Đánh giá hoạt động tín dụng nhà nước ở Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Tín dụng nhà nước ở Việt Nam (Trang 66)

qua

2.3.1. Đóng góp của tín dụng nhà nước cho nền kinh té

Cho đến nay, có thể khẳng định, thông qua việc ban hành chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, nhà nước ta đã thực hiện thành công việc xoá bỏ tư tưởng bao cấp nặng nề trong đầu tư xây dựng, thiết lập nên cơ chế tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu thay cho toàn bộ nguồn vốn được đầu tư từ nguồn NSNN như trước kia. Từ đó, đã khai thông được một kênh dẫn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Kết quả thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu giai đoạn 2000 - 2007 vừa qua đã khẳng định sự cần thiết và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2.3.1.1. Huy động vốn cho đầu tư phát triển

Như hầu hết các quốc gia, nhất là các nước dang phát iriến, trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, yếu tố vốn luồn là yếu tô quan trọng, có tính chất tiền đề cho tãng trưởng kinh tế. Trong điều kiện khả năng tích luỹ của ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển còn hạn chế, bên cạnh các chính sách thu hút đầu tư từ khu vực dân doanh, khu vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, với việc thiết lập và vận hành cơ chế tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, Chính phủ đã tạo lập được một kênh huy động vốn hiệu quả, một công cụ đắc lực của Chính phủ trong việc khai thác các nguồn vốn trong xã hội để hỗ trợ phát triển các ngành, các vùng, các sản phẩm trọng điểm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác tiềm năng to lớn của các vùng, miền đất nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với dư nợ chiếm khoảng 17% tổng dư nợ của nền kinh tế, NHPT đã đóng vai trò là nhà tài trợ vốn dài hạn hàng đầu trong hệ thống các tổ chức tài chính ngân hàng trong nước. Thông qua các dự án đầu tư được NHPT tài trợ vốn, đã tạo ra hàng vạn công ãn việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân.

Số vốn tín dụng nhà nước do Quỹ HTPT trước kia nay là NHPT giải ngân trong 5 năm 2001-2005 chiếm đến 7,8% vốn đầu tư trong nước của toàn xã hội, tương đương 6,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và bằng 2,4% GDP trong giai đoạn này.

Tính chung cho cả thời kỳ 2000-2005 chiếm đến 8,2% vốn đầu tư trong nước của toàn xã hội, tương đương 6,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và bằng 2,5% GDP trong giai đoạn này.

Tăng trưởng dư nợ bình quân của NHPT giai đoạn này đạt 36%/năm và dư nợ bình quân thời kỳ này của NHPT chiếm đến 9,2% GDP, xấp xỉ 19,3% tổng dư nợ toàn thị trường. Trong đó lượng tín dụng mới chiếm đến 2,6% GDP, tương đương 25% tổng tín dụng mới toàn thị trường, đáp ứng nhu cầu vốn của các chủ thể vay vốn, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của cả

nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho nền kinh tế, cho đầu lư phát triển.

2.3./.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kình tế theo hướng CNH-HĐH

Thông qua đầu mối thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển là Quỹ hỗ trợ phát triển nay là NHPT, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đã được tập trung phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng, sản phẩm trọng điểm, then chốt của nền kinh tế (như hạ tầng giao thông, năng lượng, hoá chất, phân bón, sắt thép, xi mãng, đóng tàu hiển, đóng mới toa xe đường sắt, dệt may, cơ khí...)- Vốn tín dụng đầu tư phát triển đã góp phần tăng nãng lực sản xuất cho một số ngành như đóng tàu, xi măng, cán kéo thép...NHPT đã đầu tư cho 17 nhà máy đóng tàu, có khả năng đóng mới hàng chục tàu có trọng tải từ 6.500 tấn đến 53.000 tấn; đóng mới trên 50 tàu vận tải biển có trọng tải từ 3.600 tấn đến 22.000 tấn; đầu tư đóng mới trên 170 toa xe khách, 600 toa xe hàng cho ngành đường sắt; đầu tư 05 nhà máy xi măng công suất 8,3 triệu tun/năm; đầu tư tăng năng lực sản xuất 50 vạn tấn phân bón các loại, trên 1 triệu bộ săm lốp ô tô, trên 23 triệu sản phẩm dệt kim mỗi năm; đầu tư một số nhà máy thép, phôi thép...Có những ngành công nghiệp, nhờ có nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, đã có bước tăng trưởng vượt bậc như ngành đóng tàu. Đến năm 1996, ngành đóng tàu mới nghiên cứu đóng tàu cỡ 3.850 tấn. Sau 10 năm, ngành đóng tàu đã đóng được những con tàu có trọng tải gấp 15-20 lần.

