Với các kết quả đã được phân tích và xác định nồng độ tại hai khu vực khác nhau là khu công nghiệp Thăng Long – Đông Anh – Hà Nội và khu dân cư: Ngõ 354 – Trần Cung – Cổ Nhuế - Hà Nội. Ta có thể lập được bảng thống kê để so sánh nồng độ giữa hai khu vực trên.
TT BTEX Khu công nghiệp Khu dân cư 1 Benzene Mẫu 1 11,77 6,15 Mẫu 2 14,22 6,14 Mẫu 3 6,03 2 Toluene Mẫu 1 6,22 2,33 Mẫu 2 7,03 8,41 Mẫu 3 8,26 3 Xylen Mẫu 1 3,6 1,1 Mẫu 2 4,58 2,07 Mẫu 3 1,73
Từ bảng 4.6 ta có thể thấy được Nồng độ các chất Benzen, Xylen tại khu công nghiệp cao hơn gấp 2 lần so với khu dân cư, riêng một mình chất Toluen là có biểu hiện khác cụ thể là: Với mẫu 1 được lấy tại khu công nghiệp ở thời gian từ 8h25 – 12h 25 cao gấp 3 lần so với mẫu 1 được lấy tại khu dân cư ở thời gian 13h – 21h. Nhưng đến mẫu thứ 2 được lấy ở thời gian từ 12h30 – 16h30 tại KCN và 21h – 5h tại khu dân cư thì nồng độ tại khu dân cư lại cao hơn vượt qua nồng độ tại khu công nghiệp. Mẫu thứ 3 được lấy tại khu dân cư từ 5h – 13h cũng cao hơn tại khu công nghiệp.
Tuy nhiên nồng độ trung bình của các chất Benzen, Toluen, hay Xylen tại hai khu vực so với QCVN06:2009/BTNMT về nồng độ giới hạn cho phép đối với Benzen là 22 µg/m3, Toluen là 500 µg/m3, Xylen là 1000 µg/m3 thì đều thấp hơn quy định từ 2 đến nhiều lần.
4.4.2.So sánh mẫu lấy buổi sáng và mẫu lấy buổi chiều
- Đối với khu công nghiệp:
+ Benzen: Nồng độ buổi sáng là 11,77 µg/m3 ít hơn so với nồng độ buổi chiều là 14,22 µg/m3.
+ Toluen: Nồng độ buổi sáng là 6,22 µg/m3 ít hơn so với nồng độ buổi chiều là 7,03 µg/m3.
+ Xylen: Nồng độ buổi sáng là 3,6 µg/m3 ít hơn so với nồng độ buổi chiều là 4,58 µg/m3.
Như thống kê ở trên thì chúng ta có thể thấy các chất Benzen, Toluen, Xylen vào buổi sáng thì nồng độ lúc nào cũng thấp hơn so với buổi chiều từ 0,81 µg/m3 đến 2,45 µg/m3. Nhưng nồng độ sáng hay chiều đều không bị ảnh
hưởng bởi vì so với QCVN06:2009/BTNMT thì nồng độ vẫn thấp hơn đối với quy định cho phép.
- Đối với khu dân cư:
+ Benzen: Khoảng thời gian từ 13h – 21h ngày 23 tháng 7, nồng độ tính được 6,15 µg/m3, từ 21h – 5h nồng độ tính được là 6,14 µg/m3, từ 5h – 13h nồng độ tính được là 6,03 µg/m3. Như vậy ta có thể nói nồng độ Benzen tăng dần từ sáng đến chiều với nồng độ tăng lên không đáng kể.
+ Toluen: Khoảng thời gian từ 13h – 21h ngày 23 tháng 7, nồng độ tính được là 2,33 µg/m3, từ 21h – 5h nồng độ tính được là 8,41 µg/m3, từ 5h – 13h nồng độ tính được là 8,26 µg/m3. Vậy nồng độ Toluen tính được cao nhất về đêm và rạng sáng, đến chiều thì nồng độ Toluen là thấp nhất.
+ Xylen: Khoảng thời gian từ 13h – 21h ngày 23 tháng 7, nồng độ tính được là 1,1 µg/m3, từ 21h – 5h nồng độ tính được là 2,07 µg/m3, từ 5h – 13h nồng độ tính được là 1,73 µg/m3. Vậy nồng độ Xylen cũng giống như Toluen cao nhất về đêm và rạng sáng, đến chiều thì nồng độ là thấp nhất.
