2.2.1. Phương pháp điều tra tổng hợp
2.2.1.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài cần thu thập những tài liệu, số liệu, các bài báo, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu. Đó là những tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên: khí hậu, thuỷ văn, thổ nhƣỡng, địa chất…, và những số liệu về kinh tế xã hội: tổng số dân, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất, bản đồ và các tài liệu có liên quan tới đề tài…
Do số liệu, tài liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên ta phải tiến hành thống kê, phân tích chọn lọc, xử lý các số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những tài liệu thông tin luôn đƣợc bổ sung, cập nhật, bảo đảm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu.
2.2.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra những ngƣời dân định cƣ lâu năm hoặc có kinh nghiệm nhằm mục đích thu thập nhanh một số thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên, một số vấn đề về sản xuất, sinh sống của ngƣời dân nhƣ: sử dụng đất, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, tập quán sản xuất, hiệu quả kinh tế...đây là những dữ liệu quan
trọng giúp cho việc đánh giá tài nguyên và đƣa ra định hƣớng sử dụng khả thi cho địa phƣơng.
Trong quá trình đánh giá, ngoài việc dựa trên những cảm nhận chủ quan khi nghiên cứu ngoài thực địa hoặc việc phân tích, đánh giá, đề tài còn tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt trong việc lựa chọn trọng số của các tiêu chí, phân bậc, cho điểm các chỉ tiêu. Sử dụng phƣơng pháp này nhằm tăng cƣờng tính chính xác và khách quan của kết quả đánh giá
2.2.2. Phương pháp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý
Đây là một phƣơng pháp đặc thù và rất quan trọng trong nghiên cứu địa lý, cho phép ta nắm bắt một cách khái quát và nhanh chóng về khu vực nghiên cứu, để từ đó vạch ra các tuyến khảo sát chi tiết, điểm khảo sát đặc trƣng cho vùng nghiên cứu. Trong nội dung nghiên cứu đề tài sẽ biên tập lại các bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ lớp phủ và thành lập bản đồ cảnh quan, bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các dạng cảnh quan cho hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và du lịch. Cuối cùng thành lập bản đồ tổ chức không gian lãnh thổ cho hoạt động phát triển nông - lâm nghiệp.
2.2.3. Phương pháp phân loại cảnh quan
2.2.3.1. Một số hệ thống phân loại cảnh quan truyền thống của các tác giả nước ngoài
Để xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan cho khu vực huyện Giao Thủy, chúng tôi đã tham khảo một hệ thống phân loại của các tác giả nƣớc ngoài sau:
Đối với các nhà Địa lý học Liên Xô trƣớc đây hệ thống phân loại cảnh quan đƣa ra dựa vào tính địa đới và phi địa đới, tuy nhiên vai trò của chúng lại khác nhau trong mỗi bậc phân loại. A.A. Grigoriep, V.B. Xôtsava thì cho rằng tính đới và phi địa đới phải sắp xếp xen kẽ nhau trong hệ thống, nhiều tác giả khác thì không đồng ý với quan điểm nhƣ vậy.
Gồm 8 bậc: Nhóm kiểu -> Kiểu -> Phụ kiểu -> Lớp -> Phụ lớp -> Loại -> Phụ loại -> Thể loại. Với các dấu hiệu phân loại chủ yếu là:
+ Nhóm kiểu: Sự giống nhau có tính chất địa đới của các cảnh quan trong phạm vi các địa ô và các châu lục khác nhau.
+ Kiểu: Các điều kiện nhiệt ẩm cùng kiểu, những nét cấu trúc chung, cùng quá trình di động của các nguyên tố hoá học, các quá trình địa mạo ngoại sinh, sự thành tạo thổ nhƣỡng, thành phần và cấu trúc sinh vật.
+ Phụ kiểu: Những khác biệt của địa đới thứ cấp và các dấu hiệu chuyển tiếp trong cấu trúc.
+ Lớp: Mức độ tác động làm biến đổi của các yếu tố kiến tạo sơn văn với cấu trúc của cảnh quan.
+ Phụ lớp: ở miền núi - sự phát triển nguyên vẹn của dãy đai cao điển hình. + Loại: Sự giống nhau phát sinh, kiểu ƣu thế của địa hình và đá mẹ cũng nhƣ cấu trúc hình thái.
+ Phụ loại: Những đặc trƣng của vật chất bề mặt. + Thể loại: Các đặc trƣng của khí hậu địa phƣơng.
