điều kiện hội nhập kinh tê quốc tê
3.1.1. Tín dụng nhà nước là cần thiết và có ý nghĩa lâu dải
3.1.1.1. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển
Một trong các nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2006-2010 và tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành một công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã được xác định là “(i) giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm nãng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của một nước có thu nhập thấp; (ii) chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ và hoàn thiện các loại thị trường và thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta”. [17]
Báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 nãm 2006-2010 tại Đại hội Đảng lần thứ X, tại phần đánh giá tổng quát và những bài học kinh nghiệm về việc thực hiện phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001- 2005 đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn và cũng là tư tưởng chỉ đạo về phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 2006-2010, trong đó có bài học về huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nội lực.
Mục tiêu và phương hướng tổng quát phát triển đất nước ta trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 cũng đã được Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X xác định là “...huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước...”.
Chỉ tiêu huy động nguồn lực và chí tiêu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội luôn là một trong các chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất trong kê hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của quốc gia.
Trong giai đoạn 2000 - 2007 vừa qua, nguồn vốn đầu tư nhà nước, bao gồm vốn ngân sách, vốn tín dụng của nhà nước thường chiếm tỷ trọng quan trọng trong nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. (Trong các năm 2002, 2003 là xấp xỉ 11%. Cụ thể: năm 2002: 20.000 tỷ đồng/183.000 tỷ đồng; năm 2003: 23.000 tỷ đồng/217.000 tỷ đồng).
Mặc dù tỷ trọng vốn tín dụng nhà nước trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đã giảm dần qua các năm, nhờ đã huy động tốt nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, song đến nay, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước giao cho Ngân hàng Phát triển thực hiện khoảng 40.000 tỷ đồng/567.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2008, chiếm khoảng 7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2008. Trong điều kiện khả năng tích luỹ của nền kinh tế còn hạn chế (chỉ tiêu tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách giai đoạn 2006-2010 là 21- 22%) vì kể cả tăng trưởng liên tục nhiều năm liền ở mức trung bình 6- 8%/năm thì tổng sản phẩm trong nước tuyệt đối của Việt Nam còn rất nhỏ bé (GDP năm 2008 dự kiến khoảng 1.337-1.347 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 83 tỷ USD [10]), bên cạnh các kênh thu hút đầu tư khác, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, 2020, kênh huy động vốn tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu vẫn thực sự có vai trò quan trọng là công cụ của Chính phủ để khai thác các nguồn vốn trong xã hội để đầu tư cho phát triển, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
3.1.1.2. Tập trung đẩu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh t ể xã hội
Quan trọng hơn, trong thời gian qua, nguồn vốn ngân sách của nhà nưcíc và nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước đã tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ các vùng khó khăn (đầu tư cho nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 22,2%, giao thông, bưu điện 27%, giáo dục, đào tạo 8,9%, y tế xã hội 6,9%, văn hoá thể thao 4,3%, khoa học và công nghệ 3,1%). Đầu tư phát triển của nhà nước thông qua nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn tín dụng nhà nước đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
Trong những năm qua, mặc dù việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực...đã được nhà nước ta chú ý tập trung nguồn lực, nhất là từ nguồn vốn ngân sách và vốn tín đụng nhà nước, để phát triển, sớm hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, song theo Báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ X về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển là một trong những mặt yếu kém, tồn tại cơ bản. Cụ thể: “Tuy đã cố gắng đầu tư, song kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội” [17]. Cụ thể:
- Hệ thống đường bộ chưa hoàn chỉnh, chất lượng thấp, nhiều nơi còn bị tắc nghẽn, chưa bảo đảm giao thông thông suốt trong mùa mưa ở các khu vực thường bị ngập lụt và miền núi. Hệ thống cảng biển, đường sắt, hàng không còn bất cập về năng lực vận chuyển, khả năng kho bãi, về thông tin, quản lý; chi phí dịch vụ vận tải còn cao.
- Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Hệ thống điện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về nguồn điện, lưới điện và chất lượng, tỷ lệ tổn thất còn cao. Một sô' cóng trình điện không hoàn thành đúng kế hoạch gây thiếu điện trong thời gian cao điểm và khi có hạn hán nghiêm trọng.
- Hạ tầng bưu chính, viễn thông thiếu đồng bộ; chất lượng dịch vụ còn thấp; giá dịch vụ còn cao.
- Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển chậm, chất lượng quy hoạch đô thị thấp, quản lý đô thị kém. Hệ thống cấp nước kém phát triển, thiết bị xử lý nước lạc hậu, chất lượng nước kém; hệ thống phân phối nước và nguồn nước nhiều nơi chưa được đầu tư đồng bộ. Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp vừa thiếu, vừa kém chất lượng; chưa ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
- Hạ tầng cho giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao còn thiếu, chưa đồng bộ và chất lượng thấp.
Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nước ta hiện nay như nêu trên, định hướng chủ trương của nhà nước ta trong những năm tới là tiếp tục đầu tư cho việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng hiện đại. Theo đó, nhà nước chủ trương ưu tiên ngân sách và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong từng vùng và trên cả nước, xem đây là một khâu đột phá để phát triển đất nước hiện nay và chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Với vai trò là công cụ của Chính phủ trong việc thực thi chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, trong những năm qua và trong thời gian tới, tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước tiếp tục dành ưu tiên cao cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.1.2. Tín dụng nhà nước cần được thực hiện theo các nguyên tấc thị trường
* Tuy tín dụng nhà nước có vai trò thực sự quan trọng và tiếp tục có ý nghĩa làu dài trong giai đoạn tới song về bản chất, tín dụng nhà nước là
công cụ quản lý, công cụ can thiệp vĩ mô của nhà nước và có tính chất quá độ trong một thời gian nhất định: đó là thời kỳ quá độ của nền kinh tế tương ứng với thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, khi nguồn vốn NSNN còn hạn chế, đầu tư của các thành phần kinh tê ngoài nhà nước còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư cho phát triển, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Trong giai đoạn này, thông qua tín dụng nhà nước, có tác dụng như lượng “vốn mồi”, nhà nước khuyến khích (bằng công cụ lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường, thời gian cho vay dài hơn so với thời gian cho vay của các ngân hàng thương mại) các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm trọng điểm nhà nước cần phát triển nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Khi nguồn vốn NSNN dồi dào hơn, tiềm lực tài chính của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước lớn mạnh, việc thu hút vốn đầu tư, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển không còn căng thẳng bức xúc nữa; đồng thời trình độ phát triển giữa các vùng, miền tương đối đồng đều hoặc nói cách khác khoảng cách chênh ỉệch giữa các vùng, miền không lớn thì khi đó vai trò, sự cần thiết của tín dụng nhà nước sẽ giảm dần, thu hẹp lại và hoạt động đầu tư phát triển sẽ được thực hiện bằng các hình thức tín dụng thương mại và thông qua sự điều tiết của kinh tế thị trường.
Xuất phát từ nhận thức nêu trên, trong chính sách phát huy các nguồn lực giai đoạn 2006-2010, Đảng và nhà nước ta đã chỉ rõ quan điểm, một mặt thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp, nhà nước tiếp tục “thực hiện chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn đối với một số ngành, sản phẩm thiết yếu, một số mục tiêu, địa bàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phán biệt thành phần kinh tế và phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta”. [17, tr 243]
Vì vậy, trong chính sách tín dụng nhà nước hiện hành và đặc biệt trong thời gian tới, nhất thiết phải quán triệt quan điểm, tư tường tín dụng nhà nước cần được thực hiện theo các nguyên tắc thị trường nhằm đảm bảo
hiệu quả của hoạt động tín dụng nhà nước, đảm bảo hiệu quả đổng vốn tín dụng nhà nước. Nguyên tắc này cần được thế hiện ở định hướng, mục tiêu ưu đãi; thể hiện ở đối tượng được ưu đãi; các điều kiện ưu đãi; hình thức ưu đãi...C ụ thể:
- Về mục tiêu ưu đãi: tiếp tục tập trung nguồn lực cho việc hình thành đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước; tập trung cho các ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Về đối tượng ưu đãi: tiếp tục thu hẹp đối tượng vào một số lĩnh vực then chốt; các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế; môi trường (nước thải, rác thải); sinh học (giống, cây trồng, vật nuôi) kỹ thuật cao phục vụ nông nghiệp; các dự án chế biến sâu từ khoáng sản, các dự án phát điện bằng năng lượng mới, sạch; tiếp tục ưu đãi cho các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và n h ỏ ...
- Về các điều kiện ưu đãi, hình thức ưu đãi: giảm thời hạn cho vay xuống; giảm mức vốn cho vay xuống; đưa lãi suất dần tiệm cận lãi suất thị trường; đa dạng hoá các hình thức ưu đãi theo hướng tăng các hình thức ưu đãi gián tiếp như bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ sau đầu tư ...
* Trong việc đòi hỏi hoạt động tín dụng nhà nước cần được thực hiện theo các nguyên tắc thị trường, nhất thiết phải tính tới hoạt động của tổ
chức thực hiện tín dụng chính sách cũng phải theo hướng thị trường. Theo đó, hoạt động của tổ chức thực hiện tín dụng chính sách về đầu tư phát triển và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là NHPT cần được thực hiện theo định hướng: NHPT dần tiến tới thực sự tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo nguyên tắc hướng thị trường. Hoạt động của NHPT mặc dù không phải là hoạt động kinh doanh tiền tệ và không vì mục đích lợi nhuận song NHPT cần từng bước tự chủ về tài chính, dần bảo đảm tự cân đối thu chi, đồng thời tiến tới giảm cấp bù từ
NSNN, xoá bỏ việc cấp quản lý phí hoạt động từ NSNN trong giai đoạn sau năm 2010.
3.1.3. Tín dụng nhà nước phải phù hợp với các cam kết quốc té
Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
Trên cơ sở đường lối đối ngoại như vậy, nhà nước đã chủ trương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trờ thành thành viên của WTO, Việt Nam phải thực thi các cam kết, nghĩa vụ của một nước thành viên, v ề mặt nguyên tắc, khi đã là thành viên của WTO, hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về kinh tế, thương mại phải đáp ứng yêu cầu phù hợp với các nguyên tắc nền tảng của WTO.
Vì vậy, bên cạnh định hướng thực hiện tín dụng nhà nước theo các nguyên tắc thị trường, chính sách của nhà nước ta còn chủ trương tín dụng nhà nước phải phù hợp với các cam kết quốc tế.
Hoạt động của WTO dựa trên hệ thống các luật lệ và quy tắc tương đối phức tạp, bao gồm trên 60 hiệp định, phụ lục, quyết định và biên bản giải thích khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng và chuyển tải các nguyên tắc cơ bản của WTO. Các nguyên tắc cơ bản của WTO bao gồm:
+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử: một nước thành viên không được phép áp dụng đối xử phân biệt giữa các nước thành viên và phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước.
+ Nguyên tắc tự do hoá thông qua đàm phán: thương mại giữa các nước thành viên ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán để hạ thấp hàng rào thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan.
+ Nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch, ổn định và có thể dự báo được trong chính sách thương mại quốc gia: các cam kết về thuế quan và các biện pháp khác bị “ràng buộc” về mặt pháp lý. Nguyên tắc này nhằm ràng buộc các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo