Giải quyết việc làm cho lao động nữ thông qua xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tình hà nam hiện nay (Trang 41)

Xuất khẩu lao động là mục tiêu chiến lược của Việt Nam nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, trong đó có lao động nữ. Theo thống kê, lao động nữ chiếm khoảng một phần ba tổng số lao động của nước ta đi xuất khẩu ở nước ngoài. Thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động, thương binh và xã hội, hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành, nghề khác nhau. Năm 2008, số lượng lao động nữ đi làm

việc ở nước ngoài là 28.598 người, chủ yếu ở các quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia...Trong đó, lao động nữ làm việc trong các ngành phục vụ cá nhân và xã hội chiếm 52,9%, công nghiệp 42,2%, nông nghiệp 1,10%, thủy sản 0,13%, còn lại là các ngành nghề khác. Thực tế cho thấy, LĐ nữ Việt Nam làm việc tại các quốc gia như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả rập xê út, Cộng hòa Síp… luôn được đánh giá cao về đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó. Nhưng đa số lao động nữ có xuất thân từ khu vực nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp, kỹ năng lao động chưa cao. Do đó, lao động nữ đi xuất khẩu lao động dễ gặp phải nhiều rủi ro như bị lừa đảo, ngược đãi hoặc phải sống trong những điều kiện lao động tồi tàn, bị lạm dụng sức lao động và thân thể... Vì vậy, để giảm thiểu các tác động tiêu cực đó và giúp chị em giảm bớt thiệt thòi trong xuất khẩu lao động, Nhà nước cần có các chính sách xã hội hỗ trợ lao động nữ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các thủ tục pháp lý, các hoạt động môi giới, tuyển dụng đưa người đi xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tình hà nam hiện nay (Trang 41)