Các nhân tô ảnh hưởng đến tín dụng nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tín dụng nhà nước ở Việt Nam (Trang 41)

2.1.1. Các nhàn tố thuộc môi trường vĩ mô

2 .Ỉ.1 .1. M ôi trường chính trị, pháp luật trong nước

Trong thời gian qua, từ thập kỷ 1980 trở lại đây, tình hình chính trị xã hội Việt Nam cơ bản ổn định. Đất nước được phát triển trong một môi trường hoà bình, ổn định. Đây là một nhân tố thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, đầu tư phát triển nói riêng, trong đó có tín đụng nhà nước cho đầu tư phát triển.

Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN. Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Để thực hiện chủ trương trên, Đảng ta xác định đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010 là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm. Mục tiêu là phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trước mắt, tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn.

Con đường công nghiệp hoá ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Công nghiệp vừa

phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh còng nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, may mặc, da giày, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm...Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng.

Thể chế chính trị, con đường đi lên CNXH ở nước ta, đường lối phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn 2001 - 2010 như vậy có tác động rất lớn, ảnh hưởng quyết định đến khung pháp lý, cơ chế, chính sách đối với tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển, cho xuất khẩu theo hướng: tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu là công cụ của Chính phủ.

2.ỉ .1.2. M ôi trường kinh tế xã hội trong nước

Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động phát triển kinh tế nói chung, hoạt động đầu tư phát triển nói riêng của toàn xã hội, trong đó có hoạt động tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu.

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt 7,51%. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định. Các thành phần kinh tế đều phát triển.

Tĩnh hình kinh tế xã hội ổn định đã tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế. Kinh tế phát triển, một mặt tạo đầu vào nhiều và rẻ cho các ngành, lĩnh vực sản xuất, mặt khác tạo ra khối lượng sản phẩm dồi dào cung ứng cho thị trường. Đến lượt mình, sức mua của thị trường sẽ kích thích tiêu dùng, tạo đà cho mở rộng sản xuất, kinh doanh. Bối cảnh kinh tế xã hội thuận lợi như vậy sẽ tạo niềm tin cho giới đầu tư yên tâm bỏ vốn ra phát triển sản xuất, kinh doanh. Đây là điều kiện

thuận lợi cho việc tăng trưởng khách hàng vay vốn tín dụng nói chung, tín dụng nhà nước nói riêng.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, môi trường kinh tế xã hội ở nước ta cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng nhà nước.

Do đặc điểm của tín dụng nhà nước hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận và để nhằm hỗ trợ, khuyến khích các ngành, lĩnh vực Chính phủ ưu tiên phát triển nên lãi suất cho vay của tín dụng nhà nước thường là lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thương mại, với thời gian cho vay dài, từ đó đòi hỏi nguồn vốn tín dụng nhà nước dùng để cho vay cần thiết phải được huy động với lãi suất thấp, thời gian sử dụng vốn dài. Đặc điểm này chi phối phương thức huy động vốn của tổ chức thực hiện tín dụng nhà nước, theo đó, tổ chức thực hiện tín dụng nhà nước không thể thực hiện phương thức huy động vốn như các ngân hàng thương mại (chủ yếu nhận tiền gửi từ tổ chức, cá nhân) vì lãi suất huy động vốn cao, thời gian sử dụng vốn thưừng là ngắn hạn (theo kỳ hạn gửi tiền của người gửi tiền). Từ đó, tổ chức thực hiện tín dụng nhà nước cần phải huy động vốn theo hình thức phát hành trái phiếu nhằm mục tiêu trong một thời gian ngấn huy động tập trung được một lượng vốn lớn với lãi suất huy động tương đối rẻ, thời gian sử dụng vốn dài.

Tuy nhiên, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong thời gian qua của Quỹ Hỗ trợ phát triển trước kia, nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam - là tổ chức thực hiện tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển - gặp tương đối nhiều khó khăn. Nguyên nhân xuất phát từ những đặc điểm kinh tế xã hội của đất nước ta.

Thứ nhất, do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, trải qua cơ chế kế hoạch hoá tập trung kéo dài, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mới phát triển trong thời gian gần đây là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến quy mô vốn của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác còn nhỏ bé, tiềm lực tài chính yếu, không có nhiều vốn nhàn rỗi dành cho đầu tư tài chính, mua trái phiếu, chứng khoán.

