Ảnh hưởng của tình hình thế giới đến nền kinh tế Việt Nam và BIDV Đaklak

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH DAKLAK - PHÒNG GIAO DỊCH ĐÔNG BAN MÊ (Trang 29)

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang diễn biến phức tạp, lan rộng tới nhiều nước và đã dẫn tới suy thoái kinh tế thế giới. Sự tác động này tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và BIDV Đaklak nói riêng cụ thể:

- Đối với thị trường tài chính: Mặc dù BIDV – Đaklak – PGD Đông Ban Mê không chịu tác động trực tiếp, nhưng tác động gián tiếp cũng khá lớn. Tác động này được thể hiện thông qua việc các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng. Đồng USD có thể giảm giá mạnh dẫn tới nhiều người dân có thể rút USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD để gửi VND vào, làm cho cấu trúc tài sản ngân hàng gặp khó khăn. Tuy nhiên, vì mức độ và khả năng liên kết của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hệ thống tài chính quốc tế còn hạn chế nên các ngân hàng Việt Nam sẽ ít chịu tác động trực tiếp. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng cũng không đáng kể do sự liên kết giữa thị trường Việt Nam với thế giới là không cao. Điều đáng lo ngại là việc phát hành và huy động vốn trên thị trường quốc tế là khó khăn và chi phí tăng cao. Việc huy động vốn gián tiếp vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới cũng khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn.

- Đối với hoạt động xuất nhập khẩu: Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay. Điều này được thể hiện thông qua hai tác động sau: Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đối với Việt Nam (Việt Nam là một trong37 nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ, trong đó có một số mặt hàng đứng thứ hạng cao như: Dệt may, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản...) có xu hướng giảm sút. Bên cạnh đó, tỷ giá VND/USD bị tác động nhiều và cần được điều chỉnh linh hoạt do đồng Việt Nam được xác định giá gắn với đồng USD. Khi đồng USD giảm trên thị trường thế giới thì có thể dẫn tới lạm phát trong nước nếu đồng VND không lên giá, và khi đó người tiêu dùng chịu giá cả tăng do nhập khẩu. Nhưng nếu tỷ giá VND/USD giảm (tức là VND lên giá so với USD) ở mức không phù hợp sẽ làm cho xuất khẩu vào Mỹ của các doanh nghiệp bị lỗ. Trong khi để cạnh tranh bán hàng vào Mỹ, nhiều nước có mặt hàng tương đồng cũng đã giảm giá.

Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính này đã gây ra một số tác động tiêu cực, nhưng nó cũng tạo ra cho BIDV – Đaklak – PGD Đông Ban Mê một số cơ hội: Việc thu hút vốn đầu tư có nhiều thuận lợi do dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nước có môi trường kinh doanh và chính trị ổn định. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu có thể tăng do nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh như hàng dệt may...; nhập khẩu có thể chọn lọc do nhiều nước trên thế giới phải bán các mặt hàng, công nghệ do kinh tế đi xuống. Bên cạnh đó, việc giảm các loại nguyên vật liệu này tuy gây khó khăn cho nền kinh tế nhưng cũng tác động tích cực tới nền kinh tế như: Hạn chế lạm phát; xăng dầu giảm dẫn tới chi phí vận chuyển và giá của nhiều loại vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, cát, đá... cũng giảm, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục sau một thời gian "đóng băng" một phần do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây nên)

* Đầu tư ra nước ngoài: Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tăng cường các hoạt

động và hiện diện của Việt Nam tại nước ngoài, BIDV đã tiên phong, “mở đường” trong hoạt động đầu tư, xúc tiến ra nước ngoài.

Hoạt động đầu tư của BIDV tại nước ngoài một mặt đã đem lại những kết quả kinh tế thiết thực cho BIDV , mặc khác tạo ra hiệu ứng tích cực trong việc thúc đẩy, kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam sang đầu tư tại các nước này.

Với vai trò Chủ tịch 3 Hiệp hội là Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC), Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM), Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL), BIDV đã góp phần quan trọng giúp cho hoạt động đầu tư của Việt Nam tại các nước này thay đổi căn bản, có sự định hướng, kết nối các doanh nghiệp tạo thành một khối thống nhất, giảm tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Điều này góp phần mang lại kết quả khá ấn tượng trong hoạt động đầu tư của Việt Nam sang các nước bạn và từng bước nâng tầm quan hệ kinh tế tương xứng với quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước.

