Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Hải quan của Cục CNTT&TKHQ-Tổng cục Hải quan (Trang 53)

a) Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin:

• Hạn chế:

- Dữ liệu phân tán tại các Chi cục dẫn đến việc phải đầu tư hệ thống thiết bị tại nhiều nơi, thường phải làm báo cáo đa cấp rất mất thời gian. Dữ liệu phát sinh ngày càng lớn dẫn đến việc quá tải đối với hệ thống ở Chi cục.

- Công chức Hải quan phải thao tác với nhiều ứng dụng khác nhau để hoàn thành một tác vụ dẫn đến thủ tục hải quan thực hiện chậm.

- Các hệ thống ứng dụng được xây dựng theo mô hình quản lý phân tán dẫn đến việc quản lý phiên bản, cập nhật, bảo trì các ứng dụng và cơ sở dữ liệu ứng dụng mất thời gian.

• Nguyên nhân:

- Các chương trình phần mềm trong ngành Hải quan được đầu tư tại nhiều thời điểm khác nhau, phục vụ nhiều mục đích khác nhau, được thiết kế và xây dựng trên các nền tảng kỹ thuật khác nhau vì vậy các hệ thống không đồng bộ, rời rạc. Hiện nay, ngành Hải quan đang triển khai Đề án Xây dựng phần mềm nghiệp vụ hải quan tích hợp và xử lý dữ liệu tập trung. Các nhân viên hải quan không còn phải thao tác với nhiều ứng dụng khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình, mỗi nhân viên hải quan sẽ truy xuất đúng ứng dụng và thông tin cần thiết cho nghiệp vụ của mình, như vậy tăng hiệu suất công việc.

b) Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT:

• Hạn chế:

- Hàng năm, một số cán bộ chuyên trách tin học xin thôi việc hoặc chuyển ngành công tác, gây ảnh hưởng đến công tác CNTT của ngành vì sẽ phải tuyển dụng mới, và đào tạo lại để đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Các khóa đào tạo tin học chuyên sâu thường triển khai nhiều vào khoảng cuối năm sẽ ảnh hưởng đến công tác của Hải quan địa phương.

- Các khóa đào tạo về CNTT, những hoạt động tìm hiểu thực tế mô hình, hệ thống, kỹ thuật, công nghệ ở nước ngoài còn hạn chế.

- Số lượng cán bộ chuyên trách tin học ở các đơn vị địa phương ít, chưa đáp ứng yêu cầu công việc khi có nhiều chương trình triển khai, nâng cấp trong cùng một thời gian.

- Tại Cục Hải quan địa phương: Việc cử cán bộ đi học cần tính đến khả năng sử dụng đúng công việc sau đào tạo, tránh việc học viên sau đào tạo chuyên sau lại luân chuyển sang công việc khác; gây lãng phí. Việc cử học viên tham dự cũng phải tính đến khả năng kế thừa và nâng cao trình độ chuyên môn.

- Cán bộ nghiệp vụ hải quan khi vào Ngành chưa được đào tạo lại về CNTT hay tin học văn phòng nên sẽ hạn chế khi đưa công nghệ hiện đại đi vào ứng dụng thực tế.

- Cần có quy định cụ thể đối với học viên tham dự các lớp tin học chuyên sâu; tránh việc sau đào tạo lại luân chuyển đơn vị công tác hay chuyển ngành.

- Do mức lương, chính sách đãi ngộ chênh lệch giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nên chưa thật sự thu hút và gữ chân được người tài.

- Các khóa đào tạo thường triển khai vào khoảng cuối năm do phải chờ phê duyệt chương trình, nội dung các lớp đào tạo và thời gian lựa chọn các đối tác lâu vì phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Do kinh phí hạn hẹp nên chưa tổ chức được các lớp đào tạo, tập huấn về CNTT ở nước ngoài.

c) Hạ tầng CNTT: • Hạn chế:

Hạ tầng CNTT nói chung mói chỉ cơ bản đáp ứng được nhu cầu, hệ thống mạng vẫn thường xuyên bị sự cố ảnh hưởng không nhỏ đến các ứng dụng nghiệp vụ hải quan, trang thiêt bị CNTT nhiều nơi chưa đủ, công tác mua sắm tập trung CNTT của ngành triển khai chậm.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT nhiều nơi còn thiếu và yếu về chuyên môn đặc biệt là những đơn vị đẫ triển khai thông quan điện tử.

• Nguyên nhân:

Đề nghị Bộ Tài chính:

Ưu tiên nguồn kinh phí hàng năm cho các dự án mua sắm CNTT tập trung, đảm bảo đủ đáp ứng các nhu cầu về trang thiết bị cho các cấp Hải quan.

