thuộc Công ty TNHH Hồng Ngọc
2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp tại hệ thống khách sạn Hồng Ngọc
Trong phần lý luận chung chúng ta đã đề cập tới tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong quản trị tài chính và quản trị doanh nghiệp. Và nó càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn trong nền kinh tế hiện đại, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh thật sự mạnh mẽ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này và hệ thống Khách sạn Hồng Ngọc cũng vậy.
• Về nhân lực: Nhân lực hay chính là các nhà phân tích đóng vai trò rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định tới công tác phân tích bởi vì trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhà phân tích sẽ quyết định tới chất lượng, mức độ tin cậy của những nội dung phân tích. Tại hệ thống khách sạn Hồng Ngọc, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa kế toán và tài chính. Hiện tại, kế toán và tài chính gộp chung thành một phòng là phòng Tài chính – Kế toán, công tác phân tích này do cán bộ phòng TC – KT đảm nhiệm. Đội ngũ nhân viên trong phòng tương đối giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ kế toán, am hiểu về hoạt động Khách sạn. Tuy nhiên, chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa tài chính và kết toán nên cũng có hạn chế nhiều đến sự chuyên môn công việc của nhân viên.
• Về phương pháp phân tích tài chính: Khách sạn sử dụng một số phương pháp trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích tỷ lệ. Tuy nhiên việc tính các nhóm tỷ lệ còn sơ lược, chưa có sự phân biệt nhóm rõ ràng. Hơn nữa chưa có sự so sánh đánh giá các tỷ lệ tài chính qua các niên độ kế toán để thấy rõ sự phát triển hay tụt lùi của Khách sạn, cũng như đánh giá vị thế của Khách sạn so với các Khách sạn khác cùng hạng thông qua việc so sánh với số bình quân của hạng. Nói chung phương pháp phân tích được hệ thống Khách sạn Hồng Ngọc sử dụng khá đơn giản, chưa có sự kết hợp của nhiều phương pháp để có được kết luận chính xác giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin phân tích có được những quyết định đúng đắn.
• Về nguồn thông tin: Nguồn thông tin đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phân tích tài chính của Doanh nghiệp. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính tại hệ thống khách sạn Hồng Ngọc chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính. Tại hệ thống khách sạn Hồng Ngọc việc lập các báo cáo tài chính được nhân viên kế toán thực hiện theo quí, năm sau khi tập hợp các thông tin kế toán. Nói chung các BCTC do Khách sạn lập khá kịp thời, chính xác, giúp ích cho công tác phân tích. Tuy nhiên còn một số các khoản mục trên bảng cân đối kế toán chưa hợp lý. Hơn nữa Khách sạn chưa lập được báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Điều này ảnh hưởng tới việc đánh giá về khả năng thanh toán của Khách sạn.
• Về nội dung phân tích: Khách sạn chưa thực hiện đầy đủ các nội dung phân tích, các chỉ tiêu, tỷ lệ tài chính đã được tính nhưng còn sơ sài, chưa chỉ ra được ý
nghĩa, bản chất kinh tế, của các chỉ tiêu tài chính. Do đó chưa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính.
Nói chung công tác phân tích tài chính đã được hệ thống Khách sạn Hồng Ngọc thực hiện nhưng còn nhiều tồn tại, hạn chế và bất cập như đã trình bày ở trên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động tài chính của Khách sạn. Khách sạn chưa thể hiện được vai trò, ý nghĩa, và mục tiêu của phân tích tài chính trong hoạt động quản trị tài chính của mình. Thiết nghĩ Khách sạn cần thay đổi quan niệm, nhận thức về công tác phân tích tài chính trong tương lai.
Trên nền tảng cơ sở lý luận về phân tích tài chính, ta tiến hành phân tích tài chính tại hệ thống Khách sạn Hồng Ngọc qua các năm 2009, 2010 và 2011 để chỉ rõ tình hình tài chính tại Khách sạn, chỉ ra được những bất cập, tồn tại hạn chế trong công tác phân tích tài chính, từ đó có định hướng quản trị tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Khách sạn ở hiện tại và trong tương lai.
