Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể của ngành bảo hiểm

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80)

3.2.1. Phát triển thị trường

Thực hiện chính sách lựa chọn các doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnh, có năng lực quản trị điều hành và cam kết hoạt động lâu dài trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, dự kiến đến cuối năm 2020, số lượng các DNBH dự kiến tăng lên thêm 30 doanh nghiệp, trong đó 10 doanh nghiệp phi nhân thọ, 9 doanh nghiệp nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, môi giới 5 doanh nghiệp, chi nhánh của các DNBH 100% vốn nước ngoài là 14.

3.2.2. Nâng tỷ trọng dịch vụ bảo hiểm trên GDP và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm

- Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng doanh thu phí bảo hiểm khoảng 15%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015: khối phi nhân thọ tăng từ 18- 20%/năm, khối nhân thọ tăng từ 10-12%/năm; giai đoạn 2016-2020: khối phi nhân thọ tăng từ 20-25%/năm, khối nhân thọ tăng từ 12-15%/năm;

- Nâng tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của toàn ngành bảo hiểm so với GDP từ 2% năm 2010 lên khoảng 3% năm 2015 và 5% năm 2020.

3.2.3. Ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đáp ứng yêu cầu bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhanh chóng và đầy đủ, bảo đảm ổn định tài chính cho nền kinh tế và cuộc sống dân cư trước các rủi ro. Nâng tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 3 lần, trong 10 năm tới.

3.2.4. Tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu cho ngân sách nhà nước

Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm một cách sâu rộng thông qua việc phát triển hệ thống đại lý khai thác bảo hiểm, qua đó góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội.

Tăng tốc độ tăng trưởng nộp ngân sách Nhà nước đạt bình quân khoảng 15%/năm cho đến năm 2020.

3.3. Cơ hội và thách thức của ngành bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trình hội nhập kinh tế quốc tế

3.3.1. Cơ hội

Việc hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới sẽ giúp việc trao đổi thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và các nước sẽ được đẩy mạnh, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được lưu thông, là tiền đề quan trọng giải quyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các DNBH phát triển, mở rộng thị trường.

Có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với khả năng tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý và xử lý nghiệp vụ chắc chắn, kỹ năng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, sẽ làm tiền đề giúp tăng niềm tin đối với người tiêu dùng đối với ngành bảo hiểm.

Sự có mặt của các doanh nghiệp lớn với nhiều kênh phân phối hiện đại sẽ làm đa dạng hóa số lượng sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu ngày càng phát sinh của người tiêu dùng và từ đó tạo điều kiện tăng doanh thu phí. Đồng thời, việc cho nhiều doanh nghiệp có nhiều lựa chọn để chọn cho mình dịch vụ có phí hợp lý và phù hợp với mình.

Việc có thêm nhiều DNBH có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, với thế mạnh dựa trên công nghệ quản lý tiên tiến, cơ cấu sản phẩm bảo hiểm đa dạng, đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, hệ thống thông tin ngày càng hiện đại…cũng tạo động lực cạnh tranh để các DNBH trong nước nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ, giảm chi phí hoạt động, phát triển nhiều sản phẩm mới hơn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng…để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường... Do vậy, tạo cho ngành bảo hiểm Việt Nam ngày càng có cơ hội phát triển mạnh hơn dựa trên sự cạnh tranh lành mạnh.

3.3.2. Thách thức

Khi Việt Nam đã gia nhập WTO, chính phủ nhiều nước cùng với DNBH của họ cũng gây sức ép với Việt Nam để được hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là những DNBH nước ngoài đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện được quy định trong Luật KDBH và chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Sự thị trường xuất hiện các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không cân sức giữa các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, có doanh thu và vốn lớn, kinh nghiệm hoạt động hàng trăm năm với các DNBH trong nước hầu hết là các doanh nghiệp mới thành lập, vốn không lớn, kinh nghiệm còn rất ít. Hệ thống qui trình quản lý của các DNBH 100% vốn nước ngoài tận dụng được hệ thống quản lý ở các nước ASEAN nên vừa nhanh, tiết kiệm chi phí. Các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài với cơ chế tài chính thông thoáng đã tiến hành hàng loạt các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tài trợ; trong đó các DNBH trong nước không quá 10% tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Hiện có hiện tượng chảy máu chất xám, nhất là đối với hệ thống phân phối làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các DNBH trong nước và sự phát triển ổn định, vững mạnh của thị trường.