Thứ hai, thị trường tài chính nói chung, thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở Việt Nam mới hình thành và phát triển, lại trải qua những bước thăng trầm, biến động, cộng với thói quen làm ăn kiểu “chụp giật” , “đầu cơ”, kỳ vọng lợi nhuận trong ngắn hạn của các nhà đầu tư dẫn đến tình trạng ưa thích đầu tư cổ phiếu để hưởng chênh lệch giá hơn là đầu tư mua trái phiếu. Hệ quả là thị trường trái phiếu có tính thanh khoản thấp và kéo theo hệ luỵ nhà đầu tư không thích đầu tư, nắm giữ trái phiếu, tạo ra “vòng tròn luẩn quẩn”.

Thứ ba, cùng với tính thanh khoản thấp của thị trường trái phiếu, lại trải qua một vài chu kỳ giá chứng khoán xuống thấp, thị trường chứng khoán có thời điểm mất tính thanh khoản kéo dài, làm cho việc thu hút vốn nói chung, thu hút vốn qua kênh phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán nhiều lúc gặp khó khăn.

Thứ tư, do trình độ hiểu biết của công chúng đầu tư về thị trường chứng khoán còn hạn chế, nhiều nhà đầu tư lựa chọn các cách sinh lời từ việc mua vàng, bất động sản cũng làm cho việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán bị “cạnh tranh” bởi các kênh đầu tư này.

Thứ năm, trong thời gian gần đây, với “phong trào” đầu tư tài chính, thành lập và tham gia góp vốn thành lập các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước lớn, có tiềm lực tài chính đã trực tiếp “chia sẻ” nguồn vốn đầu tư mua trái phiếu Chính phủ so với thời gian trước.

2.1.2. Các nhân tố thuộc vé hệ thống tín dụng

2.ỉ . 2.1. C ơ chế, chính sách của nhà nước về tín dụng nhà nước

Chi tiêu công nói chung, chi từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho đầu tư phát triển nói chung, đầu tư phát triển từ vốn tín dụng nhà nước nói riêng phụ thuộc chặt chẽ vào k ế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

Chính sách phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ thường có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của thời kỳ đó.

Như ta đã biết, tín dụng nhà nước là để phục vụ các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định của quốc gia. Do vậy, một mặt tín dụng nhà nước gắn rất chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của đất nước, mặt khác chịu ảnh hưởng, chịu sự chi phối của các chính sách của nhà nước nhằm triển khai, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói trên. Nói cách khác, cơ chế, chính sách về tín dụng nhà nước thường phải thay đổi, theo sát với cơ chế, chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, phục vụ việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Do đặc điểm này, sự thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước có thể ảnh hưởng đến chính sách cho vay của tổ chức thực hiện tín dụng nhà nước. Chẳng hạn, trong giai đoạn này nhà nước cần khuyến khích một số lĩnh vực, ngành nghề, mặt hàng này thì nhà nước có sự hỗ trợ thông qua tín dụng nhà nước nhằm khuyến khích, mở rộng, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, mặt hàng đó. Sang thời kỳ tiếp theo, nhà nước có thể không cần khuyến khích hoặc thậm chí thu hẹp, hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, mặt hàng đó. Điều này có thể gây khó khăn cho tổ chức thực hiện tín dụng nhà nước trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Chẳng hạn khó khăn trong việc hoạch định kế hoạch, triển khai hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách của nhà nước; khó khăn trong việc giới thiệu, phổ biến đến các chủ đầu tư dự án, khách hàng vay về chủ trương hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp từ cơ chế, chính sách thời kỳ này sang thời kỳ khác; khó khăn trong việc theo dõi việc cho vay, thu nợ các chủ đầu tư dự án, khách hàng vay do có nhiều loại đối tượng vay, lãi suất cho vay khác nhau theo cơ chế, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ.

2 .1 .2 2 . Năng lực hoạt động của tổ chức thực hiện tín dụng nhà nước

Năng lực hoạt động là năng lực tập hợp và phát huy các điều kiện, tiềm lực, thế mạnh riêng có của tổ chức để đạt được mục tiêu hoạt động của tổ chức, thoả mãn nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng (đối tượng thuộc

diện được vay vốn tín dụng nhà nước) - với tư cách là “khách hàng” của tổ chức; thực hiện thành công các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước (cụ thể là chính sách về đầu tư phát triển của nhà nước) trong từng thời kỳ.

