Quản lý nguồn vốn theo đúng phương pháp, mục tiêu.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH DAKLAK - PHÒNG GIAO DỊCH ĐÔNG BAN MÊ (Trang 28)

Để huy động vốn hiệu quả, PGD cũng cần có phương pháp quản lý nguồn vốn hợp lý. Cụ thể là quản lý nguồn vốn trên các mặt : Cơ cấu nguồn vốn mỗi thời kì và mối quan hệ của các thành phần, chi phí huy động vốn, tính thanh khoản của các khoản nợ.

- Quản lí quy mô, cơ cấu nguồn vốn củaPGD: bao gồm các nội dung sau :

+ Thống kê đầy đủ, kịp thời những thay đổi về các loại nguồn, tốc độ quay vòng của mỗi loại, so sánh tốc độ tăng trưởng các nguồn qua mỗi năm để thấy được những thay đổi, từ đó tìm ra nguyên nhân để có những điều chỉnh kịp thời.

+ Phân tích kĩ lưỡng những nhân tố gắn liền với thay đổi đó.

+ Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu câu và mục tiêu sử dụng nguồn.

- Quản lý chi phí huy động vốn : bao gồm quản lý lãi suất huy động vốn và chi phí huy động vốn phi lãi suất. Quản lý lãi suất huy động vốn là xác định lãi suất chi trả phù hợp cho mỗi loại nguồn, đồng thời xác định khả năng chi trả lãi của PGD cho khách hàng trong mối quan hệ với lãi thu được từ hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, PGD cần xác định chi phí phi lãi suất cần thiết mỗi khi triển khai kế hoạch huy động vốn, làm thế nào để sử dụng chi phí này có hiệu quả mà vẫn tiết kiệm được cho chi nhánh.

- Quản lý tính thanh khoản của của các khoản nợ (vốn huy động): Đây là việc xác định kì hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kì hạn sử dụng đồng thời tạo sự ổn định của nguồn. PGD nên nghiên cứu phát triển các sản phẩm có kì hạn mới, các sản phẩm dễ chuyển đổI kì hạn thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH DAKLAK - PHÒNG GIAO DỊCH ĐÔNG BAN MÊ (Trang 28)