Vận hành thiết bị:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái ô tô trợ lực điện có kết nối máy tính để phục vụ đào tạo (Trang 99)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

5.1.2.2. Vận hành thiết bị:

- Bật aptômat nguồn, đèn Led sẽ báo sáng liên tục và lúc này các công tắc sử dụng để tạo lỗi đang ở đúng vị trí yêu cầu.

- Kiểm tra các giá trị hồi về từ các cảm biến trên LCD. Lúc này giá trị từ hai cảm biến mô men lái xắp xỉ 2,5 V; tốc độ xe bằng không.

- Nhấn nút Reset trả giá trị hai cảm biến về 2,5 V.

- Nhấn nút connect từ chương trình thu thập dữ liệu trên máy tính.

- Đánh tay lái, quan sát các thông số từ LCD và phần mềm trên máy tính, lần lượt thử nghiệm mô hình ở các chế độ sau:

+ Xe đứng yên, không có hỗ trợ trợ lực khi đánh lái: công tắc chọn chế độ đặt ở bên trái, không gây tải từ dẫn động lái lên vành tay lái: xoay volume gây tải hết về bên trái, ngược chiều kim đồng hồ.

+ Xe đứng yên, không có hỗ trợ trợ lực khi đánh lái: công tắc chọn chế độ đặt ở bên trái, thay đổi tải từ dẫn động lái lên vành tay lái: xoay volume gây tải dần về phía bên phải, theo chiều kim đồng hồ.

+ Xe đứng yên, có hỗ trợ trợ lực khi đánh lái: công tắc chọn chế độ đặt ở bên phải, không gây tải từ dẫn động lái lên vành tay lái: xoay volume gây tải hết về bên trái, ngược chiều kim đồng hồ.

+ Xe đứng yên, có hỗ trợ trợ lực khi đánh lái: công tắc chọn chế độ đặt ở bên phải, thay đổi tải từ dẫn động lái lên vành tay lái: xoay volume gây tải dần về phía bên phải, theo chiều kim đồng hồ.

+ Có hỗ trợ trợ lực khi đánh lái, vừa thay đổi tải vừa thay đổi tốc độ xe: thay đổi giá trị volume bên phải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái ô tô trợ lực điện có kết nối máy tính để phục vụ đào tạo (Trang 99)