Đẩy nhanh các thủ tục để sớm giao dự toán để Tổng cục Hải quan sớm triển khai các thủ tục mua sắm theo quy định, đảm bảo tiến độ giải ngân và đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị CNTT của các đơn vị Hải quan.

Cần có cơ chế đãi ngộ, phụ cấp cao hơn nữa đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT tại các cấp để thu hút và nâng cao chất lượng cán bộ.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ỨNG DỤNG CNTT TRONG NGÀNH HẢI QUAN

CỦA CỤC CNTT&TKHQ

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CNTT TRONG NGÀNH HẢI QUAN THỜI GIAN TỚI CỦA CỤC CNTT&TKHQ

3.1.1. Định hướng phát triển của ngành Hải quan:

Ngày 25 tháng 3 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 448/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển Hải quan đến năm 2020. Chiến lược này là kim chỉ nam cho công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan trong thời gian tới. Theo đó, Chiến lược Phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là “Xây dựng Hải quan Việt Nam

hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Trên cơ sở Chiến lược Phát triển Hải quan đến năm 2020, vừa qua, Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch cải cách, Phát triển và Hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2011 – 2015 theo Quyết định số 1514/QĐ-BTC ngày 22/6/2011. Theo đó, định hướng cơ bản của cải cách, hiện đại hóa hải quan trong giai đoạn 2011 – 2015 gồm 05 mục tiêu lớn.

Một là thực hiện thủ tục hải quan điện tử đảm bảo việc triển khai việc tiếp nhận, xử lý thông tin lược khai hàng hoá điện tử (e-Manifest); xử lý dữ liệu thông quan điện tử (e-Clearance); thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (e-Payment); tiếp nhận, trao đổi thông tin giấy phép và C/O điện tử (e-C/O và e-Permit) với các cơ quan liên quan.

Hai là triển khai Đề án Quản lý rủi ro, trong đó trọng tâm vào việc nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro cả trước, trong và sau thông quan.

Ba là xây dựng các địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm) theo quy hoạch được duyệt; đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra giám sát (máy soi container, máy soi hành lý, hệ thống camera giám sát, bộ công cụ hỗ trợ...).

Bốn là triển khai chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và điều kiện đặc thù của Việt Nam.

Năm là xây dựng và vận hành hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động của ngành.

Trên cơ sở đó, ngành Hải quan cũng xác định các mục tiêu cụ thể cần hoàn thành đến năm 2015, cụ thể gồm:

Về thể chế, mục tiêu cần đạt đến năm 2015 là khuôn khổ pháp lý hải quan

về cơ bản bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, nội luật hoá các chuẩn mực quốc tế theo lộ trình cam kết, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bổ sung những quy định của pháp luật quốc gia phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý của hải quan nhằm phục vụ cải cách, hiện đại hoá hải quan theo "Chiến lược Phát triển Hải quan đến năm 2020" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, đến năm 2015, về cơ

bản các thủ tục và chế độ quản lý hải quan được đơn giản, hài hòa, tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm; áp dụng cơ chế doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt về thủ tục và an ninh theo các chuẩn mực của WCO, áp dụng quản lý rủi ro một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan; từng bước áp dụng xử lý dữ liệu thông quan tập trung tại cấp Cục Hải quan từ năm 2012; thực hiện cơ bản cơ chế một cửa hải quan quốc gia và tham gia cơ chế một cửa ASEAN; thời gian giải phóng hàng trung bình đối với hàng hoá nhập khẩu đạt mức tiên tiến so với các nước trong khu vực; đảm bảo thực hiện thống nhất thủ tục hải quan truyền thống và điện tử và áp dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong kiểm tra, giám sát hải quan.

Về quản lý thuế, mục tiêu của Hải quan Việt Nam đến năm 2015 là

nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế của Hải quan Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực; đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch, khả thi, hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực quốc tế; nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế; bảo đảm quyền lợi, tận dụng tối đa lợi thế, hạn chế bất lợi trong quá trình hội nhập; đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Về kiểm soát hải quan, đến năm 2015, công tác kiểm soát hải quan góp

phần hiệu quả vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn sức khoẻ cộng đồng, chống thất thu thuế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo thực hiện tuân thủ chính sách của nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Về kiểm tra sau thông quan, công tác kiểm tra sau thông quan đến năm

được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin; phân loại được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; kiểm soát được các doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có rủi ro cao.

