Các lựa chọn trên Panel điều khiển:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái ô tô trợ lực điện có kết nối máy tính để phục vụ đào tạo (Trang 96)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

5.1.1.2. Các lựa chọn trên Panel điều khiển:

Trên panel của mô hình có các lựa chọn sau:

Hình 5.3. Các lựa chọn trên Panel điều khiển

Đèn Led báo trạng thái hệ thống Công tắc chọn chế độ Dãy công tắc đánh lỗi Pan Nút nhấn Reset đưa điện áp hồi về từ cảm biến về giá trị lý thuyết 2,5 V

Volume thay đổi mức tải tác động

Volume thay đổi tốc độ xe

- Đèn Led: hiển thị chế độ làm việc của hệ thống. Đèn sẽ sáng liên tục khi hệ thống làm việc bình thường; nếu xuất hiện lỗi thì đèn sẽ sáng nhấp nháy.

- Công tắc lựa chọn chế độ có hai vị trí: chế độ làm việc không có trợ lực (chuyển sang trái) và chế độ làm việc với động cơ trợ lực (chuyển sang phải). Mục đích của công tắc này cho phép người thao tác có khả năng so sánh trực quan mô men đánh lái trong hai chế độ làm việc có trợ lực và không trợ lực. Người thao tác có thể quan sát trực tiếp trên màn hình LCD giá trị của mô men đánh lái hoặc có thể đọc trên màn hình máy tính khi có kết nối máy tính. Kết quả trên màn hình máy tính được thể hiện dưới cả hai dạng đồ thị và biểu bảng giúp người đọc có thể đánh giá rõ ràng hơn mô men lái trong hai trường hợp.

- Nút nhấn Reset: có chức năng tương tự như chức năng hiệu chỉnh không của bộ trợ lực lái. Khi tác động vào nút nhấn này thì các giá trị điện áp hồi về từ các cảm biến sẽ trả về đúng giá trị cài đặt lí thuyết của bộ điều khiển, các giá trị hồi về là giá trị trong trạng thái vành tay lái không chịu tác dụng lực (từ người lái hoặc từ cơ cấu lái tác động ngược lên cảm biến). Giá trị chuẩn sau khi nhấn nút Reset là 2,5 V.

- Volume chỉnh tải: cho phép hiệu chỉnh mức tải từ dẫn động lái tác dụng lên vành tay lái khi đánh lái. Tùy theo vị trí của volume mà giá trị dòng điện đi qua cuộn hút li hợp điện từ là lớn hay nhỏ và như vậy lực cản tác động tác động lên vành tay lái cũng lớn hay nhỏ. Giá trị dòng điện có khả năng thay đổi từ: 0 – 2,5 A.

- Volume điều chỉnh vận tốc xe: cho phép tạo tín hiệu mô phỏng giá trị vận tốc hồi về của bánh xe. Với chức năng này, tùy thuộc vào giá trị hồi về từ cảm biến, vi điều khiển sẽ lựa chọn các bản đồ khác nhau theo vận tốc lái để điều khiển dòng điện cho động cơ trợ lực. Như vậy, cùng một giá trị mô men cản, nếu vận tốc xe khác nhau thì giá trị dòng điện của động cơ trợ lực cũng sẽ khác nhau.

- Jack kiểm tra: với các jack này người học sẽ dễ dàng kiểm tra trạng thái các chân của cảm biến mô men xoắn bằng đồng hồ vạn năng. Thứ tự của các jack từ trái qua phải lần lượt như sau:

+ Jack 1: chân hồi về điện áp dương cấp cho cảm biến. Trường hợp bình thường điện áp đo được trong khoảng 7,5 tới 8,5 V:

+ Jack 2: hồi về chân mass của cảm biến mô men xoắn. Trường hợp bình thường trở kháng của chân này với mass chung của hệ thống nhỏ hơn 1Ω

+ Jack 3: hồi về giá trị cảm biến mô men xoắn thứ nhất. Trường hợp bình thường giá trị này sẽ dao động trong khoảng 2,3 tới 2,7 V; khi quay trái thì thay đổi trong khoảng từ 0,3 tới 2,5 V; khi quay phải thay đổi trong khoảng từ 2,5 tới 4,7 V.

+ Jack 4: hồi về giá trị cảm biến mô men xoắn thứ hai. Trường hợp bình thường giá trị này sẽ dao động trong khoảng 2,3 tới 2,7 V; khi quay trái thì thay đổi trong khoảng 0,3 tới 2,5 V; khi quay phải sẽ thay đổi trong khoảng từ 2,5 tới 4,7 V.

Hình 5.4. Jack cho phép kiểm tra tình trạng cảm biến mô men trên Panel điều khiển

+ Các công tắc đánh Pan: trên Panel có 6 công tắc đánh pan. Vị trí của các công tắc khi động cơ làm làm việc bình thường thì bật về bên trái off. Khi cần mô phỏng pan để thấy được mã lỗi của hư hỏng tương ứng, ta bật công tắc về bên phải, lúc này đèn báo tín hiệu sẽ nhấp nháy. Đồng thời mã lỗi sẽ hiển thị trên màn hình LCD. Các pan điển hình được lựa chọn gồm:

Tạo pan Hở mạch chân IG của ECU – EPS: C1552/52

Tạo pan Hở mạch chân PIG của ECU – EPS: C1554/54

Tạo pan Hở mạch chân TRQV của cảm biến mô men: C1514/14

Tạo pan Hở mạch chân TRQ1 của cảm biến mô men: C1511/11

Tạo pan Hở mạch chân TRQ2 của cảm biến mô men: C1512/12

Tạo pan Hở mạch chân TRQG của cảm biến mô men: C1514/14 Dương nguồn cảm biến mass nguồn cảm biến cảm biến 1 cảm biến 2

Ngoài ra, trên mô hình còn cho phép kiểm tra trực tiếp các giá trị như điện áp nguồn điều khiển hay kiểm tra trạng thái kỹ thuật của động cơ trợ lực bằng đồng hồ volt kế hoặc đo trở kháng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái ô tô trợ lực điện có kết nối máy tính để phục vụ đào tạo (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)