Thách thức.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH DAKLAK - PHÒNG GIAO DỊCH ĐÔNG BAN MÊ (Trang 36)

Đầu năm 2012 kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu hồi phục nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm, diễn biến phức tạp, một số quốc gia có dấu hiệu bất ổn về tình hình kinh tế tài chính dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nợ công lan rộng, do vậy hậu quả khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tác động bất lợi đến kinh tế nước ta trong năm 2012 và những năm về sau.

Nền kinh tế nước ta trong năm 2011 tiếp tục trên đà hồi phục và phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng khá ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, kết hợp với hậu quả lũ lụt ở các tỉnh Miền Trung đã gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế đất nước: nhập siêu vẫn còn cao với kim ngạch nhập khẩu 9 tháng của cả nước vượt 60 tỷ USD, tăng

23% so với cùng kỳ; chỉ số giá tiêu dùng có dấu hiệu tăng mạnh trở lại: Giá vàng tăng đột biến, cung cầu ngoại tệ trở lại tình trạng căng thẳng; thị trường chứng khoán phát triển thiếu ổn định.

Kinh tế địa phương phát triển chậm, hàng hoá chủ yếu vẫn là sản phẩm nông lâm nghiệp dưới dạng thô, hàm lượng công nghệ thấp; còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, kế hoạch và nhiều mặt còn thiếu ổn định, thiếu vững chắc. Chậm áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất nên năng suất, chất lượng và hiệu quả còn thấp. Các doanh nghiệp trong tỉnh phần lớn đều trong tình trạng tài chính và năng lực kinh doanh còn nhiều hạn chế. Do vậy rất dễ bị tổn thương trước sức ép cạnh tranh và hội nhập làm tăng nguy cơ rủi ro cho hoạt động ngân hàng.

Quá trình hội nhập cũng đồng nghĩa với việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ và tài chính ngân hàng. Hệ thống mạng lưới ngân hàng trên địa bàn tỉnh liên tục được phát triển mạnh mẽ; hàng loạt thương mại cổ phẩn đi vào hoạt động và dự kiến năm 2012 tiếp tục có thêm 03 Ngân hàng mới tham gia do vậy cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốc liệt về nhiều mặt: vốn, công nghệ, sản phẩm dịch vụ, kinh nghiệm quản lý, thị phần, khách hàng và cả nguồn nhân lực trình độ cao, do vậy cần có những chính sách, giải pháp kịp thời.

Mạng lưới hoạt động của PGD còn ít và chỉ tập trung ở địa bàn trung tâm Thành phố, khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh còn nhiều hạn chế so với ngân hàng bạn.

3.2. Kiến nghị.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak – Phòng giao dịch Đông Ban Mê: Công tác HĐV của phòng dịch Đông Ban Mê trên

địa bàn gặp nhiều khó khăn do có sự xuất hiện mới của nhiều NHTM với lãi suất huy động hấp dẫn. Vì vậy PGD Đông Ban Mê cần nghiên cứu để có chính sách lãi suất phù hợp có tính cạnh tranh.

Để nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên phù hợp yêu cầu trong thời kỳ hội nhập, PGD Đông Ban Mê tăng cường mở rộng các lớp tập huấn, tham quan trong và ngoài nước để cán bộ công nhân viên mở rộng kiến thức. Bên cạnh đó, cần thường

xuyên tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các phòng, thu thập ý kiến từ cơ sở, góp phần đề ra các văn bản phù hợp với tình hình thực tế.

Cần phát huy sự thu hút được lượng tiền gửi lớn từ dân cư cho PGD, có thể giúp giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng cho PGD. Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế địa bàn và tăng cường huy động vốn từ các tổ chức để cân đối cơ cấu vốn huy động và đảm bảo duy trì nguồn vốn.

Nhanh chóng hoàn thiện và áp dụng rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại: home banking, phone banking…. Một cách đồng bộ trong toàn hệ thống.

3.3. Kết luận.

Thông qua Chuyên đề này em đã nhận thức được rõ hơn rằng: Hoạt động huy động vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Hệ thống ngân hàng là trung gian chu chuyển vốn lớn nhất trong nền kinh tế, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế. Việc huy động vốn của hệ thống ngân hàng có hiệu quả thì lượng vốn huy động đầu tư cho nền kinh tế mới cao, mới tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế vươn xa để đạt những thành tựu, tiến bộ mới. Qua phân tích về hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Phòng giao dịch Đông Ban Mê em có nhận xét là : Đây là một PGD có uy tín và nhiều nỗ lực trong hoạt động huy động vốn, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế Tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua. Thực hiện chủ trương đổi mới hướng tới công cuộc cổ phần hóa, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak – Phòng giao dịch Đông Ban Mê đã từng bước đi vào cơ chế thị trường với sự diễn biến tích cực đã gặt hái được nhiều thành công

đưa PGD vượt qua những buổi đầu thử thách, tạo ra một BIDV uy tín trong lòng KH. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng cũng như những đòi hỏi trong việc đổi mới hoạt động, PGD cần tiếp tục giữ vững những lợi thế đã có đồng thời phát triển nhiều cách thức huy động vốn hơn để đứng vững trên thị trường. Đơn vị đang từng bước hoàn thiện chính mình để tạo động lực cạnh tranh, thu hút KH, nâng cao uy tín và chất lượng phục vụ của NH. Phòng giao dịch Đông Ban Mê chắc chắn đã nhận ra những bất cập trong hoạt động của mình và hiện nay đang có sự chuẩn bị tích cực cho chiến lược kinh doanh trong thời gian tới.

Kết quả đạt được qua 03 năm mà khóa luận phân tích cho thấy tình hình cho vay của đơn vị đã có những kết quả khả quan nhưng đơn vị cần chú ý hơn đến công tác huy động vốn, công tác thu nợ, sao cho NQH giảm xuống mức thấp nhất có thể nhằm tạo sự tăng trưởng nguồn liên tục vững chắc đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng đa dạng của KH, góp phần điều hòa nguồn vốn trong hệ thống NH, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng.

Vì kiến thức và thời gian có hạn nên bài báo cáo còn nhiều sai sót, mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy cô để em có thể tiếp tục hoàn thành việc thực tập tại Ngân hàng cũng như viết bài báo cáo tốt nghiệp được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH DAKLAK - PHÒNG GIAO DỊCH ĐÔNG BAN MÊ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)