Về xây dựng hệ thống chỉ số đo lường hoạt động của ngành, trong thời

gian tới, ngành Hải quan xây dựng và triển khai hệ thống chỉ số để đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn ngành cũng như của các đơn vị Hải quan trong ngành đối với một số lĩnh vực cơ bản. Theo đó, nội dung thực hiện trong thời gian tới tập trung vào việc hoàn thiện phương pháp luận về công tác chỉ số đo lường hoạt động; xây dựng hệ thống các chỉ số, xây dựng và ban hành các quy trình về thu thập và phân tích, xử lý dữ liệu, tổ chức tập huấn cho các đơn vị trong ngành để có thể tiến hành đo lường chỉ số hoạt động trong một số lĩnh vực cơ bản như: kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thuế, kiểm tra sau...

Về tổ chức bộ máy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong thời

gian tới, tổ chức bộ máy ngành Hải quan được thiết kế, tổ chức lại đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại dựa trên mô hình thủ tục hải quan điện tử, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, xử lý dữ liệu thông quan tập trung, áp dụng toàn diện kỹ thuật quản lý rủi ro và sử dụng tối đa, có hiệu quả các trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại.

Đồng thời, phương thức quản lý nguồn nhân lực mới dựa trên mô tả chức danh công việc bước đầu được ứng dụng. Song song với giải pháp trên, Ngành Hải quan cũng sẽ xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan nắm vững đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có chuyên môn nghiệp vụ chuyên nghiệp, chuyên sâu từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.

Về công nghệ thông tin và thống kê hải quan, xây dựng hệ thống công

nghệ thông tin hải quan tích hợp đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hướng xử lý dữ liệu điện tử tập trung trên mô hình kiến trúc theo hướng dịch vụ, đóng vai trò cốt lõi của hệ thống công nghệ thông tin thuộc cơ chế một cửa quốc gia; phát triển và duy trì hoạt động ổn định của hạ tầng truyền thông, kết nối các đơn vị trong ngành Hải quan và với các cơ quan có liên quan, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về băng thông và khả năng dự phòng.

Đến 2015, ngành Hải quan sẽ hoàn thiện các hệ thống cơ sở dữ liệu cơ bản hỗ trợ cho hệ thống CNTT hải quan; hình thành trung tâm xử lý dữ liệu điện tử tập trung trực thuộc Tổng cục Hải quan được trang cấp đầy đủ máy móc, phần mềm hệ thống và các thiết bị phụ trợ; đảm bảo cung cấp thông tin các dịch vụ hành chính công cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dịch vụ hành chính công; cung cấp thông tin từ các cơ sở dữ liệu ngành Hải quan vào cơ sở dữ liệu tài chính Quốc gia theo kế hoạch cụ thể từng giai đoạn của Bộ Tài chính và phát triển các ứng dụng để khai thác dữ liệu sẵn có hỗ trợ lãnh đạo trong việc ra quyết định.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đến 2015 của Ngành Hải quan

tiếp tục triển khai thực hiện và đẩy nhanh công tác mua sắm, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ yêu cầu công tác quản lý của ngành. Đầu tư trang bị đồng bộ về máy soi container, hệ thống camera giám sát, cân điện tử, kho bãi chờ kiểm tra, bãi chờ kết quả, nhà kiểm tra thủ công và các trang thiết bị chuyên dụng khác tại địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; thực hiện đề án trang bị tàu thuyền cho lực lượng kiểm soát hống buôn lậu trên biển sau khi được Bộ Tài chính phê duyệt.

3.1.2. Mục tiêu phát triển CNTT ngành Hải quan: 3.1.2.1. Mục tiêu

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan tích hợp đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hướng xử lý dữ liệu điện tử tập trung trên mô hình kiến trúc theo hướng dịch vụ, đóng vai trò cốt lõi của hệ thống công nghệ thông tin thuộc cơ chế một cửa quốc gia; phát triển và duy trì hoạt động ổn định của hạ tầng truyền thông, kết nối các đơn vị trong ngành hải quan và với các cơ quan có liên quan, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về băng thông và khả năng dự phòng.

Mục tiêu cụ thể đến 2015

a. Hình thành hệ thống CNTT hải quan với 05 thành phần cơ bản bao gồm:

(i) e-Manifest: tiếp nhận và xử lý thông tin hàng hóa đi/hàng hóa đến/hàng hóa quá cảnh.

(ii) e-Clearance: tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ thông quan hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu/quá cảnh.

(iii) e-Permits: trao đổi và xử lý thông tin cấp phép/chứng từ phục vụ cho việc ra quyết định của cơ quan Hải quan trong thông quan hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu/quá cảnh trong khuôn khổ Cơ chế một cửa quốc gia.

(iv) e-C/O: trao đổi và xử lý thông tin xuất xứ hàng hóa phục vụ hội nhập khu vực và quốc tế trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do/ưu đãi thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Hải quan của Cục CNTT&TKHQ-Tổng cục Hải quan (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w