- Hệ thống phân loại cảnh quan của N.A.Gvozdeki (1961)
Gồm 5 bậc: Lớp -> Kiểu -> Phụ kiểu -> Nhóm -> Loại. Với các dấu hiệu phân loại chủ yếu.
+ Lớp: Những dấu hiệu địa chất địa mạo quyết định đặc điểm biểu hiện tính địa đới và tƣơng quan nhiệt và ẩm.
+ Kiểu: Những dấu hiệu địa đới đặc trƣng (đại lƣợng chỉ số khô hạn, bức xạ vòng tuần hoàn sinh học của các yếu tố di động không khí, các nguyên tố, loại hình di động nƣớc, kiểu thảm thực vật và đất).
+ Phụ kiểu: Tính địa đới (phụ đới vĩ độ, đai cao và “tính địa phƣơng” theo kinh độ).
+ Nhóm: Các địa chất địa mạo.
+ Loại: Sự đồng nhất lớn của các điều kiện tự nhiên và tính đồng dạng của các cấu trúc ngang (sự kết hợp của các kiểu cảnh quan).
- Hệ thống phân loại của Nhikolaiev (1966)
Gồm 12 bậc, áp dụng cho nghiên cứu cảnh quan đồng bằng: Thống -> Hệ -> Phụ hệ -> Lớp -> Phụ lớp -> Nhóm > Kiểu -> Phụ kiểu -> Hạng -> Phụ hạng -> Loại -> Phụ loại. Với các dấu hiệu phân loại chủ yếu:
+ Thống: Kiểu tiếp xúc của các quyển địa lý trong cấu trúc của lớp vỏ cảnh quan.
+ Hệ: Cân bằng nhiệt ẩm là biểu hiện của cơ sở năng lƣợng phân bố trong không gian thông qua tính địa đới của các cảnh quan.
+ Phụ hệ: Tính địa ô của các đới làm phân phối lại nền tảng của các đới. + Lớp: Cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đại địa hình) đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ. Có hai lớp chủ yếu là lớp đồng bằng và lớp núi.
+ Phụ lớp: Sự phân hoá tầng trong cấu trúc cảnh quan ở núi và đồng bằng làm phân hoá cƣờng độ các quá trình địa lý tự nhiên.
+ Nhóm: Kiểu chế độ thuỷ địa hoá do quan hệ giữa các yếu tố khí quyển, thổ nhƣỡng, dòng chảy, mức độ chia cắt, phân phối lại các vật chất và năng lƣợng.
+ Kiểu: Các dấu hiệu sinh khí hậu - thổ nhƣỡng ở các cấp kiểu thổ nhƣỡng và lớp quần thể thực vật.
+ Phụ kiểu: Mang dấu hiệu của kiểu thổ nhƣỡng nhƣng ở cấp phụ thổ nhƣỡng và phụ lớp quần thể thực vật mang tính chất là các quần thể chuyển tiếp.
+ Hạng: Các kiểu địa hình phát sinh.
+ Phụ hạng: Các kiểu địa hình phát sinh và nham thạch bề mặt. + Loại: Sự giống nhau của các dạng ƣu thế.
+ Phụ loại: Ƣu thế về diện tích của các dạng phụ thuộc.
Từ hệ thống phân loại cảnh quan của các tác nƣớc ngoài nhƣ trên chúng ta nhận thấy, các hệ thống phân loại đƣa ra đều dựa trên một nguyên tắc chung: lần lƣợt sử dụng các dấu hiệu địa đới và phi địa đới để phân chia các đơn vị tiếp theo. Theo ý kiến của của nhiều nhà địa lý, sự xen kẽ của các dấu hiệu địa đới và phi địa
đới chỉ là một phƣơng pháp quy ƣớc, không phản ánh đƣợc tƣơng quan tự nhiên giữa các thể tổng hợp địa lý.
2.2.3.2. Một số hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả Việt nam
Cảnh quan học tuy đƣợc áp dụng vào nghiên cứu tại Việt Nam muộn hơn so với các nƣớc khác nhƣng đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chƣa có một hệ thống phân loại chung thống nhất cho toàn bộ các lãnh thổ. Mỗi tác giả khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan thƣờng có hƣớng tiếp cận và phục vụ cho các mục đích khác nhau nên mặc dù các phân loại này không mâu thuẫn về nguyên tắc nhƣng số lƣợng các cấp đơn vị cảnh quan thƣờng không giống nhau.