2.2.2. Phân tích kết cấu tài sản tại hệ thống khách sạn Hồng Ngọc
2.2.1.1. Phân tích biến động tài sản
Bảng 2.1: Bảng phân tích biến động tài sản
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Tài sản Giá trị Tăng giảm
2011 2010 2009 2010/2009 %
TÀI SẢN 101,131,183,345 89,372,074,868 75,490,590,408 13,881,484,460 18.3884
Tài sản ngắn hạn 2,586,426,099 9,479,814,898 8,870,992,901 608,821,997 6.8631 Tiền và các khoản
tương đương tiền 363,309,916 574,360,757 699,483,594 (125,122,837) -17.8879 Phải thu của khách
hàng 1,855,617,300 2,589,161,840 465,782,445 2,123,379,395 455.8736 Các khoản phải thu
Tài sản ngắn hạn khác 181,099,963 3,387,087,225 3,123,082,212 264,005,013 8.4533 Thuế GTGT được khấu
trừ 181,099,963 3,330,440,225 2,978,856,992 351,583,233 11.8026 Tài sản ngắn hạn khác - 56,647,000 144,225,220 (87,578,220) -60.7232 Tài sản dài hạn 98,544,757,246 78,892,249,970 66,619,597,507 12,272,652,463 18.4220 Tài sản cố định 77,974,440,706 57,517,318,077 52,843,115,647 4,674,202,430 8.8454 Nguyên giá 84,810,546,152 20,895,013,712 19,415,276,485 1,479,737,227 7.6215 Giá trị hao mòn lũy kế (6,836,105,446) (3,919,309,802) (2,000,322,439) (1,918,987,363) 95.9339 Chi phí xây dưng cơ
bản - 40,541,614,167 35,428,161,601 5,113,452,566 14.4333
Đầu tư tài chính dài
hạn 3,500,000,000 3,500,000,000 3,500,000,000 - -
Tài sản dài hạn khác 17,070,316,540 18,874,941,893 10,276,481,860 8,598,460,033 83.6712
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hệ thống khách sạn Hồng Ngọc năm 2009, 2010 và 2011)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, vào năm 2010 tài sản của hệ thồng khách sạn tăng 13,881,484,460 đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng là 18.3884%, năm 2011 tăng 11,759,108,477 so với năm 2010. Điều đó cho thấy quy mô hoạt động của khách sạn được mở rộng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:
Tài sản ngắn hạn của hệ thống khách sạn tăng 608,821,997, tỷ lệ tăng 6.8631% (2010/2009) chủ yếu do lượng hàng tồn kho tăng một phần do khách sạn chuẩn bị một lượng hàng lớn để có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách sạn. Nhưng năm 2011 tài sản ngắn hạn của khách sạn đột ngột giảm mạnh từ 9,479,814,898 (2010) xuống 2,586,426,099 (2011) có thể do các khoản tiền và tương đương tiền, tài sản ngắn hạn khác giảm một cách đột ngột. Bởi vây, Khách sạn cần có những biện pháp quản lý tốt hơn dể đảm bảo tài chính cho hoạt động của khách sạn.
Tài sản dài hạn của hệ thống khách sạn cũng tăng 12,272,652,463 đồng với tỷ lệ tăng là 18.422% (2010/2009), năm 2011 tăng lên 98,544,757,246 đồng. Nguyên nhân là do khách sạn đã đầu tư thêm vào máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc
mở rộng kinh doanh. Điều này đã làm tăng lượng tài sản cố định lên 4,674,202,430 đồng đạt tỷ lệ 8.8454% (2010/2009). Từ đó cho thấy khách sạn đang tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cho những năm về sau với hy vọng đạt được mức đột phá nhất định so với trước
2.2.1 .2. Phân tích kết cấu tài sản
Cơ cấu tài sản phản ánh loại hình kinh doanh của Doanh Nghiệp, do đó với mỗi loại hình kinh doanh đều có một kết cấu tài sản đặc trưng. Hệ thống khách sạn Hồng Ngọc với hoạt động kinh doanh là cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ tour, dịch vụ bổ sung…. Do đó kết cấu tài sản mang đặc trưng loại hình kinh doanh dịch vụ.
