Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch (Trang 42)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Giao Thuỷ là khu vực đồng bằng tƣơng đối bằng phẳng, nằm trong hành lang trọng điểm của vùng Đồng bằng Châu thổ sông Hồng, cạnh 2 cửa sông lớn là Ba Lạt và Hà Lạn. Giao Thuỷ nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, có toạ độ địa lý từ 20o

17’ đến 20o

32’ vĩ độ Bắc và từ 106o

33’ đến 106o

65’ kinh độ Đông. Cách thành phố Nam Định 45 km, với trục giao thông chính là quốc lộ 21, và đƣờng tỉnh lộ 489, 481... chạy qua, là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh.

Giao Thuỷ là huyện có tiềm năng thuỷ sản lớn nhất tỉnh Nam Định với trên 5.000 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, mỗi năm thu hút hàng trăm tỷ đồng đầu tƣ và hàng nghìn lao động. Các loài thuỷ sản ở đây rất phong phú và đa dạng. Canh tác chủ yếu là lúa nƣớc và nuôi trồng thuỷ sản.

Phía Đông - Bắc giáp với tỉnh Thái Bình. Phía Tây Bắc giáp huyện Xuân Trƣờng. Phía Tây giáp huyện Hải Hậu.

Phía Nam - Đông Nam giáp với biển Đông.

Huyện Giao Thuỷ có đầy đủ giao thông thủy và bộ đảm bảo cho phát triển kinh tế đa dạng và hoà nhập với phát triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật trong tỉnh và cả nƣớc.

3.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất

Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có xu hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam, có thể chia thành 2 vùng chính là vùng nội đồng và vùng bãi bồi ven biển. Đất đai của huyện nhìn chung màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Với 32km bờ biển, ngƣ trƣờng rộng lớn, sinh vật đa dạng, bãi biển đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thuỷ sản và ngành du lịch.

Nguồn: Trung tâm Công nghệ thông tin-Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định Người biên tập: Nguyễn Thùy Dương-Lớp Cao học Khoa học môi trường K18

Nguồn: Trung tâm Công nghệ Thông tin-Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định Người biên tập: Nguyễn Thùy Dương-Lớp Cao học Khoa học môi trường K18

Địa tầng khu vực khảo sát nằm trong vùng có cấu trúc địa chất đơn giản bao gồm các trầm tích sông, hồ, đầm lầy, trầm tích biển. Trên cơ sở tìm liệu tài liệu khoan ngoài hiện trƣờng và kết quả thí nghiệm và phân tích trong phòng. Tại khu vực khảo sát theo thứ tự từ trên xuống dƣới địa tầng (theo quan điểm nền móng) ở đây đƣợc phân chia ra thành các lớp nhƣ sau:

Lớp 1: Bùn sét pha mầu xám đen trạng thái chảy, lẫn hữu cơ

Lớp này chỉ gặp trong các hố khoan dƣới nƣớc. Chiều dày lớp mỏng, chiều biến đổi từ 2.5m đến 2.8m. Cao độ đáy lớp thay đổi từ 2.50m đến 2.80m. Bùn sét pha màu xám đen trạng thái chảy, lẫn hữu cơ...

Lớp 2: Cát hạt mịn màu xám đen, xám tro trạng thái xốp, kẹp các lớp mỏng sét pha từ 3cm - 5cm

Lớp này nằm dƣới lớp 1 gặp trong các hố khoan dƣới nƣớc, diên phân bố rộng khắp khu vực khảo sát. Chiều dày của lớp thay đổi từ 4.5m đến 9.1m. Cao độ đáy lớp thay đổi từ -11.2m đến - 12.3m). Thành phần của lớp này chủ yếu là Bùn, sét pha màu xám đen, chảy.

Lớp 3: Sét pha màu xám, nâu hồng trạng thái dẻo mềm, kẹp cát

Lớp này nằm dƣới lớp 2 gặp trong tất cả các hố khoan, chiều dày của lớp biến đổi từ 4.7m đến 10.3m. Cao độ đáy lớp thay đổi từ -24.5m đến -26.9m. Thành phần chủ yếu của lớp này là: sét pha màu nâu xám, nâu hồng trạng thái dẻo mềm, kẹp cát.

Lớp 4: Sét pha màu nâu xám, xám xanh, lẫn hữu cơ, trạng thái dẻo chảy, kẹp cát mỏng hạt mịn

Lớp này nằm dƣới lớp 3 gặp trong tất cả các hố khoan, diện phân bố rộng khắp khu khảo sát. Chiều dày của lớp thay đổi từ 8.3m đến 16.0m. Cao độ đáy lớp thay đổi từ -42.8m đến -54.5m. Thành phần của lớp này chủ yếu là cát pha mầu nâu xám, xám xanh, lẫn hữu cơ, trạng thái dẻo chảy, kẹp cát mỏng hạt mịn.

