Ứng dụng của Chitosan

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình nghiên cứu hệ thống thiết bị thu hồi Protein trong nước thải máu cá của dây chuyền chế biến cá Tra - Basa (Trang 43)

ng dng trong y hc

Chitosan là vật liệu hòa hợp sinh học cao, nó là chất mang lý tưởng trong hệ thống vận tải thuốc, không những sử dụng cho đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, mà còn ứng dụng an toàn trong ghép mô.

Chitosan còn có khả năng chống viêm cấp trên mô lành. Băng cứu thương kiểu mới, kỹ thuật cao, có thành phần cấu tạo bởi chất Chitosan. So với các loại băng thường, tốc độ cầm máu, tính sát khuẩn và thời gian lành mô khi sử dụng loại băng này có hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

Từ Chitosan, người ta đã bào chế ra nhiều loại thuốc điều trị các bệnh như: nhiễm xạ, chữa bỏng, giảm đau, thuốc hạ cholesterol, chữa bệnh dạ dày, đông tụ máu… Viện Vacxin Nha Trang đã nghiên cứu và sản xuất ra 2 sản phẩm Chitosan chữa béo phì và Glusivac điều trị thoái hóa khớp. Hai loại thuốc này đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc vào đầu tháng 6/2005.

Chitosan được tinh chế dùng làm chỉ khâu, da nhân tạo, làm liền sẹo các vết thương, thấu kính tiếp xúc, thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, bào chế dược phẩm, ... Ngày nay, vẫn còn nhiều hướng được nghiên cứu về tác động kích thích miễn dịch, chống ung thư, làm giảm Cholesterol và không tác dụng phụ, nó cũng có tác dụng làm mau lành sau khi nhổ răng và được dùng để bọc các viên thuốc.

ng dng trong x lý nước thi

Do Chitosan là Polymer mang điện tích dương nên Chitosan được dùng để xử lý nguồn nước thải công nghiệp từ các nhà máy hoá chất và thực phẩm.

Đó là nhờ khả năng kết đông và khả năng tạo phức với các ion kim loại nặng như chì, thuỷ ngân,… của keo Chitosan, làm lắng các vật thể lơ lửng trong nước thải.

Hiện nay, người ta đã dùng Chitosan để hấp phụ các ion kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường sinh thái như Cu2+, Hg2+, Crn+, Pb2+, Ni2+, Cd2+. . . trong đó Crom gây nguy hiểm cho hệ sinh thái nhất. Crom có thể tồn tại ở nhiều dạng với nhiều số oxi hoá khác nhau, trong số đó, chỉ có những hợp chất hóa trị (III) với hoá trị (V) là thân thiện, quan trọng với môi trường. Cr (VI) có thê gây hại vì nó phân tán ở dạng

CrO42- hay HCrO4- có thể oxi hoá những phân tử sinh học. Mặt khác, do có khả năng hoà tan cao, Cr (VI) có thể gây hại cho sự sống của sinh vật hơn Cr(III). Kĩ thuật cổ điển để loại bỏ ion kim loại nặng từ nước thải bao gồm các công đoạn như kết tủa, tách qua màng, thẩm thấu ngược, bay hơi và xử lí điện hoá. Tuy nhiên, với những cách làm như vậy thì không hiệu quả đối với những nguồn nước thải có hàm lượng ion kim loại độc thấp. Hiện nay, người ta tìm cách hạ giá thành của qui trình bằng cách tìm những vật liệu có khả năng hấp thụ các ion kim loại độc này. Và Chitosan là chất đã làm được điều đó.

S dng làm dung môi lc

Bộ môn Công nghệ Chế Biến – Trường Đại học Thủy Sản và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng Chitosan để tinh chế và nâng cao chất lượng Agar – Agar, giúp giải quyết khó khăn về công nghệ, đặc biệt là quá trình lọc thực hiện đễ dàng, giải quyết tồn tại chất lượng của Agar hiện nay.

To kết cu cho thc phm và ty màu

Ngoài ra Chitosan còn tạo kết cấu cho thực phẩm liên kết, ổn định mùi vị, loại bỏ chất chát tamin trong quả nhờ chất MCC (Mycre Cregslalline Chitine). Chitosan có tính tẩy màu mà không hấp thụ mùi và các thành phần khác nên người ta đã ứng dụng nó lên việc khử màu thức uống ở nồng độ 1 gam Chitosan bột cho 100ml nước uống.

ng dng trong nông nghip

Bc nang ht ging: Năm 1987 Betech dã được cấp bằng sáng chế nhờ nghiên cứu ứng dụng của Chitosan trong việc bọc nang hạt giống để ngăn ngừa sự tấn công của nấm trong đất. Trong những vùng đất mà cây trồng thường bị nấm tấn công vào hệ rễ, nếu hạt giống được bọc nang bằng Chitosan sẽ nâng cao hiệu suất thu hoạch lên 80 % so với không dùng Chitosan.

