Xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch (Trang 71)

nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

3.2.1. Xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Định

3.2.1.1. Hệ thống nguyên tắc, chỉ tiêu xây dựng bản đồ cảnh quan

a. Quan niệm chung về bản đồ cảnh quan

Bản đồ cảnh quan là một bản đồ tổng hợp phản ánh một cách đầy đủ, khách quan các đặc điểm, quy luật phân hóa của tự nhiên, mối quan hệ và tác động tƣơng hỗ giữa các thành phần riêng lẻ hình thành nên các cảnh quan tự nhiên [17- luan van mau].

b. Nguyên tắc xây dựng bản đồ cảnh quan

Bản đồ cảnh quan là bản đồ mang tính tổng hợp khá cao, ở khu vực huyện Giao Thủy – một huyện không lớn ở vùng đồng bằng ven biển, do điều kiện địa hình, khí hậu ít phân hóa (chỉ có 1 lớp, 1 phụ lớp cảnh quan và 1 kiểu khí hậu) bản đồ cảnh quan huyện Giao Thủy (tỷ lệ 1:50.000) đƣợc xây dựng từ các bản đồ hợp phần là: bản đồ hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ lớp phủ thực vật.

Nghiên cứu các đơn vị cảnh quan là nghiên cứu mối quan hệ và tác động tƣơng hỗ giữa hai tập hợp các yếu tốt thành tạo cảnh quan và thành phần của tự nhiên là vô sinh và hữu sinh, trong đó biểu hiện một cấu trúc hoàn chỉnh một đơn vị tổng hợp tự nhiên hoàn chỉnh. Chính vì vậy, khi nghiên cứu và xây dựng bản đồ cảnh quan cần phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:[19].

1- Nguyên tắc phát sinh - hình thái

Mỗi đơn vị cảnh quan đƣợc hình thành đều trải qua một quá trình phát sinh, phát triển nhất định. Những đơn vị cảnh quan có cùng nguồn gốc phát sinh và hình thái tƣơng đối giống nhau sẽ đƣợc xếp vào một đơn ở cấp lớn hơn, trái lại một đơn vị lãnh thổ có tính hình thái tƣơng đối đồng nhất, nhƣng không cùng một nguồn gốc

phát sinh sẽ đƣợc phân thành những đơn vị cảnh quan khác nhau. Vạch ra trên bản đồ các đơn vị cảnh quan theo nguyên tắc phát sinh - hình thái và nắm đƣợc quá trình phát triển của chúng là cơ sở khoa học để có những định hƣớng cụ thể cho việc khai thác và sử dụng hợp lý các cảnh quan.

2- Nguyên tắc tổng hợp

Mỗi dạng cảnh quan đều là những tổng hợp thể tự nhiên, chịu sự tác động tổng hợp của rất nhiều các nhân tố nhƣ: địa hình, khí hậu, đất, thực vật,… nên để vạch ra đƣợc ranh giới chính xác của các đơn vị cảnh quan so với thực tế là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Vì vậy, trong quá trình xây dựng bản đồ cảnh quan thƣờng sử dụng nhân tố trội để xác định ranh giới của các đơn vị, sau đó phải dựa vào tất cả các hợp phần tạo thành cảnh quan để xác định chính xác ranh giới của các đơn vị cảnh quan.

3- Nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối

Các đơn vị cảnh quan đều có tính bất đồng nhất và đồng nhất với nhau nhƣng tính đồng nhất đó chỉ mang tính tƣơng đối. Những đơn vị ở cấp nhỏ thì tính đồng nhất của các hợp phần càng cao còn những đơn vị ở cấp lớn hơn bao hàm nhiều đơn vị cấp nhỏ và bản thân mỗi đơn vị cấp nhỏ có những đặc trƣng tƣơng đồng phải tổ hợp thành các đơn vị cấp lớn hơn. Nhƣ vậy, tính đồng nhất ở mỗi cấp chỉ là những nét đặc trƣng chung nhất cho cấp đó.

Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có các hợp phần cùng nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và hình thái tƣơng đối đồng nhất đều có thể xếp vào cùng cấp, mặc dù chúng có thể đƣợc phân bố xa nhau.

3.2.1.2. Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng thành lập bản đồ cảnh quan khu vực huyện Giao Thủy tỷ lệ 1: 50.000.