Để đánh giá mức hợp lý trong kết cấu tài sản của hệ thống Khách sạn Hồng Ngọc, ta có bảng phân tích ( Bảng 2.2)
Bảng 2.2. Bảng phân tích kết cấu tài sản
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Tài sản Giá trị %
2011 2010 2009 2011 2010 2009
TÀI SẢN 101,131,183,345 89,372,074,868 75,490,590,408 100 100 100
Tài sản ngắn hạn 2,586,426,099 9,479,814,898 8,870,992,901 2.557 10.607 11.751 Tiền và các khoản
tương đương tiền 363,309,916 574,360,757 699,483,594 0.359 0.643 0.927 Phải thu của khách
hàng 1,855,617,300 2,589,161,840 465,782,445 1.835 27.312 0.617 Các khoản phải thu
khác 13,333,334 13,333,334 13,333,334 0.013 0.141 0.018 Hàng tồn kho 102,942,586 34,259,542 16,210,851 0.102 0.361 0.021 Tài sản ngắn hạn khác 181,099,963 3,387,087,225 3,123,082,212 0.179 35.729 4.137 Thuế GTGT được khấu trừ 181,099,963 3,330,440,225 2,978,856,992 0.179 35.132 3.946 Tài sản ngắn hạn khác - 56,647,000 144,225,220 - 0.598 0.191 98,544,757,246
Tài sản cố định 77,974,440,706 57,517,318,077 52,843,115,647 77.102 64.357 70.000 Nguyên giá 84,810,546,152 20,895,013,712 19,415,276,485 83.826 23.380 25.719 Giá trị hao mòn lũy
kế (6,836,105,446) (3,919,309,802) (2,000,322,439) (6.76) (4.385) (2.650) Chi phí xây dưng cơ
bản - 40,541,614,167 35,428,161,601 - 45.363 46.931
Đầu tư tài chính dài
hạn 3,500,000,000 3,500,000,000 3,500,000,000 3.461 3.916 4.636 Tài sản dài hạn khác 17,070,316,540 17,070,316,540 10,276,481,860 16.879 21.120 13.613
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hệ thống khách sạn Hồng Ngọc năm 2009, 2010 và 2011)
Ta thấy tổng quy mô sử dụng vốn (tài sản) của năm 2010 tăng so với năm 2009 là 13,881,484 460 đồng với mức tăng trưởng đạt 18.3884%, và 2011 so với năm 2010 tăng 11,759,108,477 đồng
- Tài sản ngắn hạn:
Trong năm 2009 tài sản ngắn hạn có giá trị là 8,870,992,901 đồng chiếm tỷ trọng 11.51% trong tổng giá trị tài sản. Sang năm 2010 tài sản ngắn hạn tăng lên 9,479,814,898 đồng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng là 10.607%, năm 2011 chỉ chiếm 2.557% trong tổng tài sản nguyên nhân là do: tiền chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về mặt cơ cấu. Ở năm 2009 tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 0.927%, năm 2010 thì tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm 0.643% trong tổng giá trị tài sản còn năm 2011 chỉ chiếm 0.359%. Lượng tiền của năm 2010, 2011 tụt giảm một cách đáng kể, đây có thể là một trong những chiến lược tận dụng tiền của khách sạn.
Tỷ trọng hàng tồn kho không đồng đều giữa các năm (năm 2011: 0.102%, năm 2010: 0.361% và năm 2009: 0.021%). Về mặt kết cấu thì hàng tồn kho năm 2009 chiếm tỷ trọng 0.021% và sang năm 2010 tăng lên 0.361% tức đã tăng 0.34% về mặt kết cấu nhưng năm 2011 lại giảm xuống 0.102%. Nguyên nhân là do khách sạn cần một lượng hàng lớn để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra các tài sản ngắn hạn khác của năm 2010 so với năm 2009 tăng 264,005,013 đồng còn năm 2011 bị giảm xuống 181,099,963 đồng cho thấy sự phát triển không ổn định của khách sạn trong ba năm vừa qua. Khách sạn cần có những biện pháp khắc phục kịp thời để tạo niềm tin cho du khách trong nước và quốc tế.
Các khoản phải thu: tổng các khoản phải thu tăng 451,891,130 đồng. Trong các khoản phải thu, phải thu khác không đổi nhưng phải thu khách hàng tăng
2,123,379,395 đồng. Tổng hợp mức tăng giảm các khoản phải thu đã làm phải thu tăng.
Về khoản phải thu khách hàng: là một khoản chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu, cũng như tổng tài sản của khách sạn. Điều này cho thấy khách sạn bị khách hàng chiếm dụng vốn là tương đối lớn. Trong năm 2010 tỷ trọng khoản phải thu khách hàng tăng so với năm 2009 là 26.695% nguyên nhân lý giải điều này là do trong năm khách sạn đã mở rộng thêm được thị trường mới để khai thác nguồn khách hàng. Để tạo và duy trì những mối quan hệ mới và lâu dài đòi hỏi Khách sạn cần thông thoáng hơn trong chính sách tín dụng thương mại. Tuy nhiên đó cũng là bất lợi đối với Khách sạn cần nhiều vốn cho hoạt động của mình. Thiết nghĩ khách sạn cần có những biện pháp để thúc đầy việc thu hồi nợ của khách hàng. Đặc biệt năm 2011 khách sạn giảm tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng xuống 1.835% trong tổng tài sản cho thấy khách sạn đã co những biện pháp khắc phục kịp thời để tạo ra vốn đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Về khoản phải thu khác: trong đó bao gồm khoản tạm ứng, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, phải thu khác.
Giá trị các khoản phải thu khác năm 2010 so với năm 2009 không thay đổi. Nhân tố chủ yếu làm giảm giá trị các khoản phải thu là do khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn giảm, chứng tỏ uy tín của Khách sạn trong các quan hệ tài chính được giữ vững, đó là một thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách sạn trong tương lai.
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010 so với 2009 giảm 17.888%, năm 2011 so với năm 2010 giảm 211,050,841 đồng tương ứng với 36.75% mức giảm này cho thấy hoạt động cần thanh toán tức thời của khách sạn không được đáp ứng tốt, thể hiện mức luân chuyển thuần giảm. Chứng tỏ khách sạn đã sử dụng tiền vào các hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả.