Theo thống kê ở trên thì nồng Benzen và xylen tăng giảm với nồng độ không đáng kể cao nhất ở thời điểm đêm và thấp nhất thời điểm chiều, ngoại trừ Toluen thì nồng độ lúc đêm và sáng cao hơn gấp 4 lần buổi chiều.
4.4.3 So sánh tỷ lệ giữa các chất với nhau
- Với kết quả phân tích xác định nồng độ các BTEX trong không khí của khu công nghiệp và khu dân cư ta có thể nhận xét như sau:
+ Đối với khu công nghiệp: Trong cả hai mẫu 1 và 2 thì nồng độ Benzen là cao nhất trong 3 chất có trong phạm vi đo, sau đó là đến Toluen có nồng độ cao thứ hai, cuối cùng là đến Xylen.
+ Đối với khu dân cư:
Mẫu 1 thì Benzen có nồng độ cao nhất, rồi đến Toluen, và cuối cùng là Xylen . Mẫu 2 thì Toluen có nồng độ cao nhất, sau đó là Benzen và tiếp là nồng độ của Xylen.
Mẫu 3 Toluen vẫn có nồng độ cao nhất và sau đó vẫn là Benzen rồi đến nồng độ Xylen.
Qua nhận xét trên thì chúng ta có thể thấy được nồng độ Benzen vẫn là chất cao nhất chủ yếu có trong tại hai khu vực lấy mẫu.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:
- Đã thực hiện lấy mẫu không khí theo phương pháp chủ động để xác định các hợp chất Benzen, Toluen, Ethylbenzen và Xylen. Trong đó sử dụng than hoạt tính để hấp phụ BTEX, tốc độ lấy mẫu khí là 0.32 ml/phút. Tuy nhiên trong các mẫu lấy được tại hai khu vực sau khi phân tích đã không có mặt của chất Ethylbenzen.
- Đã lấy 5 mẫu không khí tại hai điểm là khu công nghiệp Thăng Long và Khu dân cư trong 2 ngày để phân tích xác định BTEX. Các chất hấp phụ trên than hoạt tính được giải hấp bằng dung môi CS2.
- Đã sử dụng phương pháp GC/FID để xác định BTEX trong các mẫu khí. Kết quả phân tích chỉ ra rằng:
Đối với khu công nghiệp thì nồng độ các chất BTEX đều tăng vào thời điểm buổi chiều.
Đối với khu dân cư thì nồng các chất BTEX đều vào thời điểm ban đêm và rạng sáng.
Nhưng tất cả các nồng độ của các chất BTEX đều thấp hơn giới hạn cho phép so với QCVN06:2009/BTNMT từ 2 đến nhiều lần µg/m3.
- Với đặc điểm của vùng nghiên cứu, có thể cho rằng BTEX có mặt trong môi trường không khí tại khu công nghiệp Thăng Long chủ yếu là do hoạt động của các nhà máy và hoạt động giao thông tạo ra. Và tại khu dân cư thì chủ yếu là do hoạt động nấu ăn của người dân và ảnh hưởng một chút của xe cộ trong khu vực.
5.2 Kiến nghị
Với thực trạng gia tăng dân số và sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp như hiện nay đã làm cho môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, đe dọa sức khỏe người dân. Ngoài ra sự gia tăng nhanh
chóng của các phương tiện giao thong cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho không khí bị ô nhiễm.
Quan trắc môi trường không khí tại khu công nghiệp Thăng Long và khu dân cư mới dừng lại ở việc xác định bụi và một số khí vô cơ. Việc quan trắc xác định các chất hữu cơ, đặc biệt là BTEX ở dạng khí thường gặp nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu trong khóa luận chỉ là những bước làm quen ban đầu. Để đánh giá đầy đủ ô nhiễm các chất hữu cơ trong không khí, trong đó có hóa chất bảo vệ thực vật và các BTEX nhà nước cần đầu tư trang thiết bị để các cơ sở nghiên cứu thực hiện quan trắc các hợp chất này một cách bài bản và có hệ thống hơn, phục vụ bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1.Nguyễn Đăng, 2003 Thực trạng ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp ở việt nam. Trang wed của cục BVMT
http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/khd 31 3 03.htm, (16/6/2008). 2.Phạm Ngọc Đặng (2003), Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học và
kỹ thuật Hà Nội.
