3. Thực trạng thị trƣờng trái phiếu Việt Nam.
3.1.1. Trái phiếu Chính phủ.
- Tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc được phát hành qua Kho bạc từ tháng 10/1992 đến tháng 3/1995 với tổng doanh số trên 13.000 tỷ đồng. Lãi suất tín phiếu giảm dần qua các năm, từ 5%/tháng năm 1991 xuống còn 1,7%/tháng năm 1995.
Từ tháng 6/1995 đến tháng 12/2004, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức 392 đợt đấu thầu tín phiếu kho bạc với 63.718 tỷ đồng.
Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc năm 2004 gồm 48 thành viên với 5 ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước, 20 NHTM cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 12 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 công ty bảo hiểm, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
Hiện nay, thường thường chỉ có 5 - 8 thành viên tham gia đấu thầu. Lãi suất là lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài chính.
Được bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN), đấu thầu qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK), bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành.
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có kết quả giao dịch tín phiếu kho bạc, ngày 13/3/2013, có 1 triệu tín phiếu thời hạn 1 năm được phát hành với lợi suất 6,79%/năm, giá trị 94,307 tỷ đồng. Tại thời hạn 6 tháng, có 820.000 tín phiếu được phát hành với lợi suất 8,95%/năm, giá trị 78,8 tỷ đồng và 1 triệu tín phiếu được phát hành với lợi suất 8,89%/năm, giá trị 95,8 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch gần 269 tỷ đồng.
Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 31
- Trái phiếu CP, TP kho bạc NN
Nguyên nhân chủ yếu do việc đưa ra mức lãi suất trần thấp, chỉ 7,05 - 7,8%/năm (có đợt chỉ là 6,5%/năm) đối với TP kỳ hạn 5 năm; 7,95% - 8,6%/năm đối với TP kỳ hạn 10 năm; 8 - 8,8%/năm đối với TP kỳ hạn 15 năm, trong khi kỳ vọng về lãi suất của NĐT ngày một cao, xuất phát từ việc tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10%.
Cùng với sự ra đời của hai trung tâm giao dịch chứng khoán là tại Tp.HCM và Hà Nội, các trái phiếu chính phủ phát hành bằng đồng nội tệ cũng bắt đầu được giao dịch một cách rộng rãi hơn so với trước đây nhưng vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư có tổ chức, do đó, khối lượng giao dịch ít.
Điều này có thể bắt nguồn từ quy mô của thị trường, cơ sở vừa yếu vừa thiếu của hạ tầng thanh toán trong hệ thống tài chính Việt Nam. Cụ thể bao gồm một số điểm sau:
Trước hết, quy mô của trái phiếu nói chung và trái phiếu chính phủ nói riêng hiện chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng tài sản tài chính cả nước với chỉ bằng 8% so với GDP, con số này khoảng 5 tỷ USD rất nhỏ bé nếu so với mức đủ để đạt tính thanh khoản 100-200 tỷ USD.
Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 32
Huy động vốn thông qua loại hình trái phiếu hiện chưa phải là kênh phổ biến mà chủ yếu là thông qua hệ thống ngân hàng với tổng tài sản chiếm đến 80% cơ cấu tài sản tài chính. Điều này tạo sự bất cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng, thiếu một kênh huy động vốn dài hạn để phục vụ cho các mục tiêu phát triển lâu dài.
Cả hai yếu tố trên đều góp phần làm tăng chi phí vốn cho nền kinh tế.
Tuy vậy, những đợt phát hành vừa qua cho thấy nhu cầu của nhà đầu tư đang rất quan tâm đến thị trường trái phiếu chính phủ phát hành bằng đồng nội tệ, khối lượng đặt mua thường từ 2000 - 3000 tỷ VND, gấp 4 - 5 lần mức phát hành.
Rất may là xu hướng này đang dần được khắc phục (với lãi suất trái phiếu phát hành đang giảm dần trong những đợt gần đây, từ 7.9% đợt 1/2007 xuống còn 7.2% trong đợt 5/2007). Điều này có thể thấy rõ qua định mức tín nhiệm quốc gia được các tổ chức trên thế giới nâng lên cao hơn so với trước.