Nãng lực hoạt động của tổ chức thực hiện tín dụng nhà nước thể hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Năng lực tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách của nhà nước về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu;

+ Năng lực về tổ chức quản lý hoạt động tín dụng (bao gồm các khâu: xét duyệt cho vay; kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, trả nợ vốn vay; thu hồi nợ vay của khách hàng nhằm bảo đảm an toàn vốn tín dụng nhà nước).

- Về nãng lực tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách của nhà nước về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu:

Năng lực tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách cùa nhà nước về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của tổ chức thực hiện tín dụng nhà nước có ý nghĩa quyết định trong việc biến chủ trương, chính sách về tín dụng nhà nước được thực thi trong thực tế. Nếu tổ chức thực hiện chính sách tín dụng nhà nước tổ chức tốt việc hướng dẫn, triển khai chính sách của nhà nước về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu trong thực tế thì sẽ đưa được các chủ trương, chính sách của nhà nước về tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu vào cuộc sống, đưa được đổng vốn tín dụng nhà nước trở thành các công trinh, dự án có hiệu quả kinh tế xã hội. Ngược lại, nếu tổ chức thực hiện chính sách tín dụng nhà nước không có năng lực tổ chức, hướng dẫn, triển khai tốt chính sách của nhà nước về tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu thì các chủ trương, chính sách của nhà nước về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu sẽ không được thực thi trên thực tế hoặc được thực thi với kết quả, hiệu quả thấp.

Năng lực tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách của nhà nước về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu thể hiện ở tính hợp lý của mô hình tổ chức, quản trị, điều hành; việc thể chế hoá các quy định pháp luật

về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu thành các quy chế, quy trình nghiệp vụ của tổ chức.

- Về năng lực về tổ chức quản lý hoạt động tín dụng (bao gồm các khâu: xét duyệt cho vay; kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, trả

nợ vốn vay; thu hồi nợ vay của khách hàng nhằm bảo đảm an toàn vốn tín dụng nhà nước):

Năng lực tổ chức quản lý hoạt động tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành bại của việc triển khai, thực thi chính sách của nhà nước về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Trong trường hợp tổ chức thực hiện tín dụng nhà nước có năng lực quản lý hoạt động tín dụng tốt, sẽ giúp tránh được việc cho vay các dự án kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả, theo dõi, giám sát và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các chủ đầu tư dự án không có năng lực triển khai đầu tư dự án, không trả nợ vay đúng hạn, tránh được việc thất thoát vốn tín dụng nhà nước

2.1.2.3. Năng lực hoạt động của các đối tượng vay vốn tín dụng nhà nước

Có thể nói năng lực hoạt động của các đối tượng vay vốn tín dụng nhà nước (cũng chính là các đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi đầu tư phát triển của nhà nước) là một trụ cột trong các nhân tố mang tính chất chủ quan đối với sự thành, bại của việc thực thi chính sách tín dụng nhà nước.

Năng lực hoạt động của các đối tượng vay vốn tín dụng nhà nước, một mặt chịu ảnh hưởng của cơ chế, chính sách tín dụng nhà nước, chịu sự tác động của năng lực hoạt động của tổ chức thực hiện chính sách tín dụng nhà nước, mặt khác phụ thuộc vào chính năng lực tổ chức quản lý dự án, năng lực vận hành, khai thác dự án để phát triển sản xuất kinh doanh, trả được nợ vay vốn tín dụng nhà nước.

Việc chịu ảnh hưởng của các cơ chế, chính sách tín dụng nhà nước thể hiện chỗ: cơ chế chính sách của nhà nước càng thông thoáng, nhiều ưu đãi (chẳng hạn về thời hạn vay, lãi suất vay) thì số lượng dự án có tiềm năng để khởi sự dự án càng nhiều, khả năng thu hồi vốn và sinh lời của dự

án càng nhiều. Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách tín dụng nhà nước thu hẹp, giảm ưu đãi thì số lượng dự án đáp ứng được yêu cầu về đối tượng vay vốn sẽ giảm đi và từng dự án cần phải có phương án thu hổi vốn tốt hơn, khả năng sinh lời cao hơn.

Việc chịu sự tác động của năng lực hoạt động cúa tổ chức thực hiện chính sách tín dụng nhà nước thể hiện ở chỗ: nếu tổ chức này có năng lực tổ

Một phần của tài liệu Tín dụng nhà nước ở Việt Nam (Trang 41)