Đánh giá thị trƣờng trái phiếu Việt Nam

Một phần của tài liệu TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU (Trang 49)

Thị trường trái phiếu nội địa mới dừng lại ở thị trường sơ cấp, còn thị trường thứ cấp gần như không có biến động. Số liệu giao dịch hàng tuần chỉ dừng lại ở vài trăm tỷ đồng hoặc thấp hơn. Theo Báo cáo Theo dõi Trái phiếu Châu Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày 4/6/2013, Việt Nam là quốc gia trong khu vực có tốc độ tăng trưởng của thị trường TPCP cao nhất so với cùng kỳ năm 2012 với tốc độ tăng trưởng là 64,6%, đạt giá trị 29 tỷ USD do việc đẩy mạnh phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng trung ương và trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Theo Bộ Tài chính, tình hình thị trường trong quý 1/2013 khá thuận lợi cho công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP. Tính đến hết quý 1/2013, việc huy động vốn bằng TPCP đã thu được 65.450 tỉ đồng, bằng 43,6% kế hoạch cả năm 2013. Nhu cầu mua TPCP khá lớn với khối lượng dự thầu luôn cao hơn khối lượng gọi thầu (từ 1,12 đến 5,11 lần), tỷ lệ trúng thầu trong từng phiên khá lớn (90 - 100%); lãi suất huy động vốn giảm qua các phiên đấu thầu, so với đầu năm thì đến cuối quý 1, lãi suất các kỳ hạn giảm từ 50-100 điểm cơ bản. Nguyên nhân một phần vì thanh khoản của hệ thống ngân hàng rất dồi dào do tín dụng không tăng trưởng trong thời gian qua; Ngân hàng Nhà nước bơm ra khối lượng tiền khá lớn qua kênh thị trường mở và qua việc mua vào khối lượng lớn ngoại tệ; và việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cũng tác động đến các nhà đầu tư khi mua TPCP cũng góp phần làm cho việc huy động vốn khá thuận lợi.

Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 50 Bảng: 5 công ty chứng khoán có GTGD lớn nhất 2011 2012 1.CTCKVIETCOMBANK :62,3% 1.CTCKVIETCOMBANK:47,36% 2.CTCKSSI :15,29% 2.CTCK ACB :16,7% 3.CTCK ACB :7,33% 3.CTCKSSI :11,81% 4.CTCK BẢO VIỆT :3,72% 4.CTCK AGRIBANK :6,5% 5.CTCK SACOMBANK :2,71% 5.CTCKBIDV :3,12% 6.CÁC CTCK KHÁC :8,64% 6.CÁC CTCK KHÁC :14,52

o Đối tượng đầu tư TP :Trước năm 2002, chủ yếu là các NHTM và công ty chứng khoán. Đến nay, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các đối tượng khác đã tham gia giao dịch TPCP tích cực hơn. Đặc biệt là các tổ chức đầu tư trái phiếu nước ngoài. Từ năm 2005-2007, thị trường trái phiếu Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các quỹ đầu tư trái phiếu quốc tế, các quỹ này đã mua 5 tỷ USD TPCP. Giá trị giao dịch TPCP ngày càng tăng, đặc biệt đối với giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 2/3 tổng GT thị trường(2007),chiếm 1/2 (2008).

o Công cụ giao dịch trên thị trường chỉ hạn chế ở mua bán thông thường mua bán lại đã xuất hiện nhưng được giao dịch dưới ẩn dưới danh nghĩa giao dịch thông thường.Nguyên nhân là do hành lang pháp lý chưa quy định mà hạ tầng thanh toán chưa hỗ trợ tách biệt việc giao dịch của 2 loại hình giao dịch trên.

o Chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành thành công nhiều đợt trái phiếu

theo phương thức đấu giá lãi suất

o Trái phiếu doanh nghiệp ở các thị trường phát triển là kênh dẫn vốn dài

hạn chính của doanh nghiệp song tại Việt Nam thị trường nợ của doanh nghiệp còn sơ khai, chưa thu hút nhà đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ, tổ chức tài chính lớn và cả nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư chưa để ý đến

Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 51

trái phiếu doanh nghiệp do thiếu thông tin hỗ trợ, đặc biệt là thông tin về độ rủi ro của trái phiếu để xác định giá vốn, mức lãi suất hợp lý.

