Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch (Trang 60)

3.1.2.1- Dân số và lao động

Dân số toàn huyện năm 2010: 189,006 ngƣời, tăng 0,54% so với năm 2009. Tỷ lệ sinh giảm 6,42 % so với năm 2009. Tỷ lệ tử tăng 11,6% so với năm 2009. Tỷ lệ ngƣời sinh con thứ 3 trở lên 16%, giảm 0,5% so với năm 2009. Giảm tỷ suất sinh 0,36‰, giảm 0,07‰ so với năm 2006 và giảm 0,01‰ so với kế hoạch (vƣợt chỉ tiêu). Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn 17%, đạt 100% kế hoạch.

Bảng 3.1: Thống kê dân số và mật độ dân số của toàn huyện Giao Thủy

Năm: 2010 Diện tích ( km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số ( ngƣời/km2) TỔNG SỐ 238.24 189,006 793 TT Ngô Đồng 2.71 5,579 2,059 TT Quất Lâm 7.95 8,974 1,129 Xã Giao Hƣơng 9.58 7,320 764 Xã Hồng Thuận 14.36 14,362 1,000 Xã Giao Thiện 11.80 9,486 804 Xã Giao Thanh 6.31 6,085 964 Xã Hoành Sơn 5.87 8,038 1,369 Xã Bình Hoà 6.29 7,623 1,212 Xã Giao Tiến 8.58 16,013 1,866 Xã Giao Hà 6.29 9,237 1,469 Xã Giao Nhân 6.34 7,232 1,141 Xã Giao An 8.20 9,047 1,103 Xã Giao Lạc 7.05 9,418 1,336 Xã Giao Châu 7.70 7,703 1,000 Xã Giao Tân 5.05 6,792 1,345 Xã Giao Yến 6.43 7,908 1,230

Xã Giao Xuân 7.58 9,232 1,218 Xã Giao Thịnh 9.81 10,629 1,084 Xã Giao Hải 5.55 6,103 1,100 Xã Bạch Long 10.11 7,628 754 Xã Giao Long 7.63 7,672 1,006 Xã Giao Phong 7.12 6,923 972 Cồn lu 69.93

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Giao Thuỷ năm 2010)

Số ngƣời trong độ tuổi lao động trên toàn huyện năm 2010 tăng 0,72% so với năm 2009. Trong đó số ngƣời có khả năng lao động là 112,653 ngƣời và số ngƣời mất khả năng lao động là 4,032 ngƣời.

Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế trên huyện Giao Thủy đƣợc thể hiện qua bảng 3.2. Theo đó, lao động tại tất cả các ngành nông, lâm nghiệp va thủy sản; công nghiệp và xây dựng, dịch vụ trong năm 2010 đều tăng lên so với năm 2009. Đặc biệt lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ lớn nhất (77,03%)

Bảng 3.2: Lao động và cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Đơn vị: Người

2005 2006 2007 2008 2009 2010

I. TỔNG SỐ LAO ĐỘNG

PHÂN THEO KHU VỰC 95,846 96,540 96,831 96,963 101,956 102,919

Nông, Lâm nghiệp và

Thuỷ sản 74,042 74,707 74,768 74,039 78,771 79,281 Công nghiệp và xây dựng 13,026 12,917 13,074 13,417 13,298 13,426

Dịch vụ 8,778 8,916 8,989 9,507 9,887 10,212

II. CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Nông, Lâm nghiệp và

Thuỷ sản 77.25 77.38 77.21 76.36 77.26 77.03

Công nghiệp và xây dựng 13.59 13.38 13.50 13.84 13.04 13.05

Dịch vụ 9.16 9.24 9.28 9.80 9.70 9.92

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Giao Thủy năm 2010) 3.1.2.2. Diễn biến đô thị hóa và gia tăng tỉ lệ dân số đô thị

Phát triển kinh tế xã hội kéo theo quá trình đô thị hoá phát triển. Trong năm 2008 quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện diễn ra tập trung tại các khu vực trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị, du lịch. Trong đó, tập trung là khu vực thị trấn Ngô Đồng, thị trấn Quất Lâm.

Thị trấn Ngô Đồng là khu vực trung tâm của huyện, đây cũng là khu vực tập trung nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ đầu mối nhƣ đóng tàu, vận tải thuỷ, đầu mối kinh doanh thuỷ hải sản... Đối với Quất Lâm, đây là thị trấn mới đƣợc quy hoạch phát triển thành khu du lịch nghỉ mát. Cùng với sự phát triển hạ tầng đô thị kéo theo sự gia tăng dân số đô thị.

