Định tính và định lượng bằng thiết bị GC/FID

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu công nghiệp thăng long đông anh hà nội (Trang 42)

Điều kiện làm việc của hệ thống GC/FID để phân tích BTEX

- Cột mao quản SUPELCOWAXTM-10, dài 30m, ID 0.32mm, lớp phin pha tĩnh 0.25µm.

- Nhiệt độ buồng bơm mẫu: 2300C. - Nhiệt độ detecto FID: 2400C.

- Chương trình nhiệt độ: 600C, 50C/phút, 1200C. - Khí mang: N2’ tốc độ qua cột 1 ml/phút.

- Tổng dòng khí mang đầu cột: 30.5 ml/phút. - Chế độ áp suất không đổi, 14psi.

- Thể tích tiêm mẫu: chia dòng, tỉ lệ 1:50.

Định tính và định lượng BTEX trên GC/FID

- Định tính

Sử dụng các chất chuẩn của từng chất Benzen, Toluen, Ethylbenzen và Xylen có nồng độ là 2000 ppm để phân tích xác định thời gian lưu của từng chất trong điều kiện làm việc của hệ thống GC/FID đã nêu ở trên. Thời gian

lưu của từng chất riêng rẽ được dùng để định lượng từng chất trong hỗn hợp BTEX chuẩn và trong mẫu nghiên cứu.

Sử dụng dung dịch chuẩn BTEX nồng độ mỗi chất là 2000 ppm để pha hôn hợp dung dịch chuẩn BTEX có nồng độ 40 ppm bằng dung môi CS2. Dùng dung môi CS2 và dung dịch nồng độ 40 ppm BTEX để pha dãy hỗn hợp chuẩn có nồng độ 10.0 ppm, 5.0 ppm, 1.0 ppm, 0.5 ppm, 0.1 ppm.

Phân tích hỗn hợp nồng độ 1.0 ppm ở điều kiện GC/FID dùng để xác định thời gian lưu của từng chất riêng rẽ. Sắc đồ thu được của hỗn hợp 1.0 ppm được dùng để định tính BTEX.

- Định lượng

Dùng dãy dung dịch chuẩn BTEX đã được chuẩn bị ở trên có nồng độ 10.0 ppm, 5.0 ppm, 1.0 ppm, 0.5 ppm, 0.1 ppm để xây dựng đường ngoại chuẩn.

Bơm 3 µl mỗi mức chuẩn trên vào hệ thống máy GC/FID. Sau đó xây dựng đường ngoại chuẩn y = ax + b. Trong đó y là số đếm diện tích píc; x là nồng độ chất chuẩn Benzen, Toluen, Ethylbenzen, Xylen.

Dựa trên đường ngoại chuẩn sẽ xác định được nồng độ của mỗi chất BTEX trong mẫu đã được xử lý.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh- Hà Nội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Huyện Đông Anh ngoài sông Hồng và sông Đuống ở phía Nam của huyện, phía Bắc còn có sông Cà Lồ. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua: tuyến Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Yên Bái. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được nối với nội thành Hà Nội bằng đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài 7,5 km. Có thể thấy, Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.

Với vị trí địa lý thuận lợi và quỹ đất cho phép, Đông Anh đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên địa bàn huyện hiện đã có trên 100 doanh nghiệp trung ương, thành phố và huyện, trong đó có 4 liên doanh với nước ngoài đã đi vào hoạt động. Trong thời gian tới, các dự án đầu tư còn tiếp tục gia tăng. Đây là một thế mạnh của Đông Anh để thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện.

Vị trí địa lý của huyện được thể hiện cụ thể như sau:

Phía đông, đông bắc giáp với huyện Yên Phong Bắc Ninh.

Phía nam giáp với sông hồng, giáp với quận Tây Hồ, giáp với quận Bắc Từ Liêm.

Phía đông nam giáp với sông đuống, giáp với quận Long Biên và huyện Gia Lâm – Hà Nội.

Phía tây giáp với huyện Mê Linh – Hà Nội. Phía bắc giáp với huyện Sóc Sơn – Hà Nội.