Tính đến 30-9-2007, đã có hơn 114.809 tỉ đồng trái phiếu được niêm yết giao dịch trên Sở GDCK TPHCM (HOSE) và Trung tâm GDCK Hà Nội (HASTC), tăng gấp hơn 104 lần so với giá trị niêm yết năm 2000. Bên cạnh trái phiếu Chính phủ niêm yết với tỷ trọng trên 90% tổng giá trị trái phiếu niêm yết còn có trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu của các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, mức vốn hóa thị trường trái phiếu hiện nay khoảng 8% GDP là khá thấp nếu như so sánh với thị trường trái phiếu của các nước trong khu vực (bình quân khoảng 50-70%, trừ Nhật Bản trên 100% GDP ). Điều đó có nghĩa là kênh huy động vốn của Chính phủ thông qua thị trường trái phiếu để đáp ứng nhu cầu đầu tư của ngân sách còn hạn chế và vì vậy cần có sự đầu tư thích đáng hơn cho thị trường này.
Trên thị trường trái phiếu Chính phủ hiện nay, được chào đón và thu hút nhiều nhất các nhà đầu tư là trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ trên thị trường quốc tế.VN đã tăng gấp rưỡi lượng trái phiếu phát hành, lên 750 triệu USD trị giá trái phiếu thay vì
Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 33
500 triệu USD như dự tính ban đầu được giao dịch ở thị trường này. Lãi suất trái phiếu Chính phủ trong đợt phát hành này đã được điều chỉnh giảm xuống mức 7,125%, thay cho mức dự tính ban đầu là 7,250%. Lãi suất này cao hơn so với Trái phiếu kho bạc Mỹ là 4,561%/trái phiếu 10 năm.Đây là bước đầu tiên giúp VN bước chân vào thị trường tài chính quốc tế. Điều đáng mừng là cầu trái phiếu này cao hơn mong đợi rất nhiều.
Các nhà đầu tư quốc tế đã đưa ra các đề nghị đặt mua với tổng số lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào, để dành quyền mua số trái phiếu nói trên.Theo thống kê ban đầu của Ngân hàng Credit Suisse First Boston, các nhà đầu tư đặt mua lớn trái phiếu VN chủ yếu đến từ châu Á, châu Âu và tại nước Mỹ. Một nửa trong số đó là các hãng quản lý tài sản.
Các ngân hàng và hãng bảo hiểm cũng chiếm phần lớn.Sự đón nhận nhiệt tình đến bất ngờ đó được nhận định là do nhiều nguyên nhân từ chính VN.
Thứ nhất, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh
tế VN sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới vừa qua. Đến nay, hầu như toàn thế giới biết đến công cuộc cải cách đổi mới ở VN. UNDP còn coi VN là một trong những ví dụ thành công nhất về chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại, đổi mới làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt của cuộc sống kinh tế.
Thứ hai, các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc VN được coi là nền kinh tế có
tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu cùng loại của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này thời gian qua không ổn định lắm.
Thứ ba, việc các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế như gần đây liên tiếp nâng
mức xếp hạng của VN cũng là một nguyên nhân quan trọng. S&P đã giữ mức tín nhiệm của VN ở mức BB- trong khi một tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế nổi tiếng khác là Fitch cũng xếp VN hạng B.
Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 34
Số tiền thu được sẽ được bơm thêm vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình từ 7 – 8% của Việt Nam, cùng với việc đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh tại đây.
- Công trái
Công trái xây dựng tổ quốc phát hành năm 1999 với 4.495 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm; Công trái giáo dục với 2.579 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8% năm, trong đó Bảo hiểm xã hội, các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm mua 80 %, dân cư mua 20%.
Tồn tại của việc phát hành các loại công trái là :
Phát hành ở dạng chứng chỉ nên tốn kém, dễ bị làm giả. Phát hành qua TTGDCK đạt kết quả thấp.
Bảo lãnh phát hành còn hạn chế, thực chất là phát hành riêng lẻ theo cơ chế thoả thuận, trong đó các tổ chức bảo lãnh phát hành giữ trái phiếu với tư cách là một công cụ đầu tư mà không phát hành ra công chúng.