Lớp 5: Sét pha mầu xám xanh, nâu vàng loang lổ, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng

Lớp này nằm dƣới lớp 4 gặp trong tất cả các hố khoan, diện phân bố rộng khắp khu khảo sát. Chiều dày của lớp chƣa xác định, vì chiều sâu tất cả các hố khoan đều

kết thúc trong lớp này. Thành phần của lớp này chủ yếu là sét pha màu xám xanh, nâu vàng loang lổ, trạng thái dẻo mền đến dẻo cứng.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn huyện Giao Thủy

 Khí hậu

Huyện Giao Thủy thuộc Đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu chung của đồng bằng ven biển, (Vũ Tƣ Lập, Lê Diên Dực). Huyện Giao Thủy có khí hậu nhiệt đới ẩm (K= 1,50 – 2,00), gió mùa (có mùa đông lạnh với 2 tháng nhiệt độ trung bình < 180C). Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đầu mùa lạnh không khí lạnh khô, cuối mùa không khí lạnh ẩm. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm thƣờng xuyên xuất hiện dông bão và áp thấp nhiệt đới.

- Chế độ bức xạ, mây và nắng:

Nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng huyện Giao Thủy có chế độ bức xạ khá dồi dào, trung bình khoảng 113 kcal/cm².năm. Lƣợng mây tổng quan trung bình năm khoảng 7,7 phần mƣời bầu trời, tổng số giờ nắng năm là 1740,2 giờ/năm, tƣơng đƣơng với khoảng giờ 4.8 nắng/ngày.

- Chế độ gió:

Hƣớng gió: Mùa hạ gió thịnh hành là hƣớng Đông và Đông Nam với tần số 30% - 60%, tốc độ gió là 4,0 - 4,5 m/s. Trong khi đó ở các vùng đất nằm sâu trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ có tốc độ gió từ 2,2 - 2,6 m/s. Mùa đông gió thịnh hành là hƣớng Bắc, Đông Bắc với tần số 50 - 60%, trong khi đó gió Đông và Đông Nam vẫn thổi với tần số 30 - 56%. Tốc độ gió là 3,2 - 3,9 m/s.

Tốc độ gió: Tốc độ gió lớn nhất khi có bão, giông và có thể lên tới 40 - 50 m/s (trên cấp 12). Tốc độ gió trung bình 3 - 4m/s.

- Chế độ nhiệt:

Thuộc miền khí hậu phía bắc, huyện Giao Thủy có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 240

C

Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm biến động từ 16,3 - 20,90C

Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối đã gặp xuất hiện vào mùa đông (tháng 12) là 6,80C

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đã gặp xuất hiện vào mùa hè (tháng 8) là 40,10C - Chế độ mƣa:

Giao Thủy có chế độ mƣa mùa hè. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 Tổng lƣợng mƣa trung bình năm là 1775 mm

Số ngày mƣa trung bình trong năm là 133 ngày Lƣợng mƣa lớn nhất là vào tháng 8 đạt 400 mm

Mùa ít mƣa là vào các tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lƣợng mƣa thay đổi từ 25mm – 50mm

- Chế độ ẩm và bốc hơi:

Độ ẩm không khí trung bình là 84%.

Các tháng 11, 12 có độ ẩm không khí thấp (thƣờng nhỏ hơn 75%). Các tháng 2, 3, 4 có độ ẩm rất cao (80-90%) thƣờng đi kèm theo mƣa phùn ẩm ƣớt.

Tổng lƣợng bốc hơi trung bình năm là 817, 4 mm

Lƣợng bốc hơi trung bình tháng biến thiên từ 86 - 126 mm/tháng - Thời tiết:

Trong 1 năm huyện Giao Thủy với những đặc điểm thời tiết chính sau: Thời tiết lạnh và khô hanh về mùa đông;

Thời tiết mát mẻ mƣa phùn, ẩm ƣớt về mùa xuân. Thời tiết nắng nóng mƣa dông, mƣa rào về mùa hạ. Thời tiết mát dịu, mƣa ngâu, bão, dông về mùa thu.

Do vị trí của huyện Giao Thủy nằm sát biển nên bão thƣờng ảnh hƣởng trực tiếp. Bình quân mỗi năm có khoảng 2,5 - 9,0 cơn bão ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực huyện.