- Địa hình

Nhìn chung, địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, có hướng thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã phía Tây Bắc của huyện như Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê có địa hình tương đối cao, phần lớn diện tích là đất vàn và vàn cao. Còn các xã Đông Nam như Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm có địa hình tương đối thấp, hầu hết đất canh tác là diện tích có địa hình thấp và trũng nên thường bị ngập úng. Tỷ lệ đất cao chiếm 13,4% diện tích toàn huyện, đất vàn chiếm 56,2% còn đất trũng chiếm 30,4%. Địa hình chỗ cao nhất là 14 m, chỗ thấp nhất là 3,5 m, trung bình là cao 8 m so với mực nước biển.

Đặc điểm địa hình của huyện là một yếu tố cần được chú ý khi xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất: Vùng đất cao nên tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất vàn trồng rau, hoa, cây công nghiệp, vùng đất trũng cải tạo để nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung địa hình của Đông Anh là tương đối ổn định, có khả năng xây dựng các công trình lớn.

- Đặc điểm đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của Đông Anh là 18.230 ha, bao gồm cả một phần diện tích sông Hồng, sông Đuống và vùng đất bãi ven sông. Đất vùng ven sông nhiều phù sa, được bồi đắp màu mỡ, đất nội đồng độ phì nhiêu kém, 70% là đất bạc màu.

Đất bình quân ở đô thị tại thị trấn Đông Anh là 212 m2/hộ. Bình quân đất nông nghiệp cho một lao động là 0,051 ha/lao động nông nghiệp. Đây là mức rất thấp so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Đất làng xóm, bao gồm đất ở, đất vườn và các công trình dịch vụ trong các thôn xóm có diện tích 1940 ha, bình quân đất sinh hoạt tại khu vực nông thôn là 364 m2/hộ. Trong huyện còn có khá lớn diện tích được sử dụng cho mục đích quân sự, bao gồm các cơ sở quốc phòng, các cơ sở đào tạo của quân đội.

Đặc điểm đất nông - lâm nghiệp có thể chia ra các loại chính như sau:

Đất phù sa được bồi hàng năm có diện tích 790,8 ha ở ven đê sông Hồng, sông Đuống và 272,2 ha ở ven sông Cà Lồ. Đặc điểm chung của loại đất này là có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng tương đối cao, kết cấu tơi, xốp, giữ nước, giữ phân tốt.

Đất phù sa không được bồi hàng năm có diện tích 5117,5 ha tập trung ở khu vực trong đê, đất này được phát triển trên đất phù sa cổ. Đặc điểm nhóm đất này là tầng canh tác trung bình, có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, hàm lượng dinh dưỡng khá đến trung bình.

Đất phù sa úng nước, có 355 ha phân bổ ở địa hình trung thuộc các xã Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Thụy Lâm,... loại đất này bị biến đổi do thời gian bị ngập lâu, đất chua đến rất chua.

Đất xám bạc màu, có diện tích 3154,9 ha phân bố ở các xã Nam Hồng, Bắc Hồng, Vân Nội, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn,... loại đất này có tầng canh tác nông, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, giữ phân, giữ nước kém, đất chua và nghèo dinh dưỡng.

Đất nâu vàng, diện tích 298,6 ha, phân bố trên địa hình cao, vàn cao, đất nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới trung bình.

Với những điều kiện phát triển kinh tế mới, xu hướng chung của huyện trong việc sử dụng đất là giảm tỷ trọng đất nông nghiệp, tăng quỹ đất cho giao thông, công nghiệp và đô thị. Do đó, đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu kỹ tình trạng đất đai để có quy hoạch sử dụng hợp lý [ 15 ].

- Khí hậu thủy văn

Đông Anh có cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu khô - lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đông Anh cũng như Hà Nội có bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông.

Mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động sản xuất và đời sống trên địa bàn Đông Anh. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.800 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung tới 85% tổng lượng mưa trong năm. Vào mùa này thường gây hiện tượng ngập úng cho các xã vùng trũng.