Tại Campuchia, đầu tư của Việt Nam đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần về số lượng dự án và 6 lần về tổng mức đầu tư so với năm 2009, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 về đầu tư nước ngoài tại Campuchia.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) cũng đã thu được những thành công sau 2 năm thành lập: Hoạt động kinh doanh đã từng bước đi vào ổn định, có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 40%. Đến hết năm 2011, tổng tài sản BIDC đạt 430 triệu USD, lợi nhuận trước thuế đạt 7 triệu USD, dư nợ tín dụng đạt 280 triệu USD, đứng thứ 6/30 tổ chức tín dụng tại Campuchia; mạng lưới của BIDC được mở rộng với việc thành lập mới 3 chi nhánh tại Campuchia và 2 chi nhánh tại Việt Nam (Hà Nội và Hồ Chí Minh).

Tại Lào, Việt Nam hiện đứng thứ 2 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào với tổng vốn đầu tư khoảng 3,4 tỷ USD và trong thời gian tới sẽ đạt mốc 4 tỷ USD. Văn phòng đại diện của BIDV tại Lào dù mới được thành lập (tháng 9/2011) nhưng đã phát huy tốt việc hổ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai đầu tư, hoạt động kinh doanh tại thị trường Lào, góp phần duy trì, thúc đẩy và gia tăng kết quả, hiệu quả đầu tư của Việt Nam tại thị trường Lào.

Tại Myanmar, Việt Nam đang là một trong các nước gia tăng mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến đầu tư kể từ năm 2010 trở lại đây với hàng loạt các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ của doanh nghiệp Việt Nam với các Bộ, ngành và đối tác tại Myanmar cũng như tổ chức các Hội chợ, triển lãm hàng hóa của Việt Nam tại Myanmar. Hoạt động của văn phòng đại diện BIDV tại Myanmar tập trung vào việc nghiên cứu các thông tin, tình hình kinh tế tại Myanmar, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kết nối với các định chế tài chính tại nước để tiến tới việc thành lập ngân hàng tại Myanmar khi các điều kiện cho phép. Đồng thời Văn phòng đại diện cũng đã kết nối chặt chẽ với Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) do BIDV là Chủ tịch Hiệp hội trong việc tiên phong đầu mối đề xuất và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tại thị trường Myanmar, đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi thông tin, hội nghị giữa doanh nghiệp, các Bộ ngành hai nước. Đến nay, Văn phòng đại diện BIDV tại Myanmar cùng với AVIM đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai các hoạt động tại thị trường này, là cầu nối hỗ trợ và phối hợp với các doanh nghiệp, các Bộ ngành Việt Nam khi làm việc với các cơ quan chức năng Myanmar.

Những kết quả này có phần đóng góp không nhỏ của BIDV, được thực hiện trên nhiều phương diện:

Thứ nhất, BIDV luôn là đơn vị tiên phong triển khai các hoạt động đầu tư hải ngoại theo sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ.

Thứ hai, trong triển khai thực hiện luôn thực hiện phương châm: quyết liệt, táo bạo, đột phá, lời hứa đi đôi với việc làm và quán triệt đúng chủ trương định hướng của Đảng, Chính phủ về mục tiêu, định hướng thực hiện.

Thứ ba, hoạt động của BIDV với tư cách là đơn vị chủ trì và Chủ tịch của 3 Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia, Lào, Myanmar đã đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt, hỗ trợ và kết nối các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các thị trường mới. Thứ tư, BIDV và các Hiệp hội do BIDV chủ trì thành lập đã tạo lập được các mối quan hệ bền vững với lãnh đạo Chính phủ và các cơ quan chức năng của Lào, Campuchia, Myanmar.

Thứ năm, hoạt động của BIDV và các Hiệp hội đã góp phần ổn định an ninh quốc phòng biên giới của Việt Nam, hỗ trợ ổn định an ninh lương thực của các nước bạn, thâm nhập và tham gia sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng của các nước, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai một số dự án mang tính đột phá trên quy mô lớn (đặc biệt tại Lào và Campuchia) gây tiến vang và có tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước…

Chương 3: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

3.1. Nhận xét.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH DAKLAK - PHÒNG GIAO DỊCH ĐÔNG BAN MÊ (Trang 29)