Chitosan vi lượng: Chitosan vi lượng có tác dụng cố định phân bón, thuốc trừ sâu và kích thích tăng khả năng nẩy mầm của hạt.

Từ nghiên cứu ảnh hưởng của Chitosan vi lượng lên một số chỉ tiêu sinh lý. Sinh hoá của mạ lúa CR–205 trong điều kiện nhiệt độ thấp của Lê Thu Hiền và

Lê Thị Lan Oanh cho thấy Chitosan vi lượng làm tăng hàm lượng diệp lục tổng số từ 15,3 ÷ 43,9% và hàm lượng nitơ lên 14,9%, tăng amylata lên 71,3%, Catalatan lên 16,4÷24% và Peroxydata 10,5 ÷ 23,8%. Qua nghiên cứu về sinh trưởng của mạ lúa CR203 cho thấy: Cây mạ được xử lý Chitosan vi lượng có khả năng chống rét ở nhiệt độ từ 5оC ÷ 8oC. Ở nhiệt độ này cây mạ vẫn phát triển tốt và cho năng suất gần bằng năng suất lúa của cây mạ mọc trong điều kiện bình thường (to = 15 ÷ 19oC). Nếu ở nhiệt độ này mạ lúa được xử lý Chitosan vi lượng thì quá trình sinh trưởng và phát triển đều tăng so với đối chứng năng suất lúa tăng từ 21 ÷ 24%.

ng dng trong các ngành công nghip khác

- Trong công nghip dt

Chitosan được dùng thay thế hồ tinh bột để hồ vải có tác dụng cố định hình in hoa, làm cho vải bóng, sợi bền chịu được cọ sát, bề mặt đẹp, bền trong kiềm và Acid.

Làm vải chịu nước, không bắt lửa: Hoà tan Chitosan trong dung dịch axit acetic loãng cùng với axetat nhôm và axit stearic thu được hỗn hợp. Hỗn hợp này đem sơn lên vải, khi khô tạo thành màng mỏng, chắc, bền, chịu nước và không bắt lửa. Vải này được sử dụng để sản xuất đồ bảo hộ lao động.

Ghép CoPolymer Chitosan 1,5% + HEMA CoPolymer Chitosan-PHEMA Tạo hạt dung dịch khâu mạch Chitosan 2% Sodium tripolyphotphate sục khí Nitơ chiếu xạ Co 60 Trypsin.

Làm sợi chitin, ngâm Chitosan trong dung dịch Na2SO4 bão hoà rồi đem kéo sợi, rửa trong nước ở nhiệt độ cao thu được giống sợi gai. Đem sợi này trộn với sợi Cellulose tỷ lệ 30% thu được sợi Chitin – Cellulose. Khả năng bắt màu thuốc nhuộm càng tăng khi ta tăng hệ sợi chitin.

- Trong công nghip giy

Chitosan có tác dụng làm tăng độ bền của giấy, chỉ cần thêm trọng lượng bằng 1% trọng lượng của giấy thì sẽ làm tăng gấp đôi độ bền của giấy khi ẩm ướt, tăng độ nét khi in. Các loại giấy này dùng làm giấy vệ sinh, giấy in, túi giấy.

- Trong ngành phim nh

Phim Chitosan có độ nét rất cao, không tan trong nước, Acid. Độ cứng được cải thiện bằng cách tổng hợp đúc Chitosan, rồi xử lý phim bằng dung dịch Acid.

- Ứng dng trong m phm

Chitosan được sử dụng trong sản xuất kem chống khô da, do bản chất Chitosan cố định dễ dàng trên biểu bì da bởi những nhóm NH4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thường được các nhà khoa học gắn với những chất giữ nước hoặc những chất lọc tia cực tím. Vì vậy Chitosan là gạch nối giữa hoạt chất của kem và da.

1.8. TỔNG QUAN VỀ SỰ KEO TỤ VÀ TẠO BÔNG [2, 18]

Sự keo tụ và sự tạo bông là các quá trình hóa lý thường được sử dụng để tách các chất hòa tan và các chất màu trong nước hoặc nước thải.

Sự keo tụ là quá trình làm mất tính bền vững của hệ keo trong dung dịch, kết quả là sự tập hợp của các phần tử rất nhỏ lơ lửng thành khối lớn hơn do sự thay đổi tính chất lý hóa trên bề mặt của các phần tử này.

Sự tạo bông là quá trình liên kết của các phần tử nhỏ trong dung dịch thành khối lớn hơn nhờ các cầu nối ion hay Polymer.

