THỦY SẢN HIỆN NAY [2]
Biện pháp giải quyết việc quản lý và xử lý nước thải trong chế biến thủy sản đăng được áp dụng theo hai hướng cơ bản.
Một là: Một mặt chủ động giảm lượng nước thải ngay trong quá trình sản xuất bằng cách áp dụng các công nghệ chế biến hiệu quả, sử dụng nước trong chế biến hợp lý hơn.
+ Ưu điểm: của phương pháp này là vừa làm tăng tính hiệu quả của quy trình vừa giảm thiểu mức độ ô nhiễm của nước thải, từ đó làm giảm đáng kể chi phí xử lý.
Hai là: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến có chi phí tiết kiệm nhất, nghiên cứu thu hồi lượng chất hữu cơ hòa tan trong nước thải và cho phép tận dụng những chất này vào nhiều mục đích khác nhau.
Nhiều nhà máy ở An Giang, Cần Thơ đã áp dụng biện pháp thu hồi lượng Protein trong dung dịch máu cá sau khi cắt tiết, bằng phương pháp sử dụng nhiệt để cô đặc các chất hòa tan trong dung dịch máu cá sau khi cắt tiết, kết quả cho thấy hàm lượng Protein chiếm tới 65% trong thành phần sau khi cô đặc. Sản phẩm này đã được tận dụng để bổ sung vào thành phần nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc nhưng
vẫn chưa đáp ứng được ở quy mô lớn. Trên thực tế hiện nay các nhà máy đều có các công nghệ xử lý rất đầy đủ nhưng đó chỉ là hình thức vì kinh phí để bỏ ra cho mỗi ngày xử lý nước thải là quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà máy.
Ngoài ra, trong quá trình chế biến cá tra công đoạn rửa đã thải ra một lượng lớn Protein, Lipid đây là nguồn Protein có giá trị dinh duỡng cao nếu được thu hỗi sẽ giúp cho các nhà máy thu được lợi nhuận khá cao và giảm đựợc một lượng chi phí do xả thải. Cho nên vấn đề trong việc tận thu nguồn Protein trong máu cá tra là rất cần thiết cho các nhà máy chế biến thủy sản hiện nay.