 Thủy văn

- Hệ thống sông ngòi

Huyện Giao Thuỷ đƣợc bao bọc bởi hai sông chính là sông Hồng, sông Sò và biển với chiều dài bờ biển khoảng 32km. Hàng năm, huyện Giao Thủy đƣợc mở rộng ra biển khoảng 200ha đất bãi bồi mầu mỡ từ nguồn phù sa tại 2 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt và Hà Lạn. Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và

tỉnh Thái Bình, đồng thời cũng là ranh giới phía Đông, Đông Bắc của các huyện Mỹ Lộc, Tp. Nam Định, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trƣờng và Giao Thủy. Sông chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt. Trên địa phận tỉnh Nam Định, sông Hồng có chiều rộng trung bình khoảng 500 – 600m. Do địa hình Nam Định khá bằng phẳng nên sông Hồng có tốc độ dòng chảy chậm, tại nhiều đoạn sông còn quan sát thấy có hiện tƣợng cắt dòng. Mực nƣớc sông Hồng thay đổi theo mùa rõ rệt. Cao nhất vào tháng 8 là 481cm, thấp nhất vào tháng 4 là 10cm. Ngoài ra, còn có hệ thống sông nhỏ, kênh tƣới tiêu phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp. Sông Sò là ranh giới tự nhiên giữa 3 huyện Xuân Trƣờng, Giao Thuỷ, Hải Hậu bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra cửa Hà Lạn. Mạng lƣới giao thông đƣờng thuỷ của huyện Giao Thuỷ rất phát triển.

Hệ thống sông ngòi của huyện thuộc loại nhật triều, biên độ trung bình từ 1.6 - 1.7 m, lớn nhất là 3.3 m, nhỏ nhất là 0.1 m. Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh mƣơng, chế độ nhật triều để giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng. Dòng chảy của sông Hồng kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ vùng cửa sông, tạo thành bãi bồi lớn là Cồn Lu, Cồn Ngạn.

- Chế độ hải văn

Độ mặn trung bình vùng khơi biển Đông là 31,5% - 34%. Do huyện Giao Thủy có nhiều bãi triều nên tùy thuộc vào địa hình mà độ mặn khác nhau. Độ mặn ven bờ có độ biến thiên rất lớn từ 11‰ - 30‰. Ngoài ra, sự biến thiên độ mặn còn phụ thuộc vào các tháng trong năm và vị trí từng bãi. Cự ly xâm nhập mặn tới 10km là 1‰ và 5km là 4‰.

Độ mặn nƣớc biển của khu vực biến thiên nhiều phụ thuộc vào pha của thủy văn và chế độ lũ của Sông Hồng. Vào mùa đông độ mặn trung bình của nƣớc biển tƣơng đối đồng nhất trong khoảng 28 - 30‰. Vào mùa hè, độ mặn trung bình thấp hơn mùa đông và thƣờng dao động trong khoảng 20 - 27‰.

Độ pH biến thiên từ 8,0 - 8,4 tùy thuộc vào lƣợng nƣớc ngọt, nƣớc biển và các hoạt động sinh lý của động vật thủy sinh. Độ Ph của vùng vào tháng 11 cao ơn

tháng 5 và tháng 6 từ 0,05 - 0,1. Độ pH giữa hai đợt triều cƣờng và triều kiệt trong một chu kỳ là 6,5.

- Thủy triều

Huyện Giao Thủy là khu vực thuộc chế độ nhật triều có chu kì 25 giờ với thời gian cƣờng triều là 11 giờ, thời gian thoái triều là 13 giờ. Thủy triều tƣơng đối yếu, biên độ triều trung bình trong ngày khoảng 150 - 180cm. Triều lớn nhất đạt 330cm và triều nhỏ nhất đạt 25cm.

Trong khoảng nửa tháng thƣờng có 1 lần triều cƣờng, 1 lần kém, tuy nhiên đôi khi cũng có sai lệch: một tháng có 3 lần triều cƣờng, hai lần triều kém hoặc ngƣợc lại. Biên độ triều lớn vào mùa khô và thƣờng bắt đầu từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau.

3.1.1.4. Tài nguyên

Huyện Giao Thuỷ có nguồn tài nguyên nƣớc dồi dào. Nƣớc mặt đƣợc hệ thống sông Hồng, sông Sò cung cấp, ngoài ra còn một số hệ thống sông nhỏ nhƣ sông Cồn Nhất….

Tài nguyên khoáng sản: theo tài liệu điều tra của Tổng cục Địa chất cho thấy khoáng sản Giao Thuỷ nghèo cả về trữ lƣợng và chủng loại, bao gồm các loại chủ yếu sau:

Khoáng sản: Sa khoáng titan (ilmenit) tập trung chủ yếu ở 2 cửa biển Ba Lạt

và Hà Lạn đã và đang đƣợc đầu tƣ khai thác.