3.1.2.3. Phát triển kinh tế

a. Tăng trƣởng kinh tế:

Đời sống nhân dân trong những năm qua tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu ngƣời những năm gần đây có nhiều thay đổi lớn, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2011 là 5,914 triệu đồng/ngƣời. Trong những năm qua với việc đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, việc xây dựng mở rộng các khu du lịch, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nền kinh tế huyện tiếp tục có tốc độ tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện có sự chuyển biến theo hƣớng tích cực.

Năm 2011, tốc độ tăng trƣởng GDP của huyện đạt 12%. Tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển: 259 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2010. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới xuống còn 7,5%. Tạo việc làm mới cho 4.000 ngƣời, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%.b. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong 3 năm, từ 2009 - 2011, nền kinh tế của huyện vẫn duy trì đƣợc khả năng tăng trƣởng khá nhanh và tƣơng đối bền vững. Cơ cấu ngành nông nghiệp - thuỷ sản

năm 2009 chiếm 53,24%, năm 2010 tăng lên 53,07%, đến năm 2011 giảm xuống còn 49,9%.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng nhanh, năm 2009 chiếm 13,19% đến năm 2010 giảm xuống còn 11,91% đến năm 2011 tăng lên chiếm 13,95%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành dịch vụ trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua có xu hƣớng tăng nhanh, cơ cấu ngành dịch vụ năm 2009 là 34,57% đến năm 2010 tăng lên 35,02%, năm 2011 là 36,15%.

Theo số liệu báo cáo cơ cấu kinh tế trong 3 năm đƣợc thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định

Đơn vị : %

STT Ngành 2009 2010 2011

1 Ngành Nông nghiệp - thuỷ sản 52,24 53,07 49,90

2 Ngành CN - TTCN – XD 13,19 11,91 13.95

3 Ngành dịch vụ - thƣơng mại 34,57 35,02 36,15

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Giao Thủy)

b. Tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Giao Thuỷ là huyện giáp với biển Đông nên chủ yếu phát triển về du lịch và khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản. Nên hiện tại trên địa bàn huyện chƣa xây dựng các cụm công nghiệp tập trung. Trên toàn huyện có 40 cơ sở sản xuất hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu hút 16.000 công nhân lao động chủ yếu vẫn là các cơ sở nhỏ lẻ.

Để góp phần đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển của ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện cho các làng nghề mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, môi trƣờng, an toàn lao động. Huyện Giao Thuỷ đang tiến hành đầu tƣ, quy hoạch đầu tƣ xây dựng một số cụm công nghiệp. Đây thực sự là cơ hội lớn để tạo nên những bƣớc đột phá mới cho kinh tế huyện Giao Thuỷ.

c. Các làng nghề

Trên địa bàn huyện có 06 cụm làng nghề (theo báo cáo tình hình ô nhiễm môi trƣờng làng nghề năm 2007 của trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi

trƣờng). Với các loại hình sản xuất chính là: Chế biến thực phẩm là nƣớc mắm, làm bún, miến và sản xuất muối. Kinh tế phát triển dẫn tới việc đầu tƣ cho các lĩnh vực sản xuất của làng nghề cao. Trong những năm qua các làng nghề ít thay đổi về ngành sản xuất mà nâng cao chất lƣợng, sản phẩm phù hợp với thị trƣờng đòi hỏi yêu cầu cao về chất lƣợng và mẫu mã.

Làng nghề trên địa bàn huyện Giao Thuỷ số lƣợng ít, tập trung sản xuất ra các sản phẩm nhƣ: muối, nƣớc mắm, miến, thu nhập bình quân của ngƣời dân từ các làng nghề không cao. Do đó phần lớn thu nhập của nhân dân là từ nông nghiệp, thu nhập từ phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp.

d. Tình hình khai thác khoáng sản

Trên địa bàn nghiên cứu các loại tài nguyên khoáng sản có giá trị sử dụng cao gồm: đất sét, cát (vật liệu xây dựng) và khoáng sản Titan.

Nguồn nguyên liệu sét đƣợc khai thác có hiệu quả cao trong đó tập chung chủ yếu tại khu vực các xã Hồng Thuận, Giao Thanh và Giao Thịnh. Công ty CPVLXD Giao Thuỷ với nguồn nguyên liệu sét tại bãi ven sông Hồng hàng năm đƣa vào thị trƣờng xây dựng 14-15 triệu viên gạch. Trên địa bàn thị trấn với trên trên 280 lò gạch tƣ nhân, 01 lò đứng, 02 lò tuynel làm theo mùa vụ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện và một số vùng lân cận.

Về nguồn khoáng sản là cát, theo số liệu điều tra trên địa bàn huyện có trên 10 cơ sở khai thác, kinh doanh khoáng sản (cát xây dựng). Trong những năm vừa qua với nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện tăng cao, đặc biệt là việc san lấp mặt bằng việc khai thác cát trên sông Hồng diễn ra hết sức nghiêm trọng gây ảnh hƣởng lớn tới dòng chảy, kè đê,...