- Hệ thống phân loại nhiều cấp của Vũ Tự Lập (1974): áp dụng cho nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam (hệ thống phân vị). Thể hiện qua hình 2.1:
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống phân loại nhiều cấp của Vũ Tự Lập (1974)
* Những chỉ tiêu cơ bản để chẩn đoán các cấp phân vị của Vũ Tự Lập :
+ Địa lý quyển: đây là cấp lớn nhất và không phân chia nên đƣợc nhiều ngƣời nhất trí. Đa số tác giả lấy đỉnh tầng đối lƣu (8 -16km) và đáy trầm tích (sâu 15 - 20km tại các địa máng) làm cấp trên và dƣới, trong phạm vi 23 - 36km này, các thành phần của địa lý quyển mới có quan hệ qua lại mật thiết.
Địa lý quyển
Đất liền Đại
dƣơng
Ô địa lý Vòng địa
lý
Xứ địa lý Đới địa lý
Miền địa lý Khu địa lý Khối địa lý Á khu địa lý Đai cao địa lý Cảnh địa lý Á đai cao địa lý Á cảnh địa lý Nhóm dạng địa lý Dạng địa lý Nhóm diện địa lý Diện địa lý Á dạng địa lý Điểm địa lý
+ Đất liền: đây là cấp có ranh giới rõ rệt, sự phân chia ra đất liền và đại dƣơng dựa vào tính chất khác nhau căn bản giữa các thành phần vật chất cấu tạo nên.
+ Vòng địa lý: là đơn vị đƣợc dùng để phân chia các lãnh thổ rộng lớn nhƣ một châu lục, một nửa cầu. Cấp này đƣợc xác định dựa vào nền tảng nhiệt hoặc là cân bằng bức xạ tính theo kcal/cm2/năm, hoặc là tổng nhiệt độ trên 100C.
+ Đới địa lý: là đơn vị thông dụng nhất trong phân vùng địa lí tự nhiên theo quy luật địa đới, đới có một chỉ số tƣơng quan nhiệt - ẩm nhất định.
Đới phải tƣơng ứng với một kiểu lớp phủ thổ nhƣỡng, sinh vật địa đới nhất định, trong đó chú trọng đến kiểu thực vật địa đới nhiều hơn thổ nhƣỡng.
+ Ô địa lý: là kết quả của sự phân hoá theo kinh độ, những biến đổi về khí hậu do sự phân bố lục địa và biển thông qua hoạt động ƣu thế của các khối không khí hải dƣơng - lục địa.
+ Xứ địa lý: phải có sự thống nhất của một địa cấu trúc (nền bằng, khiên, vùng uốn nếp) hoặc chỉ có dạng chung khuynh hƣớng ƣu thế của vận động kiến tạo mới nhất, khiến cho các bộ phận địa - cấu trúc khác nhau có chung những nét đại địa hình (núi, đồng bằng, cao nguyên,...).
+ Miền địa lý: là đơn vị phân hoá phi địa đới bởi nhân tố kiến tạo - địa mạo, song nó lại có sự đồng nhất về mặt địa đới. Miền là kết quả đan cắt giữa một xứ và một đới.
+ Khu địa lý: là sự phân hoá thứ cấp trong miền, đƣợc dùng chung cho cả miền núi lẫn đồng bằng và đƣợc phân hoá ra từ miền do các nguyên nhân địa chất - địa mạo.
+ Đai cao địa lý: đƣợc phân theo quy luật phi địa đới (quy luật phân hoá đai cao), chỉ tiêu để phân ra các đai theo độ cao tƣơng ứng với chỉ tiêu của đới ngang nghĩa là căn cứ theo cân bằng bức xạ hay tổng nhiệt độ và tƣơng quan nhiệt ẩm. Số lƣợng các vành đai ở các khu vực khác nhau sẽ thay đổi phụ thuộc vào độ cao tuyệt đối của các khu vực núi.
+ Khối địa lý: cấp phân vị khối chỉ đƣợc dùng khi khu núi bị cắt sẻ rời rạc, nhƣ vậy khối là một đơn vị địa chất - địa mạo tách biệt rõ trong phạm vi một khu
núi và phải bao gồm ít nhất là hai đai cao. Kích thƣớc của khối vào cỡ hàng ngàn hoặc hàng trăm km2.
+ Á khu địa lý: là một cấp bổ trợ dùng cho các khu đồng bằng, khi ấy còn có sự phân hoá địa đới thuộc cấp á đới.