3.Minh Hạnh - Lao động, ngày 01/03/2008
http://env.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=1630&ur=env#sthash.Nr6O HGfR.dpuf .
4.Trang Nguyên Thứ tư, 26 Tháng chín 2012, 15:25 GMT+7
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Khong-khi-chau-Au-o-nhiem-vuot-
muc-cho-phep/13000631/188/.
5.Nguồn: Số liệu thống kê, Phòng Thống kê huyện.
6.Mạnh Tường (2007) Mức độ ô nhiễm công nghiệp ở mỹ tăng lên mức báo động.Trang wed của báo việt.
http://vietbao.vn/khoa-hoc/Muc-do-o-nhiem-cong-nghiep-o-my-tang-len- muc-bao-dong/20018189/188/, (19/6/2008). 7.Theo Tạp chí Cộng Sản.. http://m.nguoiduatin.vn/hien-trang-moi-truong- viet-nam-va-nhung-loi-bao-dong-a87789.html.. 8.http://luanvan.co/luan-van/tieu-luan-ve-toluen-230/. 9.http://www.thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/sinh-thai-hoc/2213- cac-chuc-nang-co-ban-cua-moi-truong.html. 10. [10]. http://www.vietnamplus.vn/who-khuyen-cao-muc-do-nguy-hiem- o-nhiem-khong-khi/250675.vnp.
II. Tiếng Anh
11. Andrea L.Hinwood, Clemencial Rodriguez (2007), Risk factors for increased BTEX exposure in four Australian cities, Center for Ecosystem Management, Chemosphere 66, 533-541, pp. 68–71.
12. Banuj Kumar (2006), Benzene and toluene Profile in ambient air of Delhi as determined by active sampling and GC analysis, Vol. 65, March 2006, pp.252-25.
13. Julie M.Klotzbach, Mario Citra,…(2007), Toxicological Profile for Ethylbenzene, US. Department of health and Human Services, Public Health Service, Agency for toxic substances and Disease Registry, pp. 9- 10, 95, 104, 140-142, 163.
14. Mike Fay, John F.Risher, Margaret Fransen,…(2007), Toxicological Profile for Xylene, US. Department of health and Human Services, Public Health Service, Agency for toxic substances and Disease Registry, pp.1-8, 130, 140, 186-188.
Toluen 0 10 0 0 0 20 0 0 0 Area 0 .0 1.0 2.0 3.0 Co nc.(x10 ) Y = aX + b a = 1.250023e-003 b = 1.07444 R^2 = 0.9981982 R = 0.9990987
Hình 4.5 Đường ngoại chuẩn của Toluen
0 50 0 0 10 0 0 0 150 0 0 Area 0 .0 1.0 2.0 3.0 4.0 Co nc.(x10 ) Y = aX + b a = 2.16911e-003 b = 2.582936 R^2 = 0.9970494 R = 0.9985236
0 250 0 50 0 0 750 0 10 0 0 0 Area 0 .0 1.0 2.0 3.0 b = 3.080765 R^2 = 0.9959683 R = 0.9979821
Hình 4.7 Đường ngoại chuẩn của p-Xylen
0 50 0 0 10 0 0 0 Area 0 .0 1.0 2.0 3.0 4.0 Co nc.(x10 ) Y = aX + b a = 2.421853e-003 b = 2.99556 R^2 = 0.9964374 R = 0.9982171
0 250 0 50 0 0 750 0 10 0 0 0 Area 0 .0 1.0 2.0 3.0 b = 2.837932 R^2 = 0.9942090 R = 0.9971003
Hình 4.9 đường ngoại chuẩn của o-Xylen
2. Sắc đồ phân tích mẫu khí 2.5 5.0 7.5 10.0 12.5 15.0 min 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 uV(x1,000) Chromatogram be nz en e to lu en e o- xy le ne
Hình 4.10 Sắc đồ phân tích mẫu 2 ngày 22 tháng 7 tại KCN trong máy GC/FID
2.5 5.0 7.5 10.0 12.5 15.0 min 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 to lu en e to lu en e p- xy le ne o- xy le ne
Hình 4.11 Sắc đồ phân tích mẫu 2 ngày 23 tháng 7 tại khu dân cư trong máy GC/FID