Về công tác xây dựng, triển khai, quản lý phần mềm ứng dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Hải quan của Cục CNTT&TKHQ-Tổng cục Hải quan (Trang 35)

2.2.4.1. Những kết quả đã đạt được:

Thực hiện Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính trong một thời gian ngắn, Tổng cục Hải quan đã xây dựng, triển khai hệ thống quan điện tử đáp ứng yêu cầu :

+ Xử lý thông tin theo mô hình 03 khối.

+ Có thể triển khai cho nhiều Chi cục và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Tại một Chi cục có thể triển khai 100% thủ tục hải quan điện tử hoặc vừa thủ tục hải quan điện tử vừa hải quan truyền thống.

+ Không gây xáo trộn lớn cơ cấu tổ chức cũng như về thói quen sử dụng hệ thống của cán bộ nghiệp vụ.

+ Nền tảng, giải pháp kỹ thuật đã được kiểm nghiệm đảm bảo hạn chế rủi ro về mặt kỹ thuật, phù hợp với hạ tầng công nghệ thông tin của đa số các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hiện tại (Khả năng xử lý máy chủ ở mức trung bình, đường truyền chưa ổn định), phù hợp với trình độ quản lý hệ thống thông tin của các cán bộ CNTT tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

+ Hệ thống sẵn sàng triển khai trong khoảng thời gian ngắn.

Đến nay, hệ thống đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý đối với 03 loại hình: Xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại, gia công, sản xuất xuất khẩu và đang tiếp tục hoàn thiện đối với loại hình quản lý khu chế xuất

Việc tập trung, xử lý dữ liệu theo thời gian thực trong hệ thống giám sát hàng chuyển cửa khẩu hoạt động trên mạng diện rộng (WAN) đã đảm bảo thực hiện một cải cách thủ tục quan trọng của Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg là doanh nghiệp được thông quan hàng hóa dựa trên thông tin tờ khai do doanh nghiệp tự in và tự chịu trách nhiệm. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn như: Intel, Samsung đã được hỗ trợ trực tiếp để tham gia thủ tục hải quan điện tử.

Tính pháp lý của giao dịch điện tử được nâng cao thông qua sử dụng chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử. Đến nay đã có 300 doanh nghiệp được cấp chứng thư số cùng thiết bị ký miễn phí theo dự kiến sẽ thực hiện chính thức từ 2011 và tiếp tục được mở rộng trong thời gian tới.

Để hỗ trợ công tác quản lý, hiện nay trong toàn ngành Hải quan đang triển khai 13 hệ thống ứng dụng. Mỗi hệ thống thực hiện một số chức năng hỗ trợ công tác nghiệp vụ hải quan và được triển khai theo những quy mô khác nhau. Có thể phân loại các hệ thống trên thành các nhóm cụ thể như sau:

a) Nhóm các hệ thống được triển khai trên phạm vi toàn ngành tại cả 03 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục

- Nhóm này gồm các hệ thống sau:

+ Hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu tờ khai hải quan (SLXNK) thực hiện chức năng thu thập, xử lý thông tin về tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu; phân luồng hàng hóa.

+ Hệ thống dữ liệu giá tính thuế (GTT22) thực hiện chức năng thu thập, quản lý thông tin về trị giá tính thuế, phương pháp xác định trị giá tính thuế (6 phương pháp theo GATT của các loại hàng hóa trên phạm vi toàn quốc: 150 Chi cục và 33 Cục Hải quan tỉnh, thành phố).

+ Kế toán thuế XK, thuế NK (KT559) thực hiện chức năng quản lý theo

dõi tình hình thu nộp thuế của doanh nghiệp, Quản lý các khoản thu của ngành hải quan theo quy định của chế độ kế toán thuế XK, thuế NK.

+ Hệ thống quản lý thông tin vi phạm pháp luật hải quan (VP) thực hiện chức năng thu thập, quản lý thông tin về tình hình vi phạm pháp luật Hải quan của các tổ chức, cá nhân và phương tiện; cung cấp thông tin đầu vào cho hệ thống QLRR để đánh giá doanh nghiệp.

+ Hệ thống quản lý rủi ro (QLRR) thực hiện chức năng tổng hợp thông

tin, phân loại đánh giá doanh nghiệp, cung cấp thông tin để hệ thống SLXNK phân luồng hàng hóa.

+ Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan tích hợp triển khai tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục triển khai mở rộng trong cả ngành, bước đầu chuyển sang mô hình xử lý thông tin tập trung.

- Các hệ thống này được cài đặt tại hầu hết các máy tính trong ngành Hải quan (khoảng 85 % - tương đương khoảng 4500 máy trạm và toàn bộ máy chủ);

- Tại cấp Chi cục các hệ thống đóng vai trò hỗ trợ cán bộ làm việc trực tiếp, thu thập thông tin, tổng hợp thông tin.

- Tại cấp Cục và Tổng cục các hệ thống đóng vai trò công cụ hỗ trợ việc tổng hợp và khai thác thông tin tại quy mô rộng hơn.

b) Các hệ thống hỗ trợ công tác nghiệp vụ đặc thù của một số Chi cục Hải quan.

- Nhóm này gồm các hệ thống sau:

+ Hệ thống quản lý loại hình nhập nguyên liệu (NL) để gia công thực hiện chức năng quản lý và theo dõi việc thanh khoản hợp đồng thuộc loại hình Nhập NL để gia công.