1.8.1. Tính bền vững của các chất keo trong dung dịch

Các phần tử như Protein hòa tan, vi khuẩn, oxit kim loại... có thể lơ lửng trong dung dịch nếu tổng của lực solvate hóa và lực tương tác bề mặt giữa các phần tử lớn hơn trọng lực của chúng. Nói chung, trọng lực là không đổi đối với một hệ keo cho trước, song sự solvat hóa và lực tương tác giữa các phân tử phụ thuộc rất lớn vào tính chất lý hóa của dung dịch, tính chất bề mặt của các phần tử và kích thước của chúng. Kích thước các phần tử càng nhỏ, diện tích bề mặt của chúng càng lớn, do đó sự Solvate hóa tăng lên. Kết quả là hệ keo bền vững hơn.

Bề mặt của các hạt keo thường mang điện tích âm trong dung dịch có pH kiềm và mang điện tích dương trong dung dịch có pH Acid. Việc thêm vào các chất điện ly đa hóa trị (như CaCl2) hoặc các Polymer hữu cơ (như Chitosan) có thể làm mất tính bền vững của hệ keo. Các Polymer hữu cơ có phân tử lượng lớn thường được sử dụng để làm sạch nước và xử lí nước thải.

1.8.2. Tốc độ keo tụ - tạo bông

Quá trình keo tụ và tạo bông bao gồm tương tác giữa các phần tử với nhau. Sự tương tác giữa các phần tử có thể theo 3 cơ chế sau.

+ Sự chuyển động ngẫu nhiên do sự phân tán của các phần tử hay chuyển động Brown.

+ Gradient vận tốc chảy lớp cho phép các phần tử gần kề dòng chảy tương tác với nhau.

+ Tốc độ lắng khác nhau, trong đó các phần tử lắng chậm bị tương tác bởi các phân tử lắng nhanh hơn.

Tốc độ tập hợp của các phần tử được xây dựng dựa trên hai hệ quả sau:

+ Ban đầu các phần tử phân tán kiểu đơn lẻ, tức là ban đầu chúng có cùng kích thước.

+ Xác định tốc độ keo tụ - tạo bông giới hạn trong các khoảng thời gian ngắn mà đường kính của các phần tử thay đổi không nhiều.

Sự keo tụ theo chuyển động Brown có thể giải thích bằng động lực học và được biểu diễn bằng hàm sau:

2 (1) P dN d dt dN k N dt ν = − − = Trong đó: + N: nồng độ của các phần tử.

+ kP: hằng số tốc độ được tính theo công thức sau:

(2) 4 . 3 P P k κΤ = α µ Với: + κ: hằng số Boltzman (1,38.10−16 dyne.cm/°K). + µ: độ nhớt của nước (8,95.10-3 dyne.sec/cm2 ). + T: nhiệt độ tuyệt đối (oK).

+ Khi nhiệt độ nước ở 20oC thì αP = 1, tính được kP = 5.10−12cm3/s.

+ Hệ keo có các phần tử kích thước 1µm hay nhỏ hơn đều tuân theo công thức trên. Quá trình khuấy có thể làm tăng sự tập hợp do làm tăng sự va chạm giữa các phần tử. Sự tập hợp là kết quả của gradient vận tốc được gọi là tập hợp theo động lực học kiểu Ortho (Orthokinetic ). Quá trình tập hợp này có thể điều chỉnh bằng mức năng lượng đưa vào và được biểu diễn bằng hàm số sau:

dN d dt ν = − Mặt khác: 3 2 0 2 (3) 3 dN Gd N dt − = α Trong đó: + d : đường kính của các phần tử. + G: gradient vận tốc chính (sec-1).

+ α0: hiệu suất tương tác giữa các phần tử theo Orthokinetic (α0 ≤1).

Nếu thể tích của các phần tử rắn là không đổi trong quá trình tập hợp, thể tích riêng phần của các hạt keo φ, có thể tính bằng:

3 3 0 0 (4) 6d N 6d N π π ϕ = = Trong đó:

+ d0: là đường kính của các hạt ban đầu (trước khi tập hợp). + N0: là nồng độ ban đầu của các phần tử (trước khi tập hợp).

Từ phương trình (3) và (4) ta có được phương trình tốc độ lắng theo Orthokinetic

như sau: 0 4 (5) dN GN dt π − = α ϕ

Vậy tổng tốc độ của quá trình keo tụ - tạo bông do sự giảm nồng độ của các phần tử chất keo ở bất kì kích thước nào có thể được tính bằng tổng của phương trình (1) và phương trình (5). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.9. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THU HỒI PROTEIN TRONG DỊCH THẢI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC [2]

1.9.1. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, ở nước ta đã bắt đầu có nhiều nghiên cứu về việc thu hồi Protein hòa tan trong dịch thải.

