nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM) máy trưởng hạng nhì môn Nghiệp vụ máy trưởng (Trang 48)