Tính đến nay, NHPT đang cho vay đầu tư trên 5.800 dự án đầu tư (trên 90 dự án nhóm A), trong đó có những dự án đặc biệt quan trọng của đất nước như Thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất...Đến nay, đã có trên 3.400 dự án, trong đó có 34 dự án nhóm A (gồm các dự án sản xuất điện, sản xuất xi măng, đóng tàu, cơ khí chế tạo, sản xuất bột giấy, hạ tầng giao thông...) đã hoàn thành toàn bộ hoặc từng phần, đưa vào khai thác sử dụng, góp phần tăng cường năng lực sản xuất của các ngành kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cũng

được tập trung cho những ngành nghề, lĩnh vực giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho các vùng sâu, vùng xa.

Với định hướng cho vay đầu tư các dự án bao gồm thành lập mới, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất, các hạng mục tài sản cố định, vì vậy, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Tính bình quân trong giai đoạn 2000-2005, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển do Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện đóng góp 11% trong tổng giá trị tài sản cố định tăng thêm hàng năm của cả nước.

Bảng 2.5. Đóng góp của Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là NHPT) trong giá trị tài sản cỏ định tăng thêm của cả nước

Đ ơn vị: nghìn tỳ đồng

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng giá trị TSCĐ tăng thêm

của cả nước 104,6 111,9 120,6 142,6 179,0 205,1 Đóng góp của Quỹ hỗ trợ phát triển 13,9 14,4 13,1 17,7 17,3 15,2 Tỷ lệ so với tổng số của cả nước 13% 13% 11% 12% 10% 7%

Nguồn: Niên giám thống kê 2000-2005, Tổng cục thống kê.

Bên cạnh định hướng hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn được dành cho các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn cần khuyến khích đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy, bên cạnh việc đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng, sản xuất, theo chỉ đạo của Chính phủ, NHPT đã cung ứng đú vốn theo kế hoạch cho các tỉnh, thành phố để làm mới và kiên cố hoá 27.000 km kênh mương nội đồng, 15.000 km đường giao thông nông thôn được bê tông hoá, hoàn thành tôn nền vượt lũ 720 cụm tuyến dân cư ĐBSCL, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và ổn định cuộc sống dân cư.

2.3.1.3. Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng đầu tư; năng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp và quốc gia

Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển, với hàng nghìn km cầu đường bộ liên tỉnh, nông thôn được làm mới, nâng cấp, mở rộng; hàng nghìn km đường dây tải điện, hàng trăm trạm biến áp mới, cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng làng nghề, nuôi trổng thuỷ hải sản...được xây dựng đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển với thời hạn vay dài, lãi suất thấp đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tăng thêm cơ sở vật chất, đổi mới máy móc, trang thiết bị, công nghệ. Nhờ đó, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển đã hỗ trợ các doanh nghiệp có vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo ra hàng hoá có khả năng cạnh tranh, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Kết quả khảo sát của Quỹ hỗ trợ phát triển tại 151 doanh nghiệp ở 60 địa phương trong cả nước cho thấy, tỷ trọng doanh thu của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trong tổng doanh thu của doanh nghiệp bình quân là 36,8%/năm, hay nói cách khác, các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước có đóng góp đáng kể vào kếl quả hoạt động chung của doanh nghiệp.

2.3.2. Những vấn đề tồn tại hiện nay của tín dụng nhà nước

Bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế, hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước cũng đã và đang bộc lộ một số tồn tại làm ảnh hưởng và hạn chê hiệu quả của chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước.

2.3.2.1. V ề hành lang pháp lý

Chính sách tín dụng đầu tư phát triển và sau này là chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước đã được thực thi trong thực tế hơn 10 năm qua và được ban hành chính thức từ hơn 8

năm qua song cho đến nay, đối với một chủ trương, chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đã chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, về mặt pháp lý, vẫn đang điều chỉnh bởi các văn bản ở tầm nghị định của Chính phủ. Trong thực tế hoạt động ở các nền kinh tế thị trường phát triển (Đức, Nhật Bản) hoặc ngay ở các nền kinh tế thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Indonesia, Philippines), các nền kinh tế chuyển đổi (Nga, Trung Quốc), hoạt động của ngân hàng chính sách về đầu tư phát triển, hỗ trợ xuất khẩu ở các quốc gia này đều được điều chỉnh bởi một luật đặc biệt, luật riêng.