Mưa phùn cũng là nét đặc trưng ở vùng này. Mặc dù không có ý nghĩa về mặt cung cấp nước nhưng lại làm tăng độ ẩm của đất và không khí. Mưa phùn thường xuất hiện vào mùa xuân, nhất là tháng 2 và 3. Đối với nông

nghiệp, mưa phùn thích hợp cho sự phát triển của cây nhưng cũng là điều kiện cho sâu bọ, nấm mốc phát triển.

Mạng lưới sông, hồ, đầm trong nội huyện:

không có sông lớn chảy qua, các sông nằm ở ranh giới phía Nam và phía Bắc huyện

Sông Hồng chạy theo ranh giới huyện từ xã Đại Mạch đến xã Xuân Canh, có chiều dài 16 km là ranh giới giữa Đông Anh với quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm. Đây là con sông có ý nghĩa quan trọng với vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và với Đông Anh nói riêng.

Sông Đuống bắt nhánh với sông Hồng, chảy qua phía Nam của huyện, giáp ranh giữa Đông Anh và Gia Lâm, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 5 km từ xã Xuân Canh đến Mai Lâm. Cả hai con sông này là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và tạo thành dải đất phù sa được bồi đắp hàng năm khá lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngắn ngày. Nhưng vào mùa mưa, mực nước của hai con sông rất thất thường, dễ gây lụt lội làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Vì vậy, cần chú ý đến tình trạng đê điều.

Sông Cà Lồ chảy dọc theo ranh giới phía Bắc của huyện, đoạn chạy qua huyện dài khoảng 9 km, có lưu lượng nước không lớn và ổn định hơn, cung cấp lượng phù sa không đáng kể, nhưng là nguồn cung cấp nước tưới cho các xã phía Bắc và phía Đông của huyện.

Sông Thiếp là sông nội huyện, bắt nguồn từ xã Tiền Phong (Mê Linh, Vĩnh Phú) chảy về địa phận Đông Anh qua 10 xã và đổ ra sông Ngũ Huyện Khê.

Ngoài hệ thống sông, Đông Anh còn có đầm Vân Trì là một đầm lớn, có diện tích 130 ha, mực nước trung bình là 6 m, cao nhất là 8,5 m, thấp nhất là 5 m, đầm này được nối thông với sông Thiếp, có vai trò quan trọng trong việc điều hoà nước.

Nước ngầm. Ngoài những nguồn nước trên mặt đất, Đông Anh còn có

những tầng chứa nước với hàm lượng cao. Nước ngầm có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện. Nước ngầm ở Đông Anh lại luôn được bổ sung, cung cấp từ nguồn nước giàu có của sông Hồng.

 Về mùa đông, hướng gió chính là : Đông – Bắc.

 Về mùa hè, hướng gió chính là : Đông – Nam.

Những yếu tố chính ảnh hưởng đến hướng gió là áp suất khí quyển và đặc điểm địa hình của khu vực. Hà Nội nằm trong khu vực châu thổ sông hồng, về mùa đông, gió mùa đông bắc thổi qua các đỉnh núi thấp rồi sau đó thổi dọc theo sông hồng tới các ngọn núi phía bắc.

Đối với khu vực dự án , gió thổi trực tiếp theo hướng Bắc. Vào tháng riêng gió có tần suất từ 40% - 50%, trong khi đó tần suất gió thổi theo hướng Đông – Bắc trong khoảng 20% - 30%.

Vào tháng tư, tần suất gió thổi từ Tây Bắc sang Đông Bắc trong khoảng 10% - 15%, hướng đông và đông bắc chiếm ưu thế với tần suất trong khoảng 50% - 60% hướng gió Nam từ 10% - 20%.

Vào tháng chín, giai đoạn chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông, hướng gió không ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực dự án. Tần suất hướng gió Đông Bắc trong khoảng 20% - 30%, hướng gió Đông – Nam trong khoảng 15% - 20%

Tốc độ gió trung bình tại Hà Nội được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.1 Tốc độ gió trung bình tháng tại Hà Nội

Trạm Tốc độ gió trung bình tháng ( m/s)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hà Nội 2,9 2,9 2,8 3,1 2,9 2,6 2,4 2,2 2,3 2,2 2,3 2,4

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu công nghiệp thăng long đông anh hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w