+ Hệ thống quản lý loại hình nhập NL để sản xuất xuất khẩu (SXXK) thực hiện chức năng quản lý và theo dõi việc thanh khoản hợp đồng thuộc loại hình Nhập NL để SXXK.

- Các hệ thống này được cài đặt tại một số Chi cục Hải quan có loại hình đặc thù liên quan đến các hệ thống tại Cục Hải quan Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và đang triển khai mở rộng.

+ Hệ thống thông quan điện tử thực hiện thủ tục hải quan điện tử, hiện đã triển khai tại 13 Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

c) Các hệ thống cung cấp thông tin nghiệp vụ triển khai tại Tổng cục Hải quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm này gồm các hệ thống sau:

+ Hệ thống quản lý rủi ro thực hiện chức năng tổng hợp thông tin từ các hệ thống khác để thực hiện phân loại đánh giá doanh nghiệp và phân luồng hàng hóa.

+ Hệ thống NET OFFice (tin học hóa văn phòng): Quản lý văn bản, phân luồng xử lý công việc.

+ Hệ thống giám sát hàng hóa thực hiện thủ tục hải quan điện tử, giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống thông quan điện tử hoạt động tại các Cục, Chi cục Hải quan trên cả nước.

+ Hệ thống quản lý đăng ký, truy cập của các doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử.

+ Hệ thống thông tin tình báo.

+ Hệ thống thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

+ Hệ thống thông tin kết nối với các Ngân hàng thương mại phục vụ thu thuế XNK bằng phương thức điện tử.

+ Hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế giữa các cơ quan Thuế - Hải quan – Kho bạc – Tài chính.

+ Hệ thống thống kê thực hiện chức năng tổng hợp, phân tích thông tin về tình hình XNK trên toàn quốc.

- Các hệ thống này được cài đặt tại Tổng cục Hải quan.

2.2.4.2. Tồn tại:

Mặc dù các hệ thống phần mềm ứng dụng của ngành Hải quan đã phát huy hiệu quả cao trong, tuy nhiên do được phát triển trong các thời điểm khác nhau nên các hệ thống gặp một số tồn tại như sau:

- Kiến trúc hệ thống ứng dụng không đáp ứng được sự thay đổi quá nhanh của các quy trình nghiệp vụ.

- Việc xây dựng các hệ thống theo hướng tin học hóa từng quy trình nghiệp vụ không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay, do:

+ Có một số quy định nghiệp vụ không hỗ trợ công tác tin học hóa, tự động hóa.

+ Đứng về tổng thể, việc tin học hóa từng quy trình nghiệp vụ từ các giai đoạn trước dẫn đến tuy đã được khắc phục nhưng vẫn còn tình trạng hệ thống rời rạc, không đồng bộ, khó khăn trong việc tích hợp. Có thể chia thành 02 nhóm :

- Nhóm 01 : Là các ứng dụng được xây dựng trong giai đoạn mạng diện rộng WAN, mạng Internet chưa phổ biến nên các hệ thống được thiết kế theo mô hình 02 lớp, xử lý phân tán. Đối với các hệ thống thuộc nhóm này:

+ Mất nhiều thời gian cho việc xây dựng, triển khai, nâng cấp các hệ thống (do phải triển khai tại nhiều điểm).

+ Yêu cầu số lượng cán bộ CNTT có trình độ cao trong toàn Ngành nhiều để đảm bảo duy trì hệ thống theo mô hình xử lý phân tán.

+ Việc duy trì bảo dưỡng các hệ thống gặp rất nhiều khó khăn.

+ Thông tin không đồng bộ giữa các cấp do việc truyền nhận thông tin phụ thuộc rất nhiều vào con người và thời điểm thực hiện.

+ Yêu cầu băng thông của mạng rất cao nhưng chỉ vào giờ cao điểm phục vụ truyền/ nhận thông tin (các thời điểm khác trong ngày ít sử dụng). Điều này dẫn đến lãng phí trong đầu tư xây dựng mạng WAN.

+ Khó khăn cho việc tích hợp các hệ thống.

- Hệ thống không có tính mở để thực hiện việc trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử với các bên liên quan như các cơ quan: Thuế, Kho Bạc, Ngân hàng, các Bộ, Ngành…

- Nhóm 02 : Là các ứng dụng được xây dựng trong giai đoạn sau được thiết kế theo mô hình 03 lớp, xử lý tập trung. Các hệ thống thuộc nhóm này mới chỉ bao gồm một số mô đun xử lý thông tin lõi đang được tiếp tục xây dựng bổ sung, hoàn chỉnh chức năng.

- Hệ thống thông tin quản lý mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ thông tin như: lưu trữ, cung cấp văn bản điện tử tại cơ quan Tổng cục và một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Chưa thực hiện xử lý công việc trên mạng và triển khai thống nhất trong toàn Ngành.

- Website Hải quan trên Internet mới ở mức độ 1 theo phân loại của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nghĩa là mới dừng lại ở việc đưa thông tin chung về luật, văn bản pháp quy liên quan đến thủ rục hải quan. Các quy trình thủ tục chưa được chi tiết hoá và biên tập có hệ thống để người dân tra cứu nhanh chóng. Chưa có các mẫu để người dân có thể tải về khai báo và nộp, chưa có tương tác trả lời trực tuyến các yêu cầu của người dân; chưa thực hiện được cơ chế một cửa điện tử.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Hải quan của Cục CNTT&TKHQ-Tổng cục Hải quan (Trang 35)