Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ ở một số địa phương

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tình hà nam hiện nay (Trang 44)

1.5.1. Kinh nghiệm của Hưng Yên

Hưng Yên nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên là 923,09 km2. Toàn tỉnh có 57 vạn lao động, chiếm 51% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 51% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 25%, chủ yếu có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật. Trung bình hàng năm lực lượng lao động nữ trong độ tuổi trẻ bổ sung khoảng gần 01 vạn người. Đây là nguồn nhân lực phục vụ tốt cho phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh [14].

Những năm gần đây, Hưng Yên quan tâm nhiều đến việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tỉnh ban hành nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 2 vạn lao động; trong đó trên 50% là lao động nữ.

Bằng nhiều giải pháp tích cực trong phát triển ngành nghề, dịch vụ nên Hưng Yên trong những năm vừa qua đã tạo được nhiều việc làm mới cho người lao động nói chung và lao động nữ rói riêng. Giai đoạn 2005-2010, Hưng Yên đã giải quyết việc làm mới trên các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cho 42.000 lao động nữ với mức thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng [14].

Đạt được những thành tựu trên, Hưng Yên đã tiến hành một số chủ trương và biện pháp như sau:

Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ khái niệm về việc làm là lao động có thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm; giải quyết việc làm là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, đơn vị cơ sở và của mọi người lao động. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, người lao động nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết việc làm cho mình và xã hội.

Hai là: Phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm: Trong nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Tăng cường đầu tư, bồi dưỡng kiến thức cho lao động nữ trong nông nghiệp. Xây dựng hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, thu hút đông đảo các hộ gia đình phụ nữ tham gia. Đẩy mạnh phong trào phụ nữ thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/ha.

Trong công nghiệp, huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kết hợp với việc hình thành các khu cụm công nghiệp, đồng thời tạo hành lang pháp lý tốt nhất cho các dự án phát triển với hiệu quả đầu tư cao. Có chính sách hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp đầu tư các ngành nghề thu hút đông lao động nữ, ưu tiên sử dụng lao động nữ nông thôn khu vực thu hồi đất. Trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, tập trung khai thác tối đa lợi thế của tỉnh theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, phát huy các mô hình dịch vụ hiện có, phát triển thương mại đạt tới trình độ cao, hiện đại. Coi trọng thị trường nội địa và các tỉnh lân cận, phát triển các sản phẩm lợi thế để hướng ra thị trường xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người lao động. Chú trọng khai thác thị trường truyền thống và tiếp cận nhanh các thị trường mới có tiềm năng. Tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng, thông tin, điện, nước,... tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, tao việc làm cho lao động nữ.

Ba là: Tập trung đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề: Quan tâm đầu tư, hỗ trợ về nhiều mặt như đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn, khoa học kỹ thuật, nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Phát triển 10 làng nghề truyền thống của tỉnh, thu hút đối đa lực lượng lao động nữ tham gia làm nghề, có việc làm thường xuyên lúc nông nhàn.

Bốn là: Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng. Duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu lao động hiện có; tìm kiếm, mở rộng khai thác thị trường có thu nhập cao, việc làm ổn định; giới thiệu và giải quyết việc làm cho 12.000- 15.000 lao động. Bình quân mỗi năm 4000- 5.000 lao động nữ/ năm.

Năm là: Thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, người ít có khả năng tự giải quyết việc làm. Tổ chức tốt việc điều tra nắm tình hình lao động thiếu việc làm trên địa bàn. Củng cố vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với lao động nông thôn, hộ nghèo, lao động nữ.

Sáu là: Đào tạo nghề gắn với giới thiệu, tạo việc làm cho người lao động. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, nâng cấp trường dạy nghề của tỉnh; khuyến khích phát triển dạy nghề ngoài công lập, các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; nâng cao chất lượng dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, từng bước nâng cao kỹ năng thực hành nghề để tập trung đào tạo nghề cho người lao động.

1.5.2. Kinh nghiệm của Hải Dương

Hải Dương là tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1661km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 63,15%. Tổng dân số tính đến thời điểm 1/4/2009, toàn tỉnh có 1.703.492 người, trong đó dân số ở khu vực nông

thôn chiếm 80,9%, dân số nữ chiếm 52%. Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 901.876 người, tỷ trọng lao động nữ chiếm 49,7% [23].

Là một tỉnh có mật độ dân số cao so với bình quân chung của cả nước; hàng năm có trên 20.000 lao động thất nghiệp. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chiếm 85%. Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Hải Dương được xác định là một trong các nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ban chấp hành Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hải Dương đã tập trung chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động nữ, cụ thể:

Về công tác chỉ đạo, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh Hải Dương đến năm 2010 với chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh thực hiện giải quyết việc làm cho trên 50% lao động nữ trong tổng số lao động được tạo việc làm mới của tỉnh [15].

Các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, thành phố đều xây dựng và thành lập ban chỉ đạo giải quyết việc làm, tập trung xây dựng và triển khai chương trình đề án giải quyết việc làm cho lao động, trong đó có chính sách ưu tiên trong đào tạo nghề đối với lao động lao động nữ. Đồng thời tỉnh đã ban hành nhiều chính sách đầu tư thoả đáng về vốn, mặt bằng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực để thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh phát triển sản xuất kinh doanh lâu dài như các công ty may, giầy da xuất khẩu, khai thác vật liệu, chế biến nông sản…, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nữ.

Trong nông nghiệp đã quan tâm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thâm canh, tăng vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển các khu chăn nuôi tập trung, các vùng trồng cây hàng hoá, xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm.