Việc thiếu vắng một văn bản ở tầm pháp lý cao như pháp lệnh hoặc đạo luật về chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam để điều chỉnh hoạt động của một tổ chức có tính chất như một ngân hàng chính sách trong hỗ trợ phát triển, hỗ trợ xuất khẩu của quốc gia có tính chất hoạt động đặc thù, khác biệt với các ngân hàng thương mại dẫn đến hạn chế trong việc huy động, khai thác các nguồn lực tài chính để thực thi chính sách, hạn chế trong việc quản lý nợ, xử lý rủi ro..., làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHPT.

2 3 .2 2 . V ề cơ c h ế chính sách * V ề huy động vốn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn trước, từ 1990 - 1999, từ khi có chủ trương đầu tư phát triển kinh tế xã hội qua kênh tín dụng đầu tư của nhà nước, vốn tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển đều dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, theo đó, hàng năm NSNN phải cân đối vốn cho đầu tư phát triển qua hai hình thức cấp phát vốn đầu tư ngân sách nhà nước và vốn tín dụng đầu tư nhà nước theo kế hoạch đầu tư của nhà nước.

Từ 1/1/2000, với quy định mới về nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn tín dụng nhà nước được mở rộng hơn, ngoài vốn NSNN, nguồn vốn thu nợ (vốn cho vay ra) hàng năm, Quỹ hỗ trợ phát triển còn được huy động vốn từ nguồn vay các Quỹ tài chính của nhà nước

như Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, Quỹ tiết kiệm bưu điện, Quỹ bảo hiểm xã hội, vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ, vốn do Quỹ hỗ trợ phát triển huy động, vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ giao cho Quv hỗ trợ phát triển dùng để cho vay lại.

Tuy nhiên nguồn vốn huy động theo chỉ định (từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ tiết kiệm bưu điện, Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài..) ngày càng có xu hướng giảm do mức lãi suất tiền gửi írả cho các tổ chức này thường thấp hơn nhiều so với mức lãi suất ở các ngân hàng thương mại.

Đối với vốn điều lệ của NHPT, mặc dù Quyết định số 44/2007/QĐ- TTg của Thủ tưống Chính phủ ngày 30/3/2007 về việc ban hành Quy chế quản lỷ tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ghi rõ vốn điều lệ của NHPT là 10.000 tỷ đổng (mười nghìn tỷ đồng), song trên thực tế hiện NHPT mới được cấp 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ kế thừa từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Điều đáng nói hơn là, trong số 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ thực có của NHPT, có đến 1/4 số vốn (tập trung vào một số chương trình kinh tế triển khai từ trước năm 2000 như chương trình mía đường, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ...) đã gần như đóng băng, mất khả năng thanh toán.

Đối với nguồn vốn do NHPT huy động, do không huy động từ tiền gửi của dân cư mà chủ yếu là huy động bằng hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ nên NHPT cũng đang gặp khó khăn trong huy động vì bị cạnh tranh với các kênh thu hút vốn đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản và đặc biệt là khu vực các ngân hàng thương mại nơi có khả nãng chi trả mức lãi suất tiền gửi cao, thay đổi linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền.

Ngoài ra, trong cơ cấu cho vay của NHPT, còn có một số chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ như chương trình cho vay xuất khẩu gạo sang Cuba...với lãi suất bằng 0% song vẫn sử dụng nguồn vốn huy động được chứ không phải từ nguồn vốn NSNN cấp. Từ đó, nếu tỷ trọng loại hình cho vay này càng lớn, số cấp bù của NSNN cho số vốn huy động này sẽ ngày càng lớn.

* Về đối tượng cho vay

Đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước được quy định trong danh mục ban hành kèm theo các văn bản về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước trong từng thời kỳ.

Danh mục dự án được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (và sau này có thêm danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước) thường thay đổi theo mỗi khi văn bản quy định về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu được thay đổi. (Xin xem Phụ lục số 01- Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư qua các thời kỳ; Phụ lục số 02- Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu qua các thời kỳ). Theo đó:

- Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển thời kỳ 2000-2003 gồm 12 nhóm ngành hàng được ưu đãi, bao gồm:

+ Lĩnh vực công nghiệp; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội:

Sản xuất điện; khai khoáng; hoá chất cơ bản; phân bón, thuốc trừ sâu; chế tạo máy công cụ, máy động lực phục vụ nông nghiệp; cơ sở hạ tầng giao thông, cấp nước, nhà có khả năng thu hồi vốn trực tiếp;

+ Lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao:

Các dự án thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hoá y tế, giáo dục, vãn hoá, thể dục, thể thao.

Một phần của tài liệu Tín dụng nhà nước ở Việt Nam (Trang 66)