Trong công tác quản lý thị trường bảo hiểm do điều kiện hệ thống giám sát còn thiếu và chưa đồng bộ, trình độ cán bộ của các cơ quan quản lý chưa cao; Thị trường phát triển nhanh về qui mô, đa dạng về sản phẩm là sức ép đối với các nhà quản lý đặc biệt khi các doanh nghiệp có vốn nước ngoài du nhập vào Việt Nam những tập quán bảo hiểm quốc tế, kinh doanh những dịch vụ ở Việt Nam không cấm nhưng người tiêu dùng chưa có kinh nghiệm, áp dụng những phương thức kinh doanh không phù hợp với văn hoá của Việt Nam... đều có thể sẽ dẫn đến sự phát triển méo mó hay cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Càng hội nhập sâu thì sự bảo hộ của Nhà nước trong KDBH đối với DNBH trong nước sẽ bị xóa bỏ. Sự phân biệt đối xử giữa DNBH trong nước và DNBH có vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ không còn nữa là một thách thức khá lớn đối với các DNBH trong nước. Trong số đó, một số DNBH nhà nước sẽ được tiến hành cổ phần hóa, trong đó sức ép chia lãi cho cổ đông không phải là nhỏ nếu KDBH và đầu tư không có hiệu quả.

Ngành bảo hiểm dễ bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng hoảng khu vực và thế giới hơn. Bởi bảo hiểm là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, kinh doanh dựa trên lòng tin của khách hàng, do đó, cũng giống ngân hàng, khi các khách hàng (chủ yếu của BHNT) ồ ạt rút vốn, ngay lập tức cả ngành bảo hiểm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thêm vào đó, với chức năng là lá chắn rủi ro, khi khủng hoảng xảy ra, bất cứ ngành nào chịu thiệt hại thì ngành bảo hiểm cũng bị ảnh hưởng theo. Hội nhập với khu vực cũng có nghĩa ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ những biến động của ngành bảo hiểm các nước trong khu vực, nên cũng đồng nghĩa với việc trở nên dễ bị tổn thương hơn bởi các nguy cơ ở cấp độ quốc tế và khu vực.

Dân trí Việt Nam chưa cao nên khi các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài đưa các sản phẩm bảo hiểm với những khái niệm theo chuẩn mực quốc tế nên đôi khi gây ra sự khó hiểu và ngờ vực từ phía người tham gia bảo hiểm. Các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu, do vậy sẽ khó có thể yêu cầu các doanh nghiệp này triển khai các loại hình bảo hiểm rất cần nhưng mang lại lợi nhuận thấp như bảo hiểm nông nghiệp... hoặc chỉ tập trung khai thác ở địa bàn trọng điểm, không chú trọng đến khách hàng có thu nhập thấp, ở địa bàn nông thôn. Nhà nước rất khó bắt buộc các doanh nghiệp này phải triển khai các loại hình bảo hiểm đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Các DNBH trong nước phải đối mặt là về vấn đề “chảy máu chất xám” từ DNBH trong nước sang DNBH có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập cao hơn cũng là điều đáng lo ngại.

Khả năng tài chính mạnh, các DNBH có vốn đầu nước ngoài sẽ tìm mọi cách trong đó có tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi, khuếch trương sản phẩm, hạ phí bảo hiểm để gây uy tín và chiếm lĩnh thị trường. Đây là thách thức mà các DNBH trong nước phải đối mặt.

3.4. Khuyến nghị

3.4.1. Đối với cơ quan quản lý bảo hiểm

3.4.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Nhằm đáp ứng những yêu cầu của hội nhập kinh tế và các cam kết quốc tế Việt Nam đã tham gia và tạo ra khung pháp lý minh bạch để thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh, an toàn và ổn định, cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện và ban hành mới các văn bản pháp luật về KDBH, cụ thể:

Rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật hiện tại về KDBH để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản này theo hướng đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục hành chính, phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế (đặc biệt là các quy định liên quan đến phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm, phê chuẩn các nội dung thay đổi trong Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm), đảm bảo sự công khai, minh bạch, bình đẳng cho các chủ thể tham gia thị trường; nâng cao các yêu cầu về năng lực tài chính và quản trị điều hành của DNBH (trong đó đặc biệt chú ý tới việc chuẩn hóa quy định về áp dụng công nghệ thông tin, trình độ chuyên môn của các bộ chủ chốt của DNBH; áp dụng mô hình và phương thức quản lý tiên tiến).

Bổ sung, xây dựng các quy định mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển các loại hình sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm cũng như yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội (bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thiên tai, thảm hoạ...). Ngoài ra, xây dựng các quy định về cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm; tiêu chí, điều kiện hoạt động của các tổ chức cung

cấp dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm (kế toán kiểm toán, giám định tổn thất,...).

Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát các quy định còn chồng chéo giữa hệ thống văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật khác (Bộ Luật dân sự, Luật cạnh tranh, Luật xây dựng, Luật hàng hải...) để hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cho đồng bộ, nhất quán giữa các văn bản luật.

Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế ưu đãi về đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH, trong đó đặc biệt chú trọng tới các cơ chế tạo điều kiện kết nối, liên thông hoạt động đầu tư của các DNBH với thị trường chứng khoán và các thị trường tài chính khác. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan tới các hoạt động cho vay, đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu của các DNBH, đặc biệt các doanh nghiệp có vốn nước ngoài nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp để từ đó tăng lượng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế và tăng lợi nhuận của các DNBH và người mua bảo hiểm. Các cơ quan quản lý này cũng cần có cơ chế giám sát chặt chẽ với các quy định liên quan tới quản trị doanh nghiệp, quá trình minh bạch tài chính cần phù hợp với chuẩn quốc tế và việc tuân thủ các quy định pháp luật để tạo lòng tin cho các DNBH khi đầu tư vào các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực của Việt Nam.

Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, chế độ liên quan đến các loại hình bảo hiểm được Nhà nước khuyến khích phát triển vì mục đích an sinh xã hội (bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm cho các đối tượng có thu nhập thấp...).

Để hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH, cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho các hoạt động điều tra để cơ quan quản lý có điều kiện chủ động hơn về mặt thị trường. Các kết quả của hoạt động điều tra cần phải được pháp chế hóa cụ thể để có giá trị pháp lý làm cơ

sở cho các cơ quan quản lý nhà nước chủ động đánh giá và xử lý những trường hợp có dấu hiệu phi cạnh tranh.

3.4.1.2. Phát triển thị trường

- Phát triển và nâng cao chất lượng kênh môi giới bảo hiểm

Cơ quan quản lý nhà nước về KDBH xây dựng và ban hành các quy định nhằm chuẩn hóa chất lượng đội ngũ môi giới bảo hiểm, có quy định rõ ràng về yêu cầu đào tạo tối thiểu và quy định cụ thể về chứng chỉ đào tạo cơ bản trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó sẽ chuyên biệt hoá các loại chương trình đào tạo, các loại chứng chỉ đào tạo phù hợp với tính phức tạp, tính chất đặc thù của từng loại hình sản phẩm, nghiệp vụ bảo hiểm được thu xếp qua hoạt động môi giới.

- Phát triển kênh đại lý bảo hiểm

Cơ quan quản lý nhà nước về KDBH tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc thi cấp chứng chỉ đào tạo đại lý để chuẩn hoá chất lượng thông qua Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (thuộc Cục QLBH).

- Phát triển kênh phân phối phi truyền thống

Các sản phẩm bảo hiểm được cung cấp qua các kênh phân phối phi truyền thống (ngân hàng, bưu điện, siêu thị, mạng internet, qua các tổ chức nghề nghiệp...) thường là các sản phẩm đơn giản, không yêu cầu cao về thẩm định bảo hiểm và thường được tích hợp vào các sản phẩm gói của các tổ chức có kênh phân phối. Do đó, các yêu cầu về điều kiện triển khai, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ bán bảo hiểm cũng thường thấp hơn so với kênh phân phối truyền thống. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định về kênh phân phối truyền thống, cơ quan quản lý nhà nước về KDBH xây dựng các quy định riêng biệt (về chương trình đào tạo, chứng chỉ đại lý, hoa hồng bảo hiểm, trình tự thẩm định cấp hợp đồng bảo hiểm, quy định về chữ ký và hoá đơn điện tử,...) để hỗ trợ các DNBH phát triển các kênh phân phối này.

3.4.1.3. Tăng cường năng lực giám sát của cơ quan quản lý nhà nước

Tiếp tục thực hiện phương thức quản lý giám sát TTBH theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của DNBH trong việc thực thi pháp luật kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của cơ quan quản lý nhà nước dựa trên các chuẩn mực quốc tế. Nghiêm túc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động KDBH;

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý, giám sát;

Cần xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nước về KDBH, làm rõ chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ giám sát cũng như thường xuyên giáo dục, tăng cường đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước ở các nước khác và gia tăng đối thoại với hiệp hội bảo hiểm và với các DNBH để nâng cao trình độ cán bộ. Số lượng cán bộ quản lý, giám sát trực tiếp phải phát triển tương ứng với sự phát triển của số lượng DNBH trên thị trường (theo thông lệ quốc tế, để có thể thực hiện quản lý giám sát một cách an toàn, thận trọng, cần từ 2 đến 3 cán bộ/DNBH).

Để thu hút và giữ chân được các cán bộ giỏi, có kinh nghiệm thực tiễn làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về KDBH, cần có cơ chế tuyển dụng

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)