Tại trường ĐH Nha Trang, năm 2003 Đỗ Văn Ninh và cộng sự đã nghiên cứu thu Protein trong dịch thải bằng phương pháp dùng dung dịch Acid và dung dịch Base kết hợp với nâng nhiệt. Kết quả cho thấy hiệu suất thu hồi Protein là 1,21% khi pH = 6, là 1,76 khi pH = 5 ở nhiệt độ 800C. Năm 2005, nhóm cộng sự do TS.Trang Sĩ Trung hướng dẫn đã nghiên cứu thu hồi Protein trong nước rửa Surimi bằng cách điều chỉnh pH dịch thải về 4,5 sau đó sử dụng Chitosan kết hợp nâng nhiệt. Các nghiên cứu bước đầu đã cho kết quả khả quan.

Năm 2006, Lê Thanh Hải – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh – Đại học Bách Khoa, đã nghiên cứu tách Protein từ máu cá tra thải bỏ từ ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy máu cá tra chiếm khoảng 1% thể trọng, Protein chiếm 87% chất khô. Bước đầu nghiên cứu thu hồi Protein từ dung dịch máu cá Tra loãng trong dòng thải cho thấy có thể dùng phương pháp kết tủa Protein bởi dung dịch đệm Acetate 0,1M; pH = 4, tỉ lệ 1/27 so với dung dịch máu, kết hợp gia nhiệt ở 630C trong thời gian 59 phút, đạt hiệu suất thu hồi Protein 91,47%.

1.9.2. Các kết quả thu được từ phòng thí nghiệm [4] 1.9.2.1. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất thu hồi Protein

Kết quả thăm dò pH thích hợp để kết tủa Protein trong dịch thải máu cá Tra sau công đoạn cắt tiết được trình bày ở Hình 1.6.

0 10 20 30 40 50 4 4.3 4.6 4.9 5.2 pH H iu s ut (% ) pH

Hình 1.6: Ảnh hưởng của pH dung dịch đến hiệu suất thu hồi Protein từ dịch thải máu cá tra

Kết quả trên cho thấy pH ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kết tủa Protein.Tại giá trị pH = 4,6 cho hiệu thu hồi cao nhất đạt 38%, và tại giá trị pH = 4,0 hiệu suất thu hồi thấp nhất đạt 28%. Ở trong khoảng pH từ 4,3 đến 4,9 thì đa số Protein có kết tủa hạt to, màu sáng thời gian lắng nhanh hơn. Điều này có thể khẳng định ở giá trị pH này là pI của đa số các Protein có trong dung dịch máu cá, các hạt Protein đạt trung hòa về điện, các phân tử Protein liên kết với nhau chặt hơn (liên kết Protein - Protein > liên kết Protein - nước), khả năng hydrat hóa là thấp nhất, chúng co lại và tập hợp lại kết tụ thành các hạt to hơn và lắng xuống.

Ở trong khoảng pH từ 4,0 đến 4,3 kết tủa thu đựợc mịn, màu tối, thời gian lắng rất lâu, hiệu suất thu hồi rất thấp dưới 40%. Điều này là do nồng độ H+ dư nên một số Protein tích điện dương yếu cùng dấu đẩy nhau làm cho liên kết giữa các phân tử Protein yếu đi, tăng khả năng hydrat hóa và độ hòa tan của Protein tăng lên vì thế các phân tử Protein sẽ khó tập hợp lại được. Dựa vào kết quả trên cho thấy khoảng pH thích hợp nhất từ 4,3 đến 4,9, trong đó hiệu suất thu hồi cao nhất ở pH = 4,6.

1.9.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi Protein.

Một trong những yếu tố gây biến tính Protein phải kể đến yếu tố nhiệt độ. Để xem xét sự ảnh hưởng của nhiệt độ và chọn ra chế độ xử lý thích hợp thí nghiệm được tiến hành như sau:

Nâng nhiệt các mẫu dịch thải máu cá lên nhiệt độ: 40; 50; 60; 62; 64; 66; 68; 70; 72oC thời gian xử lý là 8 - 10 phút. Lọc lấy dịch đem phân tích hàm lượng Protein còn lại trong dịch lọc, kết quả được thể hiện ở Hình 1.7.

Nhiệt độ (t0)

Hình 1.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi Protein từ dịch thải máu cá tra

Kết quả cho thấy, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất thu hồi Protein trong dung dịch máu cá tra. Ở nhiệt độ 62oC trở lên cho hiệu suất thu hồi là cao nhất (trên 60%).

Kết quả thí nghiệm cho thấy từ 50oC đến dưới 62oC thì hiệu suất thu Protein trong dịch thải máu cá rất thấp (ở 60oC hiệu suất đạt 46%), chứng tỏ

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình nghiên cứu hệ thống thiết bị thu hồi Protein trong nước thải máu cá của dây chuyền chế biến cá Tra - Basa (Trang 43)