Nhƣ đã trình bày về hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nƣớc tại phƣơng pháp đánh giá, phân loại cảnh quan ở chƣơng 2 cho thấy quan điểm phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải và Phạm Thế Vĩnh đã thể hiện rõ nhất đặc điểm các đơn vị cảnh quan. Do vậy, tôi quyết định sử dụng phƣơng

pháp phân loại này trong thành lập bản đồ cảnh quan huyện Giao Thủy. Bản đồ cảnh quan đƣợc thành lập ở tỷ lệ 1: 50.000 với hệ thống phân loại gồm các cấp:

Hình 3.5: Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Dựa theo đó xây dựng nên hệ thống phân loại cảnh quan tại huyện Giao Thủy nhƣ sau:

Bảng 3.6: Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Cấp phân loại Dấu hiệu phân chia Tên gọi

Hệ cảnh quan

Đặc trƣng bởi chế độ nhiệt ảm do tính đới quy định kết hợp với hệ thống hoàn lƣu cỡ châu lục

Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa

Phụ hệ cảnh quan

Đặc trƣng bới chế độ nhiệt ẩm đƣợc phân phối lại do hoạt động tƣơng tác của hệ thống hoàn lƣu gió mùa với mặt đệm và hệ thống sơn văn

Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

Lớp cảnh quan

Đặc trƣng hình thái phát sinh đại địa hình của lãnh thổ nhƣ núi và đồng bằng, quyết định quá trình thành tạo và thành phần vật chất mang tính phi địa đới Lớp cảnh quan đồng bằng tích tụ vật chất Phụ lớp cảnh quan Đặc trƣng trắc lƣợng hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trƣng trắc lƣợng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trƣng của quần thể sinh vật

Phụ lớp cảnh quan đồng bằng ven biển

Kiểu cảnh quan

Những đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc

Kiểu thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới mƣa mùa

điểm phát sinh quần thể thực vật theo biến động cân bằng nhiệt ẩm

Hạng cảnh quan

Đƣợc phân chia theo chỉ tiêu địa mạo – thổ nhƣỡng, địa mạo - trầm tích tầng mặt. Về mặt địa mạo, đó là dạng địa hình đƣợc phân chia theo nguồn gốc hình thái, trên mặt đƣợc cấu tạo bởi một loại hoặc một tổ hợp đất, một tổ hợp vật liệu trầm tích tầng mặt. - Hạng cảnh quan bãi tích tụ ven sông trầm tích bùn bột sét - Hạng cảnh quan đồng bằng tích tụ có nguồn gốc sông biển trầm tích bột sét - Hạng cảnh quan bãi triều trầm tích bùn cát Loại cảnh quan

Đặc trƣng bởi mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các nhóm quần xã sinh vật và các loại đất trong chu trình sinh học nhỏ, quyết định mối cân bằng vật chất của cảnh quan qua các điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng cộng với các tác động của hoạt động nhân tác.

- Loại cảnh canh lúa nƣớc và cây hoa màu trên đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm. - ……..

Với các chỉ tiêu trên, khu vực nghiên cứu đƣợc chia thành 20 loại cảnh quan. Với hệ thống phân loại cảnh quan cùng với các chỉ tiêu trên, bản đồ cảnh quan huyện Giao Thủy đƣợc thành lập với bảng chú giải dạng ma trận.

Trong bảng chú giải các cấp phân loại đƣợc thể hiện dƣới dạng hàng và cột. Với các cấp phân loại đƣợc phân chia, dựa trên nền tảng nhiệt ẩm kiểu cảnh quan, tổ hợp sinh vật đƣợc sắp xếp theo hàng ngang còn cấp phân vị dựa vào nền tảng vật chất rắn lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan đƣợc xếp theo cột. Trong bảng chú giải, sự kết hợp giữa hàng và cột là sự sắp xếp của loại cảnh quan.

