Trái phiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU (Trang 41)

3. Thực trạng thị trƣờng trái phiếu Việt Nam.

3.1.2.Trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu là kênh dẫn vốn rất quan trọng đối với nền kinh tế. Ở các nước phát triển, vay vốn ngân hàng chỉ là kênh huy động vốn ngắn hạn còn kênh huy động vốn từ các nhà đầu tư, Quỹ đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu, và trái phiếu mới là kênh huy động vốn dài hạn.

Ngược lại, ở VN, kênh huy động vốn này gần như chưa phát triển. Đó là do nhiều nguyên nhân: Hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, sức khỏe của doanh nghiệp, sự minh bạch của thị trường, tính thanh khoản… Đối với năm 2013, kinh tế vĩ mô vẫn còn bất ổn, kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi vững chắc, mối nguy lạm phát quay trở lại vẫn còn treo lơ lửng nên các nhà đầu tư sẽ rất thận trọng. Tình hình thị trường trái phiếu không mấy khả quan, nếu không phải các doanh nghiệp thực sự lớn, tiềm lực đủ mạnh, đã tạo được lòng tin đối với giới đầu tư như: HAG, Masan, Vincom… thì việc huy động vốn qua kênh trái phiếu vẫn gặp khó khăn.

_Tổng dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2012 khoảng 2,47% GDP, tương đương khoảng 70 ngàn tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, khối lượng đăng ký phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp là 19.036 tỉ đồng và khối lượng phát hành thực tế 8.279 tỉ đồng.

Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 42

_Năm 2012, tại Việt Nam có 43 doanh nghiệp đăng ký phát hành khoảng 33 ngàn tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp.

_Từ 2006 đến năm 2011, theo thống kê của Bộ Tài chính, có 44 đợt phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 52 với dư nợ khoảng 36 ngàn tỉ đồng.

_Từ năm 2012, sau khi có Nghị định 90 (về phát hành trái phiếu doanh nghiệp), Bộ Tài chính đã nhận được đăng ký phát hành trái phiếu từ khoảng 60 doanh nghiệp với khối lượng 60 ngàn tỉ đồng. Khối lượng đã phát hành trong thực tế khoảng 40 ngàn tỉ đồng (có những trường hợp đăng ký song không phát hành vì điều kiện thị trường và các lý do của doanh nghiệp).

Trên thị trường Việt Nam, cơ cấu phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn 1-3 năm chiếm tới trên 70% khối lượng phát hành thực tế và trái phiếu kỳ hạn từ 5 năm trở lên chỉ chiếm 2%. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp gần như không có giao dịch. Mục tiêu huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường nợ chưa đạt được.

Ƣu nhƣợc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Khả năng tiếp cận nguồn vốn: Khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có quyền chủ động đưa ra những điều kiện linh hoạt để phù hợp với điều kiện thị trường: như loại trái phiếu phát hành là trái phiếu trơn, trái phiếu chứng quyền, linh hoạt trong

Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 43

việc định lãi trái phiếu (cố định, thả nổi, thả nổi theo kỳ), nên trái phiếu có tiềm năng hấp dẫn nhà đầu tư hơn.

=> Phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp chủ động linh hoạt hơn trong viêc tiếp cận được những nguồn vốn lớn mà doanh nghiệp phát hành cổ phiếu không có được đặc tính này.

Khả năng làm pha loãng sở hữu khi có thêm nguồn vốn: Trái phiếu là vốn nợ nên phát hành trái phiếu không làm pha loãng quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, trừ trường hợp trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu, trừ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu có thêm nguồn vốn lớn mà không làm thay đổi cơ cấu sở hữu.

Chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với cổ phiếu: Chi phí lãi từ trái phiếu phải trả cho trái chủ là chi phí trước thuế, được khấu trừ khi tính thuế. Ngược lại, cổ tức của cổ phiếu là phần trích từ lợi nhuận sau thuế.