Tổng hợp mức tăng giảm của hai chỉ tiêu trên là nguyên nhân chủ yếu làm cho tài sản ngắn hạn tăng 608,821,997. Ngoài ra sự gia tăng của hàng tồn kho làm tổng tài sản tăng lên 18,048,691 tài sản ngắn hạn khác tăng làm tổng tài sản tăng 264,005,013.
- Tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn năm 2010 tăng so với năm 2009 là 4,674,202,430 đồng chiếm tỷ trọng 8.8454%. Về mặt kết cấu thì tài sản cố định năm 2009 chiếm tỷ trọng 70%
sang năm 2011 khách sạn đã đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn 77.102% về mặt kết cấu.
2.2.3. Phân tích kết cấu nguồn vốn tại hệ thống khách sạn Hồng Ngọc
2.2.3.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn
Cơ cấu tài sản thể hiện sự phân bổ nguồn lực của Doanh nghiệp, triển vọng phát triển trong tương lai của Doanh nghiệp tuy nhiên nếu nguồn lực hình thành trên các khoản đi chiếm dụng vốn là chủ yếu, thì đó là sự phát triển không bền vững. Do đó khi phân tích về tình hình tài chính cần thiết phải phân tích cơ cấu nguồn vốn. Từ phân tích cơ cấu nguồn vốn đánh giá khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của Doanh Nghiệp.
Dựa vào bảng cân đối kế toán của hệ thống Khách sạn Hồng Ngọc ta có bảng phân tích ( Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Nguồn vốn Giá trị % 2011 2010 2009 2011 2010 2009 NGUỒN VỐN 101,131,183,345 89,372,074,868 75,490,590,408 100 100 100 Nợ phải trả 69,704,544,575 58,825,178,934 65,757,897,867 68.945 65.821 87.107 Nợ ngắn hạn 48,168,103,593 26,825,178,934 25,510,120,441 47.629 30.015 33.792 Vay ngắn hạn 44,761,200,000 25,211,200,000 24,761,200,000 44.261 28.209 32.800 Phải trả cho người
bán 998,480,133 700,870,457 457,486,765 0.987 0.784 0.606 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 690,756,206 829,945,477 289,438,676 0.683 0.929 0.383 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 177,954,000 83,163,000 1,995,000 0.176 0.093 0.003 Nợ dài hạn 21,536,440,982 31,572,460,982 40,247,777,426 21.296 35.327 53.315 Vốn chủ sở hữu 31,426,638,770 30,974,434,952 9,732,692,541 31.075 34.658 12.893 Vốn đầu tư của chủ
sở hữu 27,800,000,000 27,800,000,000 6,800,000,000 27.489 31.106 9.008 Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 3,226,638,770 3,174,434,952 2,932,692,541 3.191 3.552 3.885
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hệ thống khách sạn Hồng Ngọc năm 2009, 2010 và 2011)
Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy năm 2009 cứ 100 đồng tài sản thì được tài trợ từ nợ phải trả là 87.107 đồng (trong đó nợ ngắn hạn là 33.792 đồng, nợ dài hạn là 53.317 đồng và vốn chủ sở hữu là 12.893 đồng.
Còn năm 2010 thì cứ 100 đồng tài sản thì được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 65.821 đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là 30.658 đồng, nợ dài hạn là 35.327 đồng và vốn chủ sở hữu là 34.658 đồng.
Trong năm 2011 thì cứ 100 đồng tài sản thì được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 68.945 đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là 47.629 đồng, nợ dài hạn là 21.296 đồng và vốn chủ sở hữu là 31.075 đồng.
Như vậy kết cấu nguồn vốn năm 2010 có sự thay đổi so với năm 2009 là: tỷ trọng nợ phải trả năm 2010 giảm 21.286% so với năm 2009 trong đó nợ ngắn hạn giảm đáng kể đến 3.777%. Về mặt kết cấu nợ dài hạn cũng giảm mạnh 17.99%. Còn nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 thì tăng so với năm 2009 là 21.765%. Nguyên nhân là do khách sạn đẩy mạnh quy mô hoạt động nên khách sạn đã đầu tư thêm cho vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên trong năm 2011 nợ phải trả lại tăng lên so với năm 2010 là 3.124% do khách sạn đã tăng mức sử dụng nợ ngắn hạn lên 47.629%, giảm vốn chủ sở hữu dẫn tới lợi nhuận chưa phân phối giảm 0.361% so với năm 2010.
2.2.3.2. Phân tích biến động nguồn vốn
Bảng 2.4: Bảng phân tích biến động nguồn vốn
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Nguồn vốn Giá trị Tăng giảm 2010/2009