o Thông qua phát hành trái phiếu, nhà đầu tư và DN dễ dàng ngồi lại với

nhau để cùng thoả thuận. Đó là những điều kiện rất mở, tạo sự chủ động và dễ dàng hơn cho DN tiếp cận vốn so với cách vay tiền từ ngân hàng.

o Hơn thế, đây cũng là cách để loại trừ sự thiếu minh bạch trong hoạt động

tài chính, cũng như những DN làm ăn kém hiệu quả.

o quy mô thị trường còn nhỏ,lượng trái phiếu phát hành chưa nhiều,chưa

tương xứng vói tiềm năng.

o chất lượng trái phiếu phát hành chưa cao,thiếu chuẩn mực do vậy tín

thanh khoản kém.Đó là do một số nguyên nhân sau. Thứ nhất, trái phiếu có lãi suất cố định, giá trái phiếu ít biến động nên các nhà đầu tư cá nhân không thấy hấp dẫn khi nắm giữ trái phiếu, mà họ sẽ đầu tư vào cổ phiếu, do vậy, việc mua đi bán lại các trái phiếu sẽ không “nhộn nhịp” như cổ phiếu. Thứ hai, các nhà đầu tư tổ chức là các tổ chức như ngân hàng, các công ty bảo hiểm hay các doanh nghiệp lớn. Họ nắm giữ trái phiếu nhằm mục đích quản lý tính thanh khoản chứ không phải nhằm mục đích lợi nhuận. Do vậy, họ ưa thích nắm giữ trái phiếu chính phủ hơn là các trái phiếu doanh nghiệp. Chính vì thế, các giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp rất ít, mà chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Đặc biệt, đối với các trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết chính thức trên sàn thì các nhà đầu tư nắm giữ cho đến ngày mãn hạn như là khoản cho vay đối với doanh nghiệp.Thứ ba,ở Việt nam,hiện tại chưa có một tổ chức chuyên nghiệp nào thực hiện dịch vụ cung cấp các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, từ đó, là cơ sở để xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp.

Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 52

o thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức với tiềm lực tài chính mạnh.

o chưa có các chính sách hợp lý để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi.

o lãi suất chưa được xác định theo cơ chế thị trường: Đường cong lãi suất

(Yield curve) mô tả mối quan hệ giữa thời gian đến khi đáo hạn với lãi suất đến khi đáo hạn của trái phiếu tại một thời điểm nhất định. Thông thường, đường cong lãi suất chuẩn được xây dựng cho các trái phiếu là trái phiếu chính phủ hoặc các trái phiếu của các công ty có uy tín. Các trái phiếu này được coi là có mức độ rủi ro thấp hoặc bằng không. Do đó, các mức lãi suất của các trái phiếu này được sử dụng làm lãi suất chuẩn (bench mark) cho các trái phiếu khác.Hiện tại, Ở Việt nam chưa có đơn vị nào xây dựng đường cong lãi suất chuẩn. Ngân hang ngoại thương đang phối hợp với Reuters và Trung tâm giao dịch chứng khoán để tìm cách xây dựng nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Một trong những nguyên nhân cơ bản là hiện có quá nhiều loại trái phiếu giao dịch trên thị trường (tính tới tháng 12/2007, riêng trái phiếu chính phủ có hơn 450 loại với kỳ hạn và ngày mãn hạn khác nhau) nên giao dịch bị phân tán. Bên cạnh đó, giao dịch repos và giao dịch mua đứt bán đoạn không bóc tách được nên lãi suất giao dịch không phản ánh chính xác lãi suất thị trường.

o Công tác kế hoạch hóa phát hành TPCP thực hiện chưa tốt,thiếu tính dự

báo dài hạn làm cho hoạt động mang tính bị động và trùng lặp dẫn đến lãng phí và đạt hiệu quả không cao.

o Thiếu vắng các nhà tạo lập thị trường: Các nhà tạo lập thị trường trái

phiếu đóng 2 vai trò: người môi giới và tự doanh trái phiếu, và họ thu lợi nhuận từ các hoạt động này. Thứ nhất, với tư cách là người môi giới trái phiếu, các nhà tạo lập thị trường có thể thu lợi từ phí môi giới. Thứ hai, với tư cách là người kinh doanh trái phiếu, họ thu tiền nhờ hưởng chênh

Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 53

lệch giá. Giá trái phiếu phụ thuộc vào lãi suất, giá tăng khi lãi suất giảm và ngược lại.

Một phần của tài liệu TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU (Trang 49)