Về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện còn có một lƣợng lớn Sa khoáng titan (ilmenit) tập trung chủ yếu ở 2 cửa biển Ba Lạt và Hà Lạn đã và đang đƣợc đầu tƣ khai thác.

e. Tình hình phát triển nông nghiệp

Tổng sản lƣợng thuỷ hải sản năm 2010 đạt 28.584 tấn, tăng 13,24% so với năm 2009, trong đó khai thác 10.453 tấn, nuôi trồng 18.131 tấn. Toàn huyện sản

xuất đƣợc 94 triệu tôm giống các loại, đạt 78,3% kế hoạch; 2,52 triệu cua biển; 3,5 vạn cá bống bớp, khai thác 700 tấn ngao giống tự nhiên. Trình UBND tỉnh cho phép điều chỉnh Dự án nuôi tôm bán công nghiệp ở Cồn Ngạn thành Dự án đầu tƣ xây dựng cải tạo hệ thống thuỷ lợi, phục hồi rừng ngập mặn Cồn Ngạn phù hợp với nuôi trồng thuỷ sản, duy trì đa dạng sinh thái Vƣờn Quốc gia Xuân Thuỷ.

Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây lƣơng thực có hạt năm 2010: 16.276 ha, trong đó diện tích trồng lúa: 16.066 ha, bằng so với năm 2009. Năng suất lúa cả năm 2010 đạt 129,03 tạ /ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực ƣớc đạt 105.805 tấn, bằng 96,7% so với năm 2009. Diện tích cây vụ đông: 2.350 ha, đạt 102,1% kế hoạch, trong đó cây vụ đông trên đất hai lúa 800 ha. Diện tích cây công nghiệp hàng năm 967 ha bằng 96,8% so với năm 2009. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 46,86 triệu đồng, tăng 10,52% so với năm 2006, tăng 8,98% so với kế hoạch.

Về chăn nuôi: Tổng đàn lợn 62.919 con, tăng 3,6% so với năm 2009; sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 8.352 tấn, tăng 4,8% so với năm 2009 và tăng 2,77% so với kế hoạch; đàn trâu 632 con, tăng 3,78% so với năm 2009; đàn bò 2.070 con, giảm 0,96% so với năm 2009; đàn gia cầm 649.581 con, tăng 1.238 con so với năm 2009. Tiêm phòng cho đàn lợn đƣợc 16.850 lƣợt con (trong đó vụ xuân tiêm đƣợc 8.650 lƣợt con, bằng 57,7% so với cùng kỳ 2009 và bằng 34,6% kế hoạch; vụ thu tiêm đƣợc 8.200 lƣợt con, bằng 63% so với cùng kỳ 2009 và bằng 32,8% kế hoạch). Tiêm phòng cúm gia cầm cho 1.107.478 lƣợt con (trong đó vụ xuân tiêm đƣợc 607.478 lƣợt con, tăng 150% so với cùng kỳ 2009; vụ thu tiêm đƣợc 500.000 con, tăng 65% so với cùng kỳ 2009). Mở 4 lớp tập huấn công tác chuyển giao kỹ thuật và một số bệnh thƣờng gặp trên đàn gia súc, gia cầm. Kiểm tra chất lƣợng thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi tại 100% cơ sở kinh doanh. Xuất hiện 10 ổ dịch cúm gia cầm A(H5N1) tại 6 xã: Giao Hải, Giao Long, Giao Châu, Giao Hƣơng, Bạch Long và thị trấn Ngô Đồng. Huyện đã tập trung chỉ đạo khoanh vùng dập dịch và tiêu huỷ 5.503 con gia cầm mắc bệnh. Dịch tai xanh trên đàn lợn bùng phát ở một số xã miền Ba Lạt, tâm điểm là ở Giao Thanh với 1.078 con lợn mắc bệnh.

Bảng 3.4:Gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác của huyện Giao Thủy Đơn vị: con 2006 2007 2008 2009 2010 Tæng sè tr©u 768 878 670 609 632 Tæng sè bß 3,321 3,498 2,577 2,090 2070 Tæng sè lîn 72,980 73,138 58,037 60,750 62919 §µn gia cÇm 559,526 564,190 608,170 648,343 649,581 Ch¨n nu«i kh¸c

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Giao Thủy năm 2010)

f. Tình hình phát triển ngành du lịch ở địa phƣơng:

Giao Thuỷ là huyện có nhiều khu vực đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nhƣ khu nghỉ mát thị trấn Quất Lâm, Vƣờn quốc gia Xuân Thuỷ. Cơ sở vật chất và dịch vụ Khu du lịch tắm biển Quất Lâm tiếp tục đƣợc tăng cƣờng chất lƣợng các dịch vụ du lịch phục vụ khách tham quan từng bƣớc đƣợc nâng cao. Đẩy mạnh khai thác tua du lịch sinh thái cộng đồng Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm qua ngành du lịch phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Huyện đã rất quan tâm và tập trung đầu tƣ nâng cấp Khu du lịch nghỉ mát - tắm biển Quất Lâm, lập dự án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vƣờn Quốc gia Xuân Thuỷ.