Rủi ro phá sản doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp không trả được lãi hay gốc thì các trái chủ có thể tuyên bố phá sản doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bán tài sản để trả nợ cho các trái chủ (theo quy định luật Phá sản Doanh nghiệp 2004). Các cổ đông thì không có những quyền như vậy. Nếu doanh nghiệp hoạt động thua lỗ thì các cổ đông - những chủ sở hữu doanh nghiệp phải chấp nhận mất tiền và các chủ sở hữu doanh nghiệp là đối tượng được hưởng lợi cuối cùng trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.Tuy nhiên, tiền huy động được từ trái phiếu thường đến từ các nguồn đầu tư mang tính dài hạn nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận kênh huy động vốn này.

Tính thanh khoản: Thị trường trái phiếu VN hiện nay quá nhỏ bé, nên trái phiếu doanh nghiệp gần như không có thanh khoản. Trừ trái phiếu của các doanh nghiệp thực sự lớn, thì đối với các trái phiếu khác nhà đầu tư thường phải giữ đến khi đáo hạn.

Tính linh hoạt trong việc trả lãi cho nhà đầu tư không cao: Khi huy động vốn bằng trái phiếu, doanh nghiệp phải trả lãi theo lãi suất theo thời hạn xác định trước.

Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 44

Dòng tiền dùng để thanh toán lãi có thể làm doanh nghiệp mất đi nhiều cơ hội đầu tư khác. Trái lại, những người chủ sở hữu doanh nghiệp có thể quyết định thay đổi mức cổ tức phải trả, dừng, trì hoãn hay không trả cổ tức.

Thời hạn sử dụng nguồn vốn bị hạn chế : Nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được từ phát hành cổ phiếu là nguồn vốn chủ sở hữu thuộc về doanh nghiệp mãi mãi. Đối với trái phiếu, trừ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiêú doanh nghiệp phải trả lại số tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn, điều này có thể sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến dòng tiền và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Lãi suất: cổ phiếu thường cao hơn (phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận), chia theo tỷ lệ, còn trái phiếu lãi thấp hơn và lãi suất cố định

Điều kiện phát hành của trái phiếu doanh nghiệp hiện nay

Theo Nghị định số: 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

_Là doanh nghiệp thuộc đối tượng: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

_Có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm, kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động.

_Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán. _ Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi. _Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua.

Thực trạng phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay

Nếu như trái phiếu doanh nghiệp ở các thị trường phát triển là kênh dẫn vốn dài hạn chính của doanh nghiệp thì tại Việt Nam thị trường nợ của doanh nghiệp còn sơ khai, chưa thu hút nhà đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ, tổ chức tài chính lớn và cả nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư chưa để ý đến trái phiếu doanh nghiệp do thiếu thông tin hỗ trợ, đặc biệt là thông tin về độ rủi ro của trái phiếu để xác định

Nhóm 4- Lớp k16 PSU – QNH2 45

giá vốn, mức lãi suất hợp lý. Ngoài ra, thị trường trái phiếu doanh nghiệp kém phát triển, và tính thanh khoản thấp đã khiến trái phiếu doanh nghiệp không đắt hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

=> Chính vì vậy mà rất nhiều đợt phát hành đƣợc công bố, nhƣng rất ít đợt phát hành thực tế diễn ra trên thị trƣờng do sức cầu yếu, cùng với tín dụng tăng trƣởng thấp.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều điểm cần điều chỉnh. Ví dụ như cách thức xác định lãi suất, thông thường thời gian qua tại Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp các kỳ hạn 1-3 năm thường áp dụng lãi suất cố định từ 9-16%/năm và kỳ hạn dài dùng lãi suất thả nổi “neo” theo mức lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng thương mại cộng thêm biên độ trung bình khoảng 4%.

Hiện nước ta chưa có “điểm chuẩn” (benchmark) nhất định để nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành xác định mức giá thế nào là phù hợp. Đây chính là điểm mấu chốt để Bộ Tài chính xây dựng nghị định về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (dự kiến sẽ ban hành trong tháng 10 tới). Khi đã có công ty đánh giá tín nhiệm và các kết quả đánh giá tổ chức phát hành từ công ty này, việc định giá trái phiếu sẽ hợp lý và đáng tin cậy hơn. Nhà đầu tư qua đó sẽ xác định mình nên hay không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và với giá nào. Thị trường sẽ minh bạch và hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU (Trang 41)