Các nguyên liệu sét: Các mỏ sét mới đƣợc nghiên cứu sơ bộ nhƣng chƣa đánh

giá chính xác về quy mô, trữ lƣợng, chất lƣợng. Chủ yếu là đất sét làm gạch, ngói nằm rải rác ở các bãi ven sông Hồng, sông Sò nhƣ thị trấn Ngô Đồng, Giao Thịnh, Hồng Thuận...

Cát xây dựng: Tập trung chủ yếu ở lòng sông Hồng. Trữ lƣợng không ổn định, hàng năm đƣợc bồi lắng tự nhiên. Theo số liệu khai thác hàng năm của các cơ sở trên địa bàn huyện khoảng 100 ngàn m3/năm. Đó là nguồn khoáng sản sẵn có của địa phƣơng phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

Thuỷ hải sản: Là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh nhất của huyện.

Các loài thuỷ sản ở đây rất đa dạng và phong phú.

Bên cạnh đó, thiên nhiên còn ƣu đãi cho miền đất này một quần thể thực vật rất đa dạng, phong phú tại Vƣờn Quốc gia Xuân Thuỷ với hơn 100 loài có giá trị đƣợc tổ chức quốc tế Ramsar công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Nguồn: Bản đồ Đất tỉnh Nam Định tỷ lệ 1:50.000-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định Người biên tập: Nguyễn Thùy Dương-Lớp Cao học Khoa học môi trường K18

3.1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật, các hệ sinh thái huyện Giao Thủy, Nam Định

 Thổ nhƣỡng

Đất đai huyện Giao Thủy đƣợc hình thành về cơ bản do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng. Sự bồi tụ đƣợc tiến hành từ từ trong thời gian dài, tạo ra một châu thổ khá bằng phẳng, độ cao trên dƣới 2m so với mực nƣớc biển. Trong quá trình bồi tụ, tuy nói là địa hình huyện Giao Thủy bằng phẳng, song thực vật phù sa bồi tụ tạo nên địa hình chỗ cao, chỗ thấp khác nhau, sự chênh lệch độ cao của các vùng không lớn. Các vùng có độ cao từ 0,3m hoặc thấp hơn đã hình thành các vùng ngập nƣớc quanh năm, những vùng này đất bị yếm khí. Các khoáng chất có trong đất: Fe, Mg bị khử oxy, tan và chảy theo dòng nƣớc rồi tụ lại thành tầng gờ lây trong đất.

Vùng đất ven biển chịu tác động của thủy triều, nƣớc mặn thƣờng thâm nhập vào đất liền thông qua các cửa sông, cửa cống tiêu nƣớc, làm cho đất bị nhiễm mặn. Vùng này bao gồm các xã ven biển nhƣ: Giao Lâm, Giao Phong, Bạch Long, Giao Hải, Giao Long, Giao Thiện, Giao Thanh, Giao Xuân, Giao Lạc, Giao An của huyện Giao Thủy. Các loại đất tạo nên thổ nhƣỡng huyện Giao Thủy bao gồm:

- Đất phù sa không đƣợc bồi đắp hàng năm của hệ thống sông Hồng

Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã: Giao Tiến, Hoành Sơn, Bình Hòa, Giao Hà, Hồng Thuận, Giao Lạc, Giao Thanh, Giao Hƣơng. Phần lớn ở độ cao 1- 2m thoát ảnh hƣởng của thủy triều do hệ thống thủy lợi dày đặc đƣa nƣớc ngọt từ các sông về, ngăn chặn nƣớc mặn ngầm. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, có màu nâu đỏ, phản ứng pH 4,5 - 5. Đây là loại đất có dinh dƣỡng khá. Chế độ nƣớc ngầm tầng nông tƣơng đối ổn định, ít bị nhiễm mặn.

- Đất phù sa đƣợc bồi đắp hàng năm của hệ thống sông Hồng

Đất chủ yếu đƣợc phân bố tại 3 xã Hoành Sơn, Hồng Thuận, Giao Hƣơng. Hàng năm về mùa nƣớc lũ vùng đất này luôn đƣợc lắng đọng phù sa mới. Đất phù sa đƣợc bồi có màu nâu tƣơi, cấu tạo lớp. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất có phản ứng trung tính hơi kiềm, độ no kiềm cao, đất giầu dinh dƣỡng.

- Đất nhiễm mặn ít - trung bình

Kéo dài thành dải ven biển của huyện Giao Thủy. Độ mặn chính ở đây do ảnh hƣởng của nƣớc biển ngấm và kênh rạch ven biển. Mức độ nhiễm mặn thay đổi theo mùa lũ - cạn, ở các độ sâu khác nhau. Nhƣng phần lớn nƣớc ngầm tầng nông bị nhiễm mặn. Một phần mặn do hơi nƣớc từ biển đƣa vào cũng làm mặn ngay từ bề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)