Bảng 3.5: Số khách đến du lịch trên địa bàn huyện Giao Thủy năm 2010

Đơn vị : người

2006 2007 2008 2009 2010

Số khách đến (Ngƣời)

Người Việt Nam 24,220 26,540 27,147 32,354 38,501

Người nước ngoài

Số khách lƣu trú (Ngƣời)

Người Việt Nam 13,790 14,750 15,470 17,765 21,140

Người nước ngoài

3.1.3. Hiện trạng môi trường huyện Giao Thủy

3.1.3.1. Hiện trạng môi trường nước

a. Nƣớc mặt

Theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng huyện năm 2008 cho thấy nƣớc sông Hồng trên địa bàn huyện Giao Thủy tại khu vực trạm cấp nƣớc cho thấy các thông số phân tích đề cao hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 quy định ở cột A, nhƣng lại thấp hơn so với TCVN 5942 -1995 quy định ở cột B. Riêng thông số chất rắn lơ lửng tuy cao nhƣng cũng chƣa vƣợt tiêu chuẩn cho phép là do nƣớc sông có lƣợng phù sa. Nồng độ chất ô nhiễm trong nƣớc sông có chiều hƣớng tăng từ thƣợng lƣu xuống hạ lƣu, đặc biệt là BOD và COD.

Ngoài ra còn một số mƣơng, ngòi, ao hồ phát triển khá dày đặc là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản cho ngƣời dân địa phƣơng. Qua kết quả phânt tích đƣợc nêu trong báo cáo hiện trạng môi trƣờng năm 2010 cho thấy hầu hết các thông số đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 quy định ở cột B. Tuy nhiên, tại một số điểm phân tích có thông số COD và NH3-N cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,02 – 2,96 lần. Điều này chứng tỏ tại khu vực này nguồn nƣớc đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi dƣ lƣợng phân bón có chứa Nitơ và các chất hữu cơ.

b. Nƣớc thải:

Theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng huyện Giao Thủy 2008, kết quả phân tích 06 mẫu với 12 thông số (pH, COD, BOD, Chất rắn lơ lửng, Fe, Coliform, T-N, T-P, NH3, Dầu mỡ khoáng, Phenol, As) cho thấy có 5/12 thông số trong các mẫu phân tích nằm trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945-2005 quy định tại cột B bao gồm pH, Fe, As, dầu mỡ khoáng, phenol. Các thông số còn lại trong một số mẫu phân tích vƣợt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945-2005 quy định ở cột B.

Nhìn chung nƣớc thải tại các khu vực này thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ đều không đƣợc xử lý mà thải trực tiếp môi trƣờng xung quanh. Điều này có thể dẫn đến ô nhiễm đất, các tầng nƣớc ngầm và chảy ra sông hồ, ao, kênh mƣơng,... từ đó gây ra ô nhiễm nguồn nƣớc. Nƣớc bị ô nhiễm chất hữu cơ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nguồn nƣớc, do đó hạn chế sự hoạt động của vi sinh vật

sử dụng oxy hòa tan để phân hủy chất hữu cơ, điều này sẽ làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nƣớc.

Ngoài ra còn có sự tác động của chất rắn lơ lửng và các chất dinh dƣỡng (N, P) cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nƣớc và khu vực trồng lúa của ngƣời dân trong vùng

c. Nƣớc ngầm

Qua kết quả phân tích hiện trạng môi trƣờng nƣớc ngầm tại 08 điểm quan trắc với 08 thông số thì hầu hết các thông số đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5944-1995.

Hiện nay chất lƣợng nƣớc ngầm trong toàn tỉnh đang có nguy cơ bị ô nhiễm As. Đối với huyện Giao Thuỷ qua 2 đợt kiểm tra tình hình ô nhiễm Asenic do Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi trƣờng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Nam Định thực hiện năm 2007 và năm 2008 cho thấy:

- Đợt 1 tháng 5/2007: tổng 288 giếng/12 xã thì có 22 giếng vƣợt TCVN 5944- 1995 trong đó: xã Bạch Long có 2 giếng, xã Giao Châu có 2 giếng, xã Giao Hà có 6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch (Trang 60)