Trên bản đồ cảnh quan, đơn vị cơ sở là loại cảnh quan đƣợc đánh số theo thứ tự từ thấp đến cao, từ trái sang phải. Các loại cảnh quan trên bản đồ đƣợc thể hiện

Bảng 3.7: Chú giải bản đồ cảnh quan huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, tỷ lệ 1:50.000

Chú thích:

A: Hạng cảnh quan bãi bồi tích tụ ven sông có thành phần vật chất bùn, bột sét B: Hạng cảnh quan đồng bằng tích tụ nguồn gốc sông biển vật chất bùn, sét C: Hạng cảnh quan bãi triều vật chất là bùn, cát

Pb: Đất phù sa đƣợc bồi đắp hàng năm P: Đất phù sa không đƣợc bồi đắp hàng năm Mi, Mtb: đất mặn ít, đất mặn trung bình Mn: Đất mặn nhiều

Cmn, Cmi: Đất cát mặn nhiều, đất cát mặn ít Jmn: Đất lầy mặn Sp: Đất phèn tiềm năng Khu dân cƣ Lớp cảnh quan đồng bằng tích tụ vật chất Phụ lớp cảnh quan đồng bằng ven biển Hạng Lớp phủ

Đất Lúa nƣớc Cây lâu năm

Trảng cỏ, cây

bụi Đồng muối Thủy sinh

nƣớc ngọt Bãi ngao Bãi ngao giống Đầm tôm Rừng A Pb B P Mi, Mtb Sp C Mn Cm Jmn 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

3.2.1.3. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

a. Hệ cảnh quan

Huyện Giao Thủy nằm trong hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa, với chỉ tiêu cụ thể là:

- Nền nhiệt độ cao (>7500oC/năm), tổng lƣợng bức xạ lớn với bức xạ tổng cộng năm 110 – 120kcal/cm2, hằng năm có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh.

- Chế độ giáo mùa khu vực Đông Nam Á phức tạp mang tính chất nhiệt đới nội chí tuyến, có sự phân hóa mùa sâu sắc.

b. Phụ hệ cảnh quan

Huyện Giao Thủy nằm trong phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, khô và gió mùa Đông Nam nóng, ẩm

c. Lớp cảnh quan và phụ lớp cảnh quan

- Lớp cảnh quan: huyện Giao Thủy ở đồng bằng, không có đồi núi, gồm các thành tạo trầm tích Đệ Tam, trầm tích Neogen, trầm tích Đệ Tứ, đƣợc xếp vào lớp cảnh quan đồng bằng.

- Phụ lớp cảnh quan: địa hình khu vực huyện Giao Thủy có độ cao tuyệt đối từ 0,5-0,9m, thuộc địa hình đồng bằng thấp nằm ở cửa Ba Lạt sát biển, xếp vào phụ lớp cảnh quan đồng bằng ven biển.

d. Kiểu cảnh quan

Huyện Giao Thủy thuộc vùng khí hâu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, mùa mƣa kéo dài 6 tháng và độ ẩm không khí khá cao. Do vậy hình thành kiểu thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới mƣa mua mùa.

e. Hạng và loại cảnh quan

Loại cảnh quan đƣợc phân chia dựa trên đặc trƣng của mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các quần xã thực vật và loại đất, hình thành nên 20 loại cảnh quan tƣơng ứng với 3 hạng cảnh quan:

- Hạng cảnh quan bãi tích tụ ven sông trầm tích bùn bột sét (gồm 3 loại cảnh quan):

Gồm loại cảnh quan lúa, cây lâu năm, trảng cỏ cây bụi. Đây là các dải bãi bồi ven sông Hồng, chịu ảnh hƣởng thủy triều, nền rắn, nguồn gốc sông. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía lòng sông, thƣờng xuyên đƣợc bồi đắp vào mùa lũ. Hình thái phẫu diện có cấu trúc lớp, mỗi lớp tƣơng ứng một chu kỳ bồi lắng phù sa. Màu sắc đất nâu tƣơi, xuống sâu màu sắc nâu đến nâu nhạt. Thành phần cơ giới nhẹ. Lớp trên cùng cát pha, kế tiếp lớp thịt nhẹ, qua lớp mỏng 10 cm thịt trung bình ở độ sâu dƣới 78cm là lớp cát thô dày 40-50cm.

- Hạng cảnh quan đồng bằng tích tụ nguồn gốc sông biển trầm tích bột sét (5 loại cảnh quan)

Đồng bằng đƣợc tạo nên bởi tích tụ phù sa sông Hồng, sông Sò. Hạng cảnh quan này có bề mặt địa hình bằng phẳng, nghiêng dần về phía biển, là vùng đƣợc bao bọc bởi hệ thống đê sông, đê biển nên hoàn toàn thoát khỏi ảnh hƣởng của thủy triều. Phổ biến trong hạng cảnh quan này là loại cảnh quan lúa nƣớc và hoa màu trên đất phù sa không đƣợc bồi đắp hàng năm và trên đất mặn ít, mặn trung bình đƣợc con ngƣời cải tạo bởi hệ thống thủy lợi tƣới tiêu và bón phân hợp lý, làm giảm tối đa tính mặn để phát triển cây lúa nƣớc và hoa màu.

- Hạng cảnh quan bãi triều trầm tích bùn cát, bùn, bùn và mùn hữu cơ (12 loại cảnh quan):

Đây là bãi bồi có nguồn gốc biển, chịu tác động của thủy triều, bề mặt địa hình hơi nghiêng, mở rộng dần về phía biển. Trên phụ kiểu cảnh quan này có sự tồn tại chủ yếu của đất mặn, thành phần cơ giới thịt trung bình thì tƣơng ứng có các loại thực vật thích nghi với môi trƣờng ngập nƣớc thƣờng xuyên và ngập nƣớc theo chu kỳ ở đó.

Loại cảnh quan rừng ngập mặn trên đất mặn nhiều (Cảnh quan số 15) phân bố ở phân bố chủ yếu ở Cồn Lu, một ít phân bố ở Cồn Ngạn, xã Giao Phong và thị trấn Quất Lâm. Rừng ngập mặn thƣờng phủ trên các bãi triều cao, ngập nƣớc theo thủy triều. Tuy có thích nghi với môi trƣờng ngập nƣớc nhƣng các loại cây ngập mặn cần có thời gian nhất định không ngập nƣớc trong quá trình sinh trƣởng. Rừng ngập mặn có vai trò to lớn trong hệ sinh thái cửa sông nhƣ bảo vệ và phát triển trên đất

bồi tụ, hạn chế xói lở và các quá trình xâm thực bờ biển, hạn chế xâm nhập mặn, là nơi ƣơm cây, là bãi giống, bãi đẻ của một số loài sinh vật vùng cửa sông nên từ những năm 80 trở lại đây hoạt động trồng rừng ngập mặn đã đƣợc triển khai ở các xã ven biển Nam Định bƣớc đầu có kết quả tốt.

Loại cảnh quan rừng ngập mặn trên đất cát mặn nhiều (Cảnh quan số 19) chiếm 632,8 ha chỉ xuất hiện ở xã Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân. Ƣu thế là rừng Trang trồng ở các cấp độ tuổi khác nhau.

Loại cảnh quan bãi ngao trên đất mặn nhiều, đất cát mặn nhiều và đất lầy mặn (Cảnh quan số 13, 17, 20) chiếm diện tích lớn ở cuối Cồn Lu với diện tích lần lƣợt là 542,2ha, 803ha, 328,5ha. Do nhu cầu phát triển kinh tế của vùng ven biển, và nhu cầu thủy sản ngày càng tăng nên các loại cảnh quan này ngày càng mở rộng trên các vùng bãi triều vốn đƣợc coi là môi trƣờng tối ƣu cho sự phát triển các loài động vật đáy thích nghi với vùng nƣớc cửa sông. Tuy nhiên nuôi Ngao trên các dải đất này thƣờng có rủi ro cao do ảnh hƣởng của thủy triều và bão thất thƣờng.

Loại cảnh quan ngao giống trên đất cát mặn nhiều (Cảnh quan số 18) có ở khu vực Cồn Xanh diện tích 167,3ha, ngập nƣớc, cồn đất thấp, bãi nổi khi triều kiệt. Hệ thủy sinh khá phong phú nhƣ tôm, cá, ngao, thực vật nổi…

Loại cảnh quan đầm tôm trên đất mặn nhiều (Cảnh quan số 14) chiếm diện tích 1948,2 ha xuất hiện ở các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Long, Bạch Long, Giao Phong, Thị trấn Quất Lâm, toàn bộ cồn Ngạn, và một phần nhỏ ở Cồn Lu.

Loại cảnh quan đồng muối trên đất mặn nhiều (cảnh quan số 12) chiếm diện tích 515,46ha, phân bố chủ yếu ở các xã Bạch Long, Giao Phong và thị trấn Quất Lâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)