Nhiễm BTEX trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu công nghiệp thăng long đông anh hà nội (Trang 27)

- Đô thị hóa ngày càng tăng nhanh thì dân đô thị ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số dân ở mỗi nước. Theo tài liệu của ngân hàng thế giới ( WB ) tại hội thảo quốc tế về “ tái sử dụng chất thải phục vụ nông nghiệp” ở washington, thì đến năm 2020 có khoảng 60% dân số thế giới sống ở đô thị, trong đó ở các nước đang phát triển là 50% và ở các nước phát triển là khoảng 75%. Dân số ở đô thị ngày càng nhiều, công nghiệp phát triển càng mạnh, mức thu nhập càng cao thì chất thải gây ô nhiễm càng nhiều, tài nguyên thiên nhiên càng bị cạn kiệt.

- Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nếu không có đầu tư kiểm soát ô nhiễm một cách tương xứng thì sau nay sẽ phải chi phí rất lớn cho việc chữa chạy cho môi trường. Theo tính toán của ngân hàng thế giới thì hiện nay các nước đang phát triển ở Châu Á cần phải chi phí lớn nhất cho vấn đề này.

Ví dụ như Lào hàng năm cần chi phí khoảng 7,43% tổng thu nhập quốc dân với bảo vệ môi trường, Việt Nam: 7,2%, Campuchia: 5,5%, Trung Quốc: 4,7%, Ấn Độ 3%, Thái lan: 0,8%. Còn tại các nước phát triển thì chi phí cho BVMT hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ 1,3 – 2% tổng thu nhập quốc dân như hà lan: 1,93%, Mỹ 1,87%, Anh 1,42%, Pháp 1,3% [ 2 ].

- Ước tính mỗi năm trên thế giới lượng VOCs phát thải trung bình khoảng 1347 triệu tấn từ nguồn liên quan đến sinh học [ biogenic ] và 462 triệu tấn từ nguồn nhân sinh. Tổng nồng độ VOCs trong không khí khoảng ( 155 tấn loại VOCs ) trong vùng không khí đô thị và vùng phụ cận trong khoảng từ 16,2 đến 1033 µg/m3.

Dữ liệu đánh giá nồng độ VOCs ở khu vực đường giao thông, khu vực dân cư, khu vực công nghiệp đã chỉ ra được sự phân bố không gian và giải thích rõ sự khuếch tán khắp mỗi khu vực. Nồng độ một số VOCs xác định tại Băng Cốc đươc nêu trong bảng sau:

Bảng 2.2. Nồng độ trung bình của một số khu vực tại Băng Cốc

Tên chất Đơn vị Lề đường giao thông Khu vực

dân cư Tiêu chuẩn cho phép Benzen µm/m3 3,9 - 11 3,4 – 5,1 1,7 1,3 Butadien µm/m3 0,24 – 0,94 0,17 – 0,23 0,33 Chloroform µm/m3 0,1 – 0,22 0,11 – 0,19 0,43 Diclometan µm/m3 0,89 – 2,7 1,2 – 8,7 22 1,2 dicloetan µm/m3 0,03 – 0,1 0,04 – 0,17 0,4 1,2 diclopropan µm/m3 0,2 – 0,34 0,02 – 0,03 4,0 Tetracloetylen µm/m3 0,2 – 0,36 0,16 – 0,29 200 Tricloetylen µm/m3 0,18 – 0,86 0,27 – 0,59 23 Vinyl clorua µm/m3 0,06 – 0,92 0,05 – 0,47 10

Tỷ lệ giữa Toluen và Benzen trong không khí khoảng 2.0 ở vị trí gần đường có mật độ phương tiện cao và 1.0 – 6 ở vùng ven đô thị. Mức độ ô nhiễm benzen và Toluen ở một số thành phố được chỉ ra trong bảng sau:

Bảng 2.3. Mức độ Benzen và Toluen trong không khí xung quanh ở một số thành phố lớn [ 22 ]

TT Tên thành phố Benzen ( µm/m3) Toluen ( µm/m3)

1 Delhi ( Ấn Độ ) 22,3 35,9

2 Nagpur ( Ấn Độ ) 14,4 11,0

3 Bangkok ( Thái Lan ) 17,8 183,8

4 Manila ( Philippin ) 12,4 166,2 5 Copenhaghen ( Đan Mạch ) 19,7 50,8 6 New York ( Mỹ ) 2,5 6,5 7 Sp ( BraZil ) 8,0 56,8 8 Quito ( Ecuado ) 5,1 15,0 9 Caracas ( venezuena ) 14,0 28,6

- Theo nhận định của WB và viện phát triển Stockholm cùng với cơ quan phát triển quốc tế Thụy điển ( SIDA ) thì tình hình ô nhiễm của châu á đang xấu đi và là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho hàng ngàn người ở bắc kinh, Jakarta, Seoul, và Manila. ONKK lục địa Châu Á hiện đang vượt quá mức phát tán của cả Châu Âu với Bắc Mỹ cộng lại. Những tác động tiêu cực từng xảy ra trong thế kỷ qua ở Châu Âu hiện đang xảy ra ở Châu Á. Theo niên giám thẩm định năm 2000 của WB riêng Manila đã có hơn 4000 người chết do ONKK. Số tử vong ở Manila xếp thứ 3 trong khu vực Đông Á, sau Bắc Kinh và Jakarta. Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới ( WHO ) ngoài số tử vong ra 90.000 người dân philippin ở Manila còn bị viêm phế quản mãn tính nghiêm trọng, chính phủ nước này phải dùng 7% GDP cho chi phí sức khỏe ( Wangwongwatana và cs, 2005 ).

- Ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp gây nên cũng đang ngày một nghiêm trọng. Theo cơ quan BVMT Mỹ ( EPA ) cho biết, trong năm 2001 mặc dù lượng chất thải công nghiệp đưa ra môi trường giảm khoảng 15% so với các năm trước tuy nhiên mức độ độc hại thì cao hơn rất nhiều.

- Theo tính toán nền công nghiệp khổng lồ của Mỹ hàng năm thải ra môi trường khoảng 6,2 tỷ pound ( 2,81 triệu tấn ) hóa chất độc hại. Tuy có giảm về số lượng nhưng chúng ngày càng mang nhiều độc tính hơn và khó phân

hủy trong môi trường hơn. Miền tây nước Mỹ luôn đứng đầu trong danh sách các bang thải nhiều chất độc hóa học độc hại. Đây cũng là khu vực tập trung nhiều vùng khai thác khoáng sản và dầu mỏ trong cả nước. Các cơ sơ sản xuất hóa chất như dược phẩm và một số ngành khác cũng đưa ra môi trường khoảng 1/10 tổng lượng thải hóa chất. Chúng là nguyên nhân của các bệnh ung thư, thần kinh và khả năng sinh sản ( Mạnh Tường, 2007 ) [ 6 ].

- Theo báo cáo của Cơ quan môi trường châu Âu (EEA) cho biết, 21% cư dân sống ở các thị trấn, thành phố châu Âu hít phải bụi PM10; 30% số người hít bụi PM2,5 trong không khí.

Trong khi đó, theo thước đo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tới 81% dân số đô thị tiếp xúc với hạt PM10, và 95% tiếp xúc PM2,5.

PM10, PM2,5 là hạt bụi có kích thước nhỏ, thường do xe môtô, nhà máy điện… trực tiếp thải ra. Loại bụi siêu nhỏ này dễ dàng xâm nhập vào phổi, mạch máu và gây ra các bệnh như tim, ung thư phổi, hen và nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Các hạt trên hình thành từ khí thải của các phương tiên lưu thông trên đường phố và khói tại khu công nghiệp ở Trung và Đông Âu, AFP cho biết.

Jacqueline McGlade, giám đốc EEA nói: "EU đã cố gắng giảm phát thải các chất ô nhiễm trong nhiều thập kỷ qua, nhưng họ cần nỗ lực nhiều hơn".

"Ở nhiều nước, nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí cao hơn so với mức cho phép. Các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí khiến người ở thành thị giảm tuổi thọ 2 năm", Jacqueline McGlade nói [ 4 ].

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 24/3, ô nhiễm không khí là tác nhân gây ra khoảng trên 7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm 2012.

Bà Maria Neira, Giám đốc Vụ Y tế công cộng thuộc WHO, cho biết ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ sinh hoạt gia đình và các nguồn khác, hiện đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người, ở cả những nước đang phát triển và phát triển.

Theo báo cáo của WHO, trong năm 2012, cứ một trong tám ca tử vong trên thế giới có liên quan đến ô nhiễm không khí, mà biểu hiện chủ yếu là các ca bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh liên quan đến phổi, thậm chí là ung thư.

Các nghiên cứu trong năm 2012 cho thấy trên 4 triệu người đã chết do ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ hoạt động nấu nướng, đốt gỗ, than trong sinh hoạt gia đình. Số ca tử vong còn lại đều có liên quan đến khí thải từ động cơ diezel và đốt

Than trong công nghiệp.

Theo khuyến cáo của đại diện WHO, rất nhiều người trên thế giới hiện đang cùng lúc đối mặt với nguy cơ tổn hại sức khỏe do ô nhiễm không khí cả từ nguồn sinh hoạt gia đình cũng như môi trường bên ngoài.

Ô nhiễm không khí được đánh giá là nghiêm trọng nhất ở các khu vực như Đông Nam Á, bao gồm cả Ấn Độ; Tây Thái Bình Dương với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Riêng ở khu vực này, số ca tử vong có liên quan đến ô nhiễm không khí là 5,9 triệu người trong năm 2012.

Năm 2008, kết quả thống kê của WHO chỉ có thể giới hạn ở các khu vực đô thị với khoảng 3,2 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí. Đến nay, với sự hỗ trợ của công nghệ quan sát từ vệ tinh, WHO đã có được kết quả thống kê toàn diện hơn ở cả khu vực nông thôn [ 9 ].

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu công nghiệp thăng long đông anh hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w