Thiết kế giao diện:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái ô tô trợ lực điện có kết nối máy tính để phục vụ đào tạo (Trang 86)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

4.5.4. Thiết kế giao diện:

Do Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng rất đơn giản, bằng cách đưa các đối tượng vào Form và tiến hành thay đổi một số thuộc tính của các đối tượng đó.

Form: Form là biểu mẫu của mỗi ứng dụng Visual Basic. Ta dùng Form nhằm định vị và sắp xếp các bộ phận trên nó khi thiết kế các phần giao tiếp với người dùng. Ta có thể xem Form như là một bộ phận mà nó có thể chứa các bộ phận khác. Form là phần chính của ứng dụng, các thành phần của nó tương tác với các Form khác và các bộ phận của chúng tạo nên giao tiếp cho ứng dụng. Form chính là giao diện chính của ứng dụng, các Form khác có thể chứa hộp thoại, hiển thị cho nhập dữ liệu.

Hình 4.38. Giao diện chính của Visual Basic

Khi thiết kế một chương trình, là tạo ra một hay nhiều cửa sổ cho chương trình đó. Một chương trình Windows ban đầu thường có một cửa sổ chính, trong quá trình làm việc có thể phát triển thêm nhiều cửa sổ con. Khi ta vào Visual Basic, ban đầu luôn có một Form cho thiết kế:

- Tools Box (Hộp công cụ): Bản thân hộp công cụ chỉ chứa các biểu tượng biểu thị cho các điều khiển mà ta có thể bổ sung vào biểu mẫu, đó là bảng chứa các đối tượng được định nghĩa sẵn của Visual Basic. Các đối tượng này được sử dụng trong Form để tạo thành giao diện cho các chương trình ứng dụng của Visual Basic. Các đối tượng trong thanh công cụ thông dụng nhất bao gồm:

- Scroll Bar (Thanh cuốn): Các thanh cuốn được dùng để nhận nhập dữ liệu hoặc hiển thị kết xuất khi người sử dụng không quan tâm đến giá trị chính xác của một đối tượng, nhưng lại quan tâm đến sự thay đổi nhỏ hay lớn.

- Option Button Control (Nút chọn): Đối tượng nút chọn cho phép người sử dụng chọn một trong những lựa chọn đưa ra. Như vậy, tại một thời điểm chỉ có một trong các nút được chọn.

- Check Box (Hộp kiểm tra): Đối tượng hộp kiểm tra cho phép người sử dụng kiểm tra một hay nhiều điều kiện của chương trình ứng dụng. Như vậy, tại một thời điểm có thể có nhiều hộp kiểm tra được đánh dấu.

- Label (Nhãn): Đối tượng nhãn cho phép người sử dụng gán nhãn một bộ phận nào đó của giao diện cho chương trình ứng dụng. Dùng các nhãn để hiển thị thông tin không muốn người dùng thay đổi.

- Text Box (Hộp soạn thảo): Đối tượng Text Box cho phép người sử dụng đưa các chuỗi kí tự vào Form. Thuộc tính quan trọng nhất của Text Box là thuộc tính Text cho biết nội dung của hộp Text Box.

- Command Button (Nút lệnh): Đối tượng Command Button cho phép ta quyết định thực thi một công việc nào đó khi người sử dụng kích hoạt nó.

- Properties Windows (Cửa sổ thuộc tính): Properties Windows là nơi chứa danh sách các thuộc tính của một đối tượng cụ thể. Các thuộc tính này có thể thay đổi được để phù hợp với yêu cầu về giao diện của nó.

* Các thuộc tính cơ bản của các đối tượng trong Visual Basic 6.0 như sau: - Name: tên của đối tượng, mỗi đối tượng phải có tên khác nhau.

- Caption: hiển thị nội dung trên cửa sổ thiết kế. - Tab Index: thứ tự chuyển đến khi nhấn phím. - Tab Font: chọn font hiển thị trên đối tượng. - Backcolor, Forecolor: chọn màu hiển thị.

- Value: giá trị của đối tượng (dùng cho Check box và Option để xác định trạng thái được chọn hay không chọn).

- Text: nội dung chứa trong một Text box.

- MultiLine: cho phép hiện nhiều dòng trên Text box hay không. - Enable: cho phép đối tượng hoạt động hay không.

- Duration: xác định thời gian Timer tràn (đơn vị là ms). Các sự kiện cơ bản của các đối tượng trên VB 6.0 bao gồm:

+ Form_Load: xảy ra mỗi khi mở một Form.

+ Click: Xảy ra khi thực hiện nhấn chuột trái trên đối tượng. + Timer: xảy ra mỗi khi Timer tràn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái ô tô trợ lực điện có kết nối máy tính để phục vụ đào tạo (Trang 86)