Phí bảo lãnh là 0,15% đã tạo tâm lý cho các định chế tài chính thích thực hiện bảo lãnh hơn là đấu thầu trong những đợt phát hành trái phiếu cùng kỳ hạn có lãi suất tương đương.
- Trái phiếu công trình trung ƣơng
Từ năm 1995 - 2002: KBNN phát hành trái phiếu cho một số công trình đạt 347 tỷ đồng Năm 2003, Bộ Tài chính đã phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho các công trình trọng điểm của quốc gia trong ngành giao thông và thuỷ lợi với 4.492 tỷ đồng qua 3 hình thức: bán lẻ, đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành.
Một số hạn chế: Kỳ hạn 1 năm, gây khó khăn trong thanh toán; Cơ chế
thẩm định và xét duyệt phương án phức tạp và chưa đồng bộ.
Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 35
Là loại trái phiếu có kỳ hạn trên 1 năm do các tổ chức tài chính nhà nước, các tổ chức tín dụng được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của Chính phủ.
Loại này hiện nay do Quỹ hỗ trợ phát triển phát hành. Năm 2001, KBNN đã phát hành cho Quỹ 150 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm; năm 2002 - 2003, KBNN tiếp tục huy động cho quỹ với 57 đợt và 6.480 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 đến 15 năm...
Ngoài ra, Quỹ phối hợp với TTGDCK TP.HCM phát hành trái phiếu thông qua đấu thầu. Năm 2002, phát hành 20 đợt trái phiếu với tổng số trái phiếu gọi thầu là 3.600 tỷ đồng, giá trị trái phiếu huy động đạt 155 tỷ đồng, bằng 4,3% khối lượng trái phiếu gọi thầu, kỳ hạn trái phiếu là 5 năm lãi suất 7,8 - 8,1%/năm, 7 năm lãi suất 8,1%/năm, 10 năm lãi suất 8,3 - 9%/năm. Năm 2003, Quỹ hỗ trợ phát triển tổ chức 4 đợt phát hành với khối lượng 357 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm và 15 năm, lãi suất 9,3 - 9,5%/năm.
Năm 2013, theo dự toán NSNN đã được Quốc hội phê duyệt, tổng mức huy động trong và ngoài nước năm 2013 là 227.000 tỷ đồng, gồm 162.000 tỷ đồng cho bù đắp bội chi, 60.000 tỷ đồng cho chương trình đầu tư hàng năm từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và 5.000 tỷ đồng cho dự án đường Quốc lộ 14 và Quốc lộ 1A. Để cân đối nhu cầu vốn này, dự kiến huy động thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ khoảng 165.000 tỷ đồng.
Một số hạn chế: Quỹ huy động với lãi suất thị trường, cho vay theo lãi suất ưu đãi nên phát sinh lỗ, ngân sách nhà nước phải cấp bù chênh lệch. Cầu về trái phiếu dài hạn không đáp ứng được cung trái phiếu dài hạn.
- Trái phiếu chính quyền địa phƣơng
Được phát hành theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh hoặc đại lý phát hành. Chủ yếu cho các địa phương huy động vốn phục vụ cho việc xây dựng các công trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương của mình, chủ yếu phát hành cho công chúng của chính địa phương đó thông qua KBNN.
Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 36
Năm 1994 - 1995, Bộ Tài chính phối hợp với UBND một số tỉnh như Nghệ An, TP.HCM, Khánh Hoà, Cà Mau... phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư vào đường xá, nhà máy ximăng... và đã thanh toán hết khi đến hạn. Hiện nay, chỉ có hai địa phương là Hà nội và TP.HCM là thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thường xuyên, với số lượng lớn nhằm huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi tại địa phương. Năm 2003, UBND TP. HCM phát hành gần 2000 tỷ đồng trái phiếu đô thị qua 2 đợt:
Đợt 1 bán lẻ cho công chúng với trái phiếu kỳ hạn 2 năm lãi suất 8,52% năm và kỳ hạn 5 năm lãi suất 9% năm
Đợt 2 đấu thầu qua TTGDCK. Hiện nay, Hà Nội đang có kế hoạch phát hành trái phiếu khoảng 5.600 tỷ đồng kỳ hạn dự kiến 5 năm.
Trái phiếu chính quyền địa phương (tt)
- Trái phiếu ngoại tệ
Đây là loại trái phiếu kỳ hạn trên 1 năm do Bộ Tài chính phát hành cho các mục tiêu chỉ định của Chính phủ theo phương thức bán lẻ qua hệ thống KBNN và đấu thầu qua NHNN.
Năm 1993 - 1994, KBNN đã phát hành trái phiếu ngoại tệ kỳ hạn 1 năm lãi suất 4,2%/năm và 2 năm lãi suất 4,5%/năm, doanh số phát hành chỉ đạt 1,3 triệu USD.
Năm 2003, Bộ Tài chính phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm lãi suất 3,5%/năm qua bán lẻ và đấu thầu tại NHNN, tổng số tiền đạt 31,4 triệu USD, đạt 31% kế hoạch.
Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 37
- Trái phiếu đặc biệt
Loại trái phiếu được phát hành cho các NHTMNN nắm giữ, được ghi tăng vốn điều lệ như một loại tài sản của ngân hàng, sau 5 năm kể từ ngày phát hành mới được chuyển nhượng.
Tháng 8/2002, Bộ Tài chính phát hành trái phiếu này với tổng trị giá là 7.849 tỷ đồng, kỳ hạn 20 năm, lãi suất cố định là 3,3,%/năm và được thanh toán hằng năm.
Trái phiếu này không huy động vốn bằng tiền, song là một giải pháp tăng vốn điều lệ cho các NHTMNN.
- Trái phiếu quốc tế
Để chuyển đổi nợ quá hạn nước ngoài và có chủ trương huy động mới trên thị trường vốn quốc tế. Tổng số trái phiếu chuyển đổi nợ là 566 triệu USD bao gồm trái
phiếu chiết khấu, trái phiếu ngang giá và trái phiếu đối với nợ lãi quá hạn. Trái phiếu
phát hành quốc tế của Việt Nam hiện mới có hai lần đấu thầu trái phiếu quốc tế.
Lần đầu với 750 triệu USD đáo hạn năm 2016, lần thứ 2 vào tháng 1/2010 có trị giá 1 tỷ USD được đáo hạn 2020. Hiện nay trên thị trường trái phiếu quốc tế, Việt Nam chỉ có hai sản phẩm trái phiếu kể trên, vì vậy tất cả các ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới đều có nắm giữ 2 trái phiếu này.
Ngày 27/10/05 Chính phủ phát hành trái phiếu tại TTCK New York đạt 750 triệu USD .Đây là đợt phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên và thành công nhất trên thị trường vốn thế giới trong nhiều năm qua.
Đóng góp của thị trường trái phiếu chính phủ trong năm 2012 và tạo một khởi sắc tốt đẹp cho 2013
Các hoạt động giao dịch trên thị trường sơ cấp, tính đến cuối tháng 12/2012 đã được triển khai hiệu quả với khối lượng huy động đạt gần 160.000 tỷ đồng (gần gấp 2 lần so với cả năm 2011), vượt chỉ tiêu kế hoạch huy động điều chỉnh năm 2012 là 135.000 tỷ
Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 38
đồng. Trong tổng giá trị đấu thầu huy động được trong năm 2012, chỉ riêng Kho bạc Nhà nước đã huy động được 106.884 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu giảm so với năm 2011 và thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường tiền tệ từ 1% - 2%.
Đối với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: về công tác huy động trái phiếu trên thị trường sơ cấp. Tính đến ngày 17/12/2012, tổng mệnh giá khối lượng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh huy động được là 189.315,15 tỷ đồng, bằng 95,13% tổng kế hoạch huy động cả năm 2012. So với 12 tháng cùng kỳ của năm 2010 và 2011, khối lượng trái phiếu huy động trong năm 2012 đã lớn hơn rất nhiều,