+ Cảnh địa lý: có một vai trò rất quan trọng trong hệ thống phân vị, do bản chất của nó đáp ứng đầy đủ nhất yêu cầu của một địa tổng thể, là đồng nhất cao về cả hai phƣơng diện địa đới và phi địa đới.
+ Điểm địa lý: là chỉ các đối tƣợng có diện tích nhỏ có khi chỉ vài m2 và ít khi vƣợt quá vài chục m2
, vì nguyên nhân hình thành chủ yếu là nhân tố sinh vật hoặc nhân tác.
+ Diện địa lý: là một địa tổng thể nhỏ nhất, đơn giản nhất, có thể coi nhƣ không chia sẻ đƣợc nữa về phƣơng diện địa lý.
Hệ thống phân loại cảnh quan của Vũ Tự Lập ở trên cho thấy hệ thống này đƣợc xây dựng một cách đồ sộ, có tính lý thuyết cao theo những nguyên tắc rõ ràng, phản ánh đúng đắn mối quan hệ giữa các quy luật phân hoá không gian của địa lí quyển; đồng thời có đầy đủ các cấp (phần đất liền) để có thể phân vùng ở mọi tỉ lệ cho các kích thƣớc lãnh thổ lớn nhỏ, cho cả miền núi và đồng bằng.
Ngoài ra trong hệ thống này còn có những đơn vị chủ yếu (những đơn vị bắt buộc) có chỉ tiêu chính xác để làm chỗ dựa cho việc phân vùng một lãnh thổ theo cách tiến hành “từ trên xuống” hoặc “từ dƣới lên”; từ cấp lớn nhất (địa lý quyển) đến cấp nhỏ nhất (điểm địa lý).
- Năm 1983, Vũ Tự Lập đƣa ra hệ thống phân loại 4 cấp cho bản đồ các kiểu cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1: 2.000.000, bao gồm: Lớp cảnh quan -> Phụ lớp cảnh quan -> Hệ cảnh quan -> Kiểu cảnh quan.
- Năm 1983, Phạm Quang Anh và tập thể tác giả phòng Địa lý tự nhiên tổng hợp (Viện Khoa học Việt Nam) xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1: 2.000.000 đã xây dựng hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Khối cảnh quan -> Hệ cảnh quan -> Phụ hệ cảnh quan -> Lớp cảnh quan -> Phụ lớp cảnh quan -> Nhóm cảnh quan -> Kiểu cảnh quan.
- Năm 1983, tập thể tác giả Phòng địa lý tự nhiên tổng hợp (Viện Khoa học Việt Nam) trong khi tiến hành thành lập bản đồ cảnh quan cho mục đích đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý tự nhiên Tây Nguyên đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan với 8 bậc: Hệ cảnh quan -> Phụ hệ cảnh quan -> Lớp cảnh quan -> Phụ lớp cảnh quan -> Kiểu cảnh quan -> Phụ kiểu cảnh quan -> Hạng cảnh quan -> Loại cảnh quan. Trong công trình nghiên cứu này các tác giả đã đƣa ra hệ thống các chỉ tiêu phân loại nhƣ sau:
+ Hệ cảnh quan: Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt - ẩm quyết định cƣờng độ lớn của chu trình vật chất và năng lƣợng.
+ Phụ hệ cảnh quan: Chế độ hoàn lƣu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt - ẩm gây ảnh hƣởng lớn tới chu trình vật chất.
+ Lớp cảnh quan: Đặc điểm các khối định hình lớn quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ.
+ Phụ lớp cảnh quan: Sự phân tầng bên trong của lớp.
+ Kiểu cảnh quan: Đặc điểm sinh khí hậu (kiểu thảm thực vật phát sinh - kiểu đất).
+ Phụ kiểu cảnh quan: Các đặc trƣng cực đoan của khí hậu ảnh hƣởng lớn đến các điều kiện sinh thái.
+ Hạng cảnh quan: Các kiểu địa hình phát sinh.
+ Loại cảnh quan: Sự giống nhau tƣơng đối của các dạng địa lý của các thể cấu thành cảnh quan (sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh hiện tại với các loại đất).
Ngoài ra, trong hệ thống phân loại này còn có các đơn vị cấu trúc hình thái cảnh quan nhƣ: dạng địa lý; nhóm dạng và diện địa lý; nhóm diện địa lý.
- Năm 1997, khi nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng, các tác giả Phạm