Trong công nghiệp đã tập trung phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh đã tạo việc làm ổn định cho gần 200.000 lao động, bình quân hàng năm thu hút lao động vào khu công nghiệp khoảng 8000 lao động. Các ngành nghề trong công nghiệp được chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành nghề thu hút nhiều lao động nữ như: ngành may mặc, giày dép, chế biến lương thực, nông sản… Hàng năm có khoảng đã có 1500 doanh nghiệp hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nữ. Bên cạnh đó việc đầu tư khôi phục các làng nghề được tỉnh quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, mặt bằng sản xuất kinh doanh như nghề trạm khắc gỗ, nghề mây tre đan, thêu ren xuất khẩu…

Trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ, Hải Dương tâp trung đầu tư xây dựng khu kinh tế dịch vụ ở thành phố và các khu đô thị Chợ Sắt (huyện Bình Giang), Sao Đỏ (Chí Linh). Quan tâm đầu tư phát triển các hoạt động của ngành vận tải, kho tàng bến bãi, mở rộng và đổi mới hệ thống hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng, hoạt động du lịch, hoạt động bưu chính viễn thông… đây là những ngành khai thác nguồn tiềm năng lao động nữ, tạo thêm việc làm cho lực lượng lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng.

Các chương trình mục tiêu quốc gia xúc tiến việc làm được tỉnh coi trọng triển khai có hiệu quả. Tỉnh có chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với lao động nữ. Tăng cường đầu tư, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các trung tâm, cơ sở dạy nghề. Xây dựng và triển khai đề án dạy nghề truyền thống gắn với giải quyết việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn. Tạo điều kiện hỗ trợ, đầu tư ngân sách cho Hội phụ nữ và các đoàn thể chính trị tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ nông dân tham gia tích cực trong sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác ở địa phương.

Bằng nhiều giải pháp tích cực, trong giai đoạn 2006 - 2010, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 130.000 lao động, trong đó lao động nữ chiếm trên 50%, bình quân mỗi năm Hải Dương đã tạo việc làm mới cho khoảng 12.000 lao động nữ. Với những chủ trương, giải pháp tích cực của các cấp, các ngành trong tỉnh trong giải quyết viêc làm đã góp phần từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế; thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm của tỉnh hiện nay.

* * *

Từ kinh nghiệm của một số tỉnh có đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội tương đồng với tỉnh Hà Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh trong quá trình giải quyết việc làm cho lao động nữ như sau:

Một là, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm, gắn kết chương trình giải quyết việc làm với các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhờ đó đã tạo thêm cơ hội cho người lao động tìm kiếm được việc làm.

Hai là, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là ở các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, khôi phục các ngành nghề truyền thống; khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở dạy nghề. Huy động tối đa các nguồn lực, nhất là các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia để mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Cần tăng cường

công tác đào tạo nghề gắn với giới thiệu và giải quyết việc làm cho người lao động. Điều này đóng vai trò rất quan trọng do lao động nữ ở Hà Nam nhìn chung trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp. Quá trình đào tạo nghề sẽ trang bị cho người lao động các kĩ năng cần thiết thích ứng với yêu cầu công việc.

Ba là, xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm mới như: cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế 5 năm thời kỳ đầu đối với các ngành nghề mới, cho thuê, mượn mặt bằng để tổ chức sản xuất. Hà Nam là một tỉnh có nhiều tiếm năng trong phát triển kinh tế, do đó cần động viên, ưu tiên và tăng cường hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm cho bản thân và người khác trong phát triển các mô hình phát triển kinh tế tư nhân.

Bốn là, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, phân vùng ruộng đất ở những nơi sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp, điều hòa lợi ích giữa những người sản xuất nguyên liệu với bên chế biến ra thành phẩm.

Năm là, đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững cho lao động nữ. Thực tế, hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các ngành công nghiệp may mặc và công nghiệp chế biến thực phẩm thu hút một lực lượng lao động nữ đông đảo. Do đó, cần tăng cường lập quy hoạch chi tiết thu hút lao động trực tiếp và gián tiếp tạo thêm việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ nông thôn bị thu hồi đất nhằm giải quyết tốt cho lực lượng lao động tại chỗ.

Sáu là, tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp, tuyên truyền và phổ biến sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chương trình xuất khẩu lao động tại nước ngoài nhằm tạo việc làm cho người lao động với mức thu nhập cao.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2005-2011

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Hà Nam ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ

Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ Sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên là 840km2, có 06 đơn vị hành chính (05 huyện và 01 thành phố) gồm 116 xã, phường và thị trấn.

Hà Nam có địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng. Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích đất tự nhiên, gồm 15 xã thuộc huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, chủ yếu là núi đá vôi, thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng. Vùng đồng bằng thuộc các huyện còn lại, đất đai bằng phẳng, màu mỡ, là tiền đề để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và du lịch sinh thái. Với địa hình này Hà Nam có lợi thế để phát triển kinh tế đa dạng, với hướng kết hợp kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế vùng đối núi.

Nguồn tài nguyên về đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề quan trọng của mọi quá trình sản xuất, đồng thời cũng là tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với lao động Hà Nam nói chung và lao động nữ nói riêng. Ở Hà Nam, chỉ tính riêng đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn, diện tích trồng cây lương thực 77.996 ha chiếm 74,9%/ tổng diện tích cây trồng các loại. Tuy nhiên diện tích đất trồng cây lương thực ở các địa phương đều có xu hướng giảm qua các năm. Hiện nay, nếu tính bình quân diện tích đất trồng cây lương thực có hạt do 01 lao động nông nghiệp đang sử dụng chỉ có 0,2 ha, so với mặt bằng chung của khu vực đồng bằng Sông Hồng và cả nước thì việc sử dụng đất gieo trồng của lao động nông nghiệp ở Hà Nam thấp hơn nhiều [31].

Mặc dù nhiều năm qua, tỉnh Hà Nam đã có các chủ trương, giải

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